BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 01/2024

Đăng lúc: 02/02/2024 (GMT+7)
100%

1.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

TRÍCH: NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/HU, NGÀY 08/12/2023CỦA BAN CHẤP HÀNH

ĐẢNG BỘ HUYỆN VỀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾUNĂM 2024

Ngày 07 tháng 12 năm 2023, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa XX) tổ chức Hội nghị lần thứ Hai mươi, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2023, mục tiêu năm 2024 như sau:

1. Mục tiêu chung

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút các dự án có tác động lan tỏa trên các lĩnh vực; chú trọng nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa xã hội, gắn với nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống nhân dân trên địa bàn; giữ vững ổn định quốc phòng, an ninh, tình hình cơ sở; tiếp tục xây dựng đảngtrong sạch,vững mạnh, nâng cao hiệu lực của chính quyền các cấp, hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; phấn đấu hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

* Chỉ tiêu kinh tế:

(1). Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 10,5% trở lên (tương đương 18% theo cách tính mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX), trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 4,23%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,57%; dịch vụ tăng 5,82%.

(2). Thu nhập bình quân đầu người đạt 65,2 triệu đồng.

(3). Tổng sản lượng lương thực đạt 106 nghìn tấn.

(4). Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tăng thêm 130ha.

(5). Giá trị sản phẩm trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 152 triệu đồng trở lên.

(6). Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 4.300 tỷ đồng trở lên.

(7). Tỷ lệ tăng thu ngân sách đạt 10% trở lên so với dự toán tỉnh giao; thu tiền sử dụng đất điều tiết ngân sách huyện đạt 200 tỷ đồng trở lên.

(8). Số doanh nghiệp mới được thành lập 85 doanh nghiệp.

(9). Có thêm 02 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 30 thôn NTM kiểu mẫu; 04 thôn thông minh; có thêm 15 sản phẩm OCOP.

(10). Tỷ lệ đô thị hóa đạt 27,14%.

(11). Tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa đạt 100%.

* Chỉ tiêu lĩnh vực văn hóa - xã hội:

(12). Tốc độ tăng dân số bình quân đạt 0,6%.

(13). Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động 23,5%.

(14). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 83%.

(15). Tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm là 100%, trong đó: tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao là 25%.

(16). Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 98,7%.

(17). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) còn 4,6%.

(18). Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên tổng dân số đạt 95%.

(19). Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn đạt 93%.

(20). Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,28% (theo chuẩn nghèo mới).

(21). Tỷ lệ xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị đạt tiêu chí kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt 40%.

* Chỉ tiêu môi trường:

(22). Tỷ lệ che phủ rừng đạt 1,24%.

(23). Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch là 75%.

(24). Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 93%.

* Về an ninh trật tự:

(25). Tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự 80% trở lên.

* Về xây dựng Đảng:

(26). Kết nạp 310 đảng viên trở lên.

(27). Số tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt tỷ lệ 90% trở lên.

Nguồn: Văn phòng Huyện ủy

TRÍCH: KẾ HOẠCH SỐ 172-KH/HU NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2023

CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY VỀ PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN NĂM 2024

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 28/5/2021 về “Tăng cường công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới”; Công văn số 861-CV/TU ngày 18/11/2022 về việc giao chỉ tiêu kết nạp đảng viên giai đoạn 2023 -2025; Công văn số 1383-CV/TU, ngày 18/12/2023 về việc giao chỉ tiêu kết nạp đảng viên năm 2024) và Kế hoạch số 117-KH/HU, ngày 25/11/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về phát triển đảng viên giai đoạn 2023-2025, Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên năm 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên để bổ sung lực lượng đảng viên có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện.

2. Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, thường xuyên của công tác xây dựng Đảng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tạo sự chuyển biến rõ rệt, nhằm tăng cường lực lượng, trẻ hóa đội ngũ đảng viên và tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị các cấp. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đảng viên tăng mạnh về số lượng, đồng thời phải đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng đảng viên theo quy định của Đảng. Kết quả phát triển đảng viên mới hằng năm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với tổ chức đảng, đảng viên và cá nhân người đứng đầu cấp ủy.

II. MỤC TIÊU

1. Bồi dưỡng cảm tình Đảng: 600 quần chúng ưu tú trở lên, trong đó:

- Quý I, II: 300 quần chúng;

- Quý III, IV: 300 quần chúng.

2. Kết nạp đảng viên mới: 322 đảng viên trở lên

Tập trung kết nạp đảng viên hàng quý, như sau:

- Quý 1: 110 đảng viên

- Quý 2: 110 đảng viên

- Quý 3: 92 đảng viên.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên trong công tác phát triển đảng

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức của các cấp ủy, các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên; xác định công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên.

Tuyên truyền để các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đoàn viên, hội viên và từng đảng viên nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc tạo nguồn, bồi dưỡng cảm tình Đảng, giúp đỡ quần chúng nâng cao nhận thức về Đảng và xác định động cơ đúng đắn để phấn đấu trở thành đảng viên là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thiết thực trong xây dựng Đảng của các địa phương, đơn vị.

2. Tăng cường chỉ đạo công tác bồi dưỡng cảm tình Đảng và kết nạp đảng viên

Căn cứ chỉ tiêu kết nạp đảng viên được Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, Kế hoạch số 101-KH/HU, ngày 21/9/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới; Ban Thường vụ Huyện ủy giao chỉ tiêu tạo nguồn cảm tình Đảng, chỉ tiêu kết nạp đảng viên cho các tổ chức cơ sở đảng năm 2024

Tập trung làm tốt công tác tạo nguồn, bồi dưỡng cảm tỉnh Đảng và kết nạp đảng viên từ hội viên, đoàn viên ưu tú, đoàn viên chuẩn bị lên đường nhập ngũ, công nhân, dân quân tự vệ, bộ đội xuất ngũ, chủ doanh nghiệp, học sinh trong các Trường trung học phổ thông và Trung tâm GDTX - GDNN.

3. Thực hiện nghiêm các quy định về kết nạp Đảng và công tác kiểm tra, giám sát việc kết nạp đảng viên

Các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện đúng quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét đề nghị kết nạp đảng viên theo Điều lệ Đảng; Quy định số 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về quy định thi hành Điều lệ Đảng; Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 28/9/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về hướng dẫn một số vấn đề về thi hành Điều lệ Đảng.

Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn cảm tình Đảng và phát triển đảng viên của các tổ chức cơ sở đảng và đoàn thể cấp huyện.

Nguồn: Văn phòng Huyện ủy

TIN TỨC -SỰ KIỆN NỔI BẬT

ỦY BAN MTTQ XÃ THIỆU CHÍNH ĐÃ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ XXIX, NHIỆM KỲ 2024-2029

Trong 2 ngày, 17 và 18/1/ 2024, Ủy ban MTTQ xã Thiệu Chính đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2024-2029. Đây là đơn vị đầu tiên được Ủy ban MTTQ huyện Thiệu Hóa chọn làm đại hội điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo Đại hội cho 24 đơn vị trên địa bàn huyện. Dự Đại hội có các đồng chí Lê Hồng Phong, Trưởng Ban phong trào UBMTTQ tỉnh; Đỗ Thế Bằng, phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Nguyễn Xuân Lai, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban dân vận, Chủ tịch UBMTTQ huyện, Nguyễn Tiến Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; Đại diện Ban tổ chức Huyện ủy, Thường trực UBMTTQ huyện; Các đồng chí Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo HĐND, UBND, Trưởng các ngành, đoàn thể, Giám đốc HTXDVNN, Trưởng trạm y tế, Hiệu Trưởng các nhà trường; Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn và 89 đại biểu tiêu biểu ở 6 khu dân cư trong toàn xã.

Qua 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ xã nhiệm kỳ 2019-2024, hoạt động MTTQ xã Thiệu Chính đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực và khẳng định bằng những việc làm thiết thực như: Tập trung làm tốt có hiệu quả công tác phối hợp vận động Nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước nhất là cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” nên đạt được nhiều thành tích phấn khởi. Khối đại đoàn kết trong xã tiếp tục được củng cố và phát triển là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo ổn định tình hình chính trị của địa phương, phát huy dân chủ, huy động nguồn lực để thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Hệ thống MTTQ từ xã đến khu dân cư , thành viên của Mặt trận hoạt động ngày càng có hiệu quả, quan hệ giữa Mặt trận với Đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức thành viên và Nhân dân được coi trọng, qua hoạt động, vị trí, vai trò, uy tín của hệ thống MTTQ xã và Ban công tác mặt trận ở các khu dân cư được nâng lên.

Trong 5 năm các hộ dân trong toàn xã đã hiến 754m2đất để làm đường giao thông; xây dựng, nâng cấp 2,3km đường giao thông nông thôn; làm mới 3,8km rãnh thoát nước các thôn; cải tạo, sửa chữa mua sắm trang thiết bị 6 nhà văn hóa thôn và trung tâm thể thao của xã; có 8 điểm ở 6 thôn lắp đặt các dụng cụ luyện tập thểdục, thể thao ngoài trời. Nhân dân đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang được 12km tường rào mẫu, nhiều gia đình làm trên 100 mét tường rào… Hiện xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao. Qua tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, có 1.223 hộ được lấy phiếu hài lòng, đạt 91,5%. Bình xét hàng năm có từ 85 - 92% gia đình ở các khu dân cư đạt tiêu chí gia đình văn hóa, gia đình ông bà, cha mẹ, con cháu hiếu thảo, có 6/6 khu dân cư đạt văn hóa.

MTTQ và các tổ chức thành viên đã ký kết chương trình phối hợp vận động hội viên, đoàn viên và Nhân dân ở các khu dân cư tích cực tham gia giữ gìn và xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp - văn minh. Các khu dân cư đã tổ chức được các tổ thu gom rác thải về hố rác tập trung của xã và đã ký hợp đồng với Công ty Môi trường vận chuyển rác thải ra ngoài địa bàn.

Ủy ban MTTQ xã đã tích cực vận động Nhân dân đóng góp quỹ "Vì người nghèo" với số tiền 80 triệu đồng; cùng với nguồn hỗ trợ của MTTQ huyện, tỉnh, kêu gọi các doanh nghiệp ủng hộ, làm mới được 15 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ khó khăn với số tiền gần 500 triệu đồng. Ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ trên 40 triệu đồng, hỗ trợ, ủng hộ quỹ COVID-19 số tiền 115 triệu đồng; ủng hộ nhu yếu phẩm đồng bào TP Hồ Chí Minh gần 90 triệu đồng; ủng hộ con em Thiệu Hóa đang học tập, sinh sống tại TP Hồ Chí Minh gần 50 triệu đồng; ủng hộ học sinh nghèo gần 10 triệu đồng. Nhân dịp Tết cổ truyền hàng năm MTTQ xã đã kêu gọi Hội đồng hương các tỉnh phía Nam, các doanh nhân và MTTQ cấp trên tặng trên 600 suất quà, mỗi suất 500 nghìn đồng cho các gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình khó khăn hoạn nạn... MTTQ quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; hoạt động giám sát, phản biện xã hội,tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng Đảng, chính quyền được triển khai thực hiện với quy trình ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn…

Tại đại hội các đại biểu đã tham gia thảo luận, nghiêm túc kiểm điểm và thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong phương thức tổ chức, hoạt động của Ủy ban MTTQ xã Thiệu Chính nhiệm kỳ 2019 - 2024, đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024 - 2029 với 3 nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá và 6 chương trình hành động sát với tình hình thực tế tại địa phương nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; phát huy vai trò nòng cốt chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội, thực hành dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; góp phần xây dựng xã Thiệu Chính đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào năm 2024 và giữ vững vị trí trong tốp dẫn đầu toàn huyện.

Với chủ đề Đoàn kết- Dân chủ- Đổi mới - Phát triển, Đại hội đã hiệp thương dân chủ cử 35 đồng chí tham gia Ủy ban MTTQ xã Thiệu Chính nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ông Nguyễn Huy Đức được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đại hội cũng đã hiệp thương cử 5 đại biểu tham dự Đại hội MTTQ huyện Thiệu Hóa nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Thanh An

MÔ HÌNH “NHÀ SẠCH - VƯỜN ĐẸP”

GÓP PHẦN THAY ĐỔI DIỆN MẠO VÙNG NÔNG THÔN THIỆU HÓA

Việc thực hiện hiệu quả mô hình “nhà sạch - vườn đẹp” của Hội Cựu Chiến binh huyện Thiệu Hóa đã góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao tại địa phương.

Sau một thời gian ngắn của Hội Cựu Chiến binh huyện Thiệu Hóa phát động, mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp” đã được thực hiện thí điểm đầu tiên tại xã Thiệu Chính đã có nhiều kết quả. Hội Cựu Chiến binh xã Thiệu Chính đã phát triển thành phong trào được thực hiện tại thôn Dân Tài và thôn Quyền Sinh tuyên truyền cho hội viên Cựu Chiến binh xây dựng mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp”, thu gom phân loại rác thải. Đến nay, xã Thiệu Chính đã có 90 gia đình hội viên Cựu Chiến binh có “Nhà sạch - vườn đẹp”. Khi thực hiện mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp”, việc thu xếp, vệ sinh nhà cửa của người dân đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn sạch đẹp, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, phân loại và xử lý rác thải... Phía trước nhà chỉ để trồng rau, hoa và cây cảnh nên nhà ở đã trở nên đẹp hơn, sạch sẽ và vệ sinh.

Để triển khai xây dựng mô hình một cách hiệu quả, Hội Cựu Chiến binh xã Thiệu Chính đã tổ chức cho cán bộ, hội viên việc tuyên truyền việc triển khai thực hiện xây dựng mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp”, tham quan thực tế mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp” tại các xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu và tập huấn kiến thức bảo vệ môi trường, phân loại rác thải cho các hộ dân đang thực hiện mô hình một cách hiệu quả.

Thực hiện mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp” các hộ gia đình đã tiến hành sửa lại nhà, xây lại cổng, ngõ, bờ rào, mua cây cảnh về trồng, thuê họa sỹ vẽ tranh bích họa trên tường. Khu vực phơi quần áo, nấu ăn, chăn nuôi được quy hoạch thành khu riêng ở phía sau nhà, phía trước nhà chỉ để trồng rau, hoa và cây cảnh nên nhà ở đã trở nên đẹp hơn, sạch sẽ và vệ sinh. Tính thiết thực hiệu quả trong mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp” là có các tiêu chí cam kết thực hiện liên quan đến các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, như: Tiêu chí (9) nhà ở dân cư, (11) Hộ nghèo, 14 (giáo dục), 15 (y tế), (17) môi trường, (19) an ninh, trật tự xã hội được giữ vững nên khi triển khai tại các thôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và bước đầu đã đạt kết quả

Thông qua công tác tuyên truyền từng bước thay đổi nhận thức người dân trong cải tạo vệ sinh môi trường; duy trì thường xuyên nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, xung quang nhà đã được vệ sinh, khơi thông cống, rãnh, chuồng trại nuôi nhốt gia súc vệ sinh sạch sẽ; đường làng ngõ xóm luôn được vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, nhận thức, ý thức, hành động, đời sống tinh thần của các hộ gia đình đã được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt là sự vào cuộc của người dân trong việc chung sức xây dựng nông thôn mới, nhà nhà thi đua cải tiến điều kiện sống, điều kiện sức khoẻ, điều kiện việc làm.

Về thôn Dân Tài xã Thiệu Chính, Anh Nguyễn Văn Hoàng hội viên Cựu Chiến binh cho biết: “Để xây dựngnông thôn mớivà mô hình nhà sạch vườn đẹp, gia đình tôi đã tiến hành trồng hoa, cây cảnh trước nhà, bờ tường rào tôi đã thuê hoạ sỹ dưới thành phố lên để vẽ tranh bích hoạ cho đẹp. Toàn bộ gia súc, gia cầm được gia đình tôi quy hoạch nuôi một khu riêng biệt ở sau nhà, phía trước nhà chỉ để xe, trồng hoa và cây cảnh”.

Cùng với Hội Cựu Chiến binh xã Thiệu Chính, Hội Cựu Chiến binh các xã trên địa bàn huyện Thiệu Hóa cũng “xắn tay” vào thực hiện mô hình “nhà sạch - vườn đẹp”. Cụ thể, như Hội Cựu Chiến binh Thiệu Viên đã triển khai trồng 2.000 cây mắt Ngọc; Hội Cựu Chiến binh xã Thiệu Thịnh trồng và chăm sóc 100 cây Nguyệt Quế, với số tiền đầu tư 15 triệu đồng; Hội Cựu Chiến binh xã Thiệu Duy vận động bà con nhân dân, con em làm ăn xa đóng góp tiền mua, lắp đặt hệ thống gần 70 chiếc Camera an ninh toàn xã, với số tiền gần 180 triệu đồng; Hội Cựu Chiến binh xã Thiệu Ngọc vận động được 100 triệu đồng để làm đường hoa chiều dài trên 500m.

Ông Lê Gia Đảm - Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh huyện chia sẻ: “Để tiếp tục nhân rộng mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp”, Hội Cựu Chiến binh từ huyện đến cơ sở tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và các tiêu chí của mô hình đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Hội thường xuyên thăm, hướng dẫn, đôn đốc các hộ tiếp tục chỉnh trang nhà cửa, quy hoạch lại vườn, xây dựng hệ thống tưới tiêu và các công trình phụ trợ khác theo quy hoạch đã được phê duyệt đảm bảo tiến độ thời gian... đồng thời tiếp tục nhân rộng nhiều mô hình như: công trình biến rác thải thành tiền tặng phụ nữ và trẻ em nghèo, trẻ mồ côi,thùng đựng rác thải hộ gia đình, tập huấn mô hình phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình, góp phần tích cực cùng địa phương xây dựng thành công xãnông thôn mớinâng cao”.

Hiện nay, mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp” đã đạt được kết quả nhất định, đem lại sự thay đổi tích cực cho đời sống nhân dân. Thời gian tới, các cấp hội sẽ tập trung tuyên truyền, vận động các hộ trong thôn, xã cùng nhau xây dựng “nhà sạch - vườn đẹp”, xây dựng nhà sạch vườn đẹp không chỉ đẹp về hình thức mà còn đem lại hiệu quả giá trị kinh tế cao từ các mô hình, từ đó phong trào được lan tỏa, sâu rộng trên toàn huyện. Với những cách thức triển khai hiệu quả, các tiêu chí Nhà sạch, vườn đẹp đã góp phần tích cực vào các tiêu chí của huyện thay đổi diện mạo vùng nông thôn Thiệu Hóa

Ban Biên tập

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Ngày nay,không gian mạng đã trở thành một không gian xã hội mới, nơi con người có thể thực hiện các hành vi giao tiếp, sáng tạo, lao động, sản xuất, tiêu dùng, học tập và vui chơi giải trí mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích to lớn, không gian mạng đang tạo ra các nguy cơ và thách thức đối với an ninh quốc gia, an ninh con người và trật tự, an toàn xã hội.

Không gian mạng là môi trường thuận lợi mà các thế lực thù địch thường lợi dụng để tiến hành các âm mưu, thủ đoạn chống phá nước ta. Chúng thường xuyên tiến hành các hoạt động trên không gian mạng để khai thác thông tin, nắm bắt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, tìm kiếm các bí mật quốc gia, bí mật quân sự nhằm tạo lợi thế trong quan hệ quốc tế; tác động vào chủ trương, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại và sẵn sàng gây sức ép khi cần thiết; đưa các thông tin sai lệch, phát tán quan điểm phản động, xuyên tạc, thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm gây bất ổn về chính trị, xã hội, gây tổn hại về kinh tế, quốc phòng, an ninh; bí mật kiểm soát hệ thống mạng, tạo thế trận, xâm hại chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc. Khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, chúng lợi dụng thế trận trên không gian mạng để tấn công gây rối loạn hệ thống thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, Quân đội; kích động biểu tình, bạo loạn nhằm tạo cớ để can thiệp quân sự. Khi xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược, các thế lực thù địch tiến hành tác chiến tấn công vào hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhằm làm tê liệt công tác lãnh đạo, chỉ huy, điều hành; phá hủy tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh, gây hoang mang tinh thần trong nhân dân và lực lượng vũ trang, tạo điều kiện cho các hoạt động quân sự, bạo loạn lật đổ, vũ trang khác để thực hiện các âm mưu đã đặt ra.

Bên cạnh các thủ đoạn chống phá quen thuộc như: sử dụng các trang mạng phản động có máy chủ đặt tại nước ngoài và các trang mạng xã hội để ngụy tạo các tài liệu, bài viết, các “Thư ngỏ”, “Đơn tố cáo”, “Tâm thư”... gây chú ý trong dư luận, các đối tượng còn hướng dư luận, tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng. Từ đó, đặt câu hỏi, bỏ ngỏ vấn đề để trộn lẫn thông tin thật, giả, kích thích tính hiếu kỳ, tò mò của cộng đồng mạng, lôi kéo người đọc truy cập vào các tờ báo điện tử và các trang mạng xã hội phản động, từ đó tác động, gây tâm lý nghi ngờ cho người đọc.Ngụy tạo thông tin,giả danh các trang mạng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước bằng cách cắt ghép hình ảnh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ cao cấp gắn với những phát ngôn gây “sốc” để đánh lạc hướng dư luận, tạo sự hoang mang cho người đọc. Sử dụng các trang mạng xã hội kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép, phá rối an ninh trật tự, kích động bạo loạn. Các thế lực thù địch tạo lập và huy động những tài khoản giả mạo kêu gọi, lôi kéo, kích động người dân tụ tập, biểu tình và có các hành vi vi phạm pháp luật.

Thống kê cho thấy, trung bình 01 tháng, các thế lực thù địch phát tán hơn 130.000 bài viết, video xuyên tạc lênInternet, mạng xã hội (tin giả, xấu độc chiếm trên 50%). Trong đó, có hơn 80.000 bài viết được phát tán trên mạng xã hội Facebook và khoảng 40.000 bài viết, video xuyên tạc từ các kênh mạng xã hội Youtube, blog cá nhân hoặc các kênh tin tức phản động. Hầu hết các tổ chức phản động đều xây dựng tài khoản trang (fanpage) của mạng xã hội Facebook, tổ chức thành các kênh truyền tải thông tin xấu độc, giao cho nhiều đối tượng quản lý, thường xuyên đăng bài, cập nhật thông tin từ các tỉnh, thành trên cả nước. Nổi bật là các trang phản động, như: “Nhật ký yêu nước”, “Dân làm báo”... mỗi ngày đăng tải hàng chục bài viết xuyên tạc, có những bài viết, video thu hút hơn 500.000 lượt bày tỏ cảm xúc, hơn 5.000 lượt chia sẻ và hơn 7.000 lượt bình luận. Ngoài ra, các tổ chức phản động còn triệt để khai thác tính năng “phát trực tuyến” của Youtube và Facebook làm công cụ phát tán thông tin xấu độc.

Để thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng, “Chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng và an ninh xã hội”, chúng ta cần thực hiện tốt một sốgiải pháp cụ thể:

Một là,thực hiện tốt công tác kiểm soát các thông tin xấu độc, kịp thời ngăn chặn, khóa, gỡ bỏ các thông tin này, hạn chế tối đa sự tiếp cận của người sử dụng mạng đối với thông tin xấu độc, phản động của các thế lực thù địch, cần hướng dẫn người sử dụng mạng xã hội các biện pháp bảo mật an toàn thông tin cá nhân, phổ biến đến người sử dụng mạng các mánh khóe mà các thế lực thù địch thường lợi dụng trên các trang mạng xã hội, các bài viết, hình ảnh có tính chất nhạy cảm, kích thích sự tò mò của người đọc, dẫn dắt người đọc tìm kiếm để qua đó cài đặt các phần mềm độc hại nhằm thu thập, đánh cắp thông tin của người đọc và phát tán các quan điểm phản động. Thực hiện tốt việc phân tích xu hướng, thời gian, thói quen sử dụng mạng xã hội, các nội dung tìm kiếm của công chúng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay để từ đó có các biện pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời.

Hai là, Các báo, tạp chí điện tử cần tăng cường mở mới và phát triển các chuyên trang, chuyên mục mang tính chuyên sâu vềđấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địchnhư chuyên mục: “Chống các quan điểm sai trái, thù địch”; “Sự kiện - bình luận”; “Nghiên cứu trao đổi”; “Diễn đàn”... Các chuyên mục cần vạch trần thực chất âm mưu, thủ đoạn“diễn biến hòa bình”của các thế lực thù địch, bản chất phản động, phản khoa học và tính chất nguy hiểm, tác hại của âm mưu, thủ đoạn đó. Đồng thời, khẳng định giá trị, tính chân lý, tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng mà nhân dân ta đang phấn đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng, bản chất tốt đẹp của chế độ...

Phát huy ưu thế của báođiện tử, các báo, tạp chí thực hiện giáo dục với những hình thức, phương pháp sinh động, đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng mang lại hiệu quả thiết thực như thơ, ca, họa, nhạc, truyện...; đưa tin người tốt việc tốt, việc tử tế để truyền tải các nội dung cần giáo dục…..

Balà, nâng cao ý thức chấp hành nghiêm pháp luật, các quy chế, quy định của người sử dụng mạng ở nước ta hiện nay. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với các cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, nhất làLuậtAn ninh mạng năm 2018. Luật An ninh mạng là cơ sở pháp lý quan trọng, giúp lực lượng chuyên trách xử lý những nguy cơ, thách thức từ không gian mạng kịp thời, hiệu quả; đồng thời,là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Đồng thời với việc tuyên truyền các nội dung trong Luật an ninh mạng, các cơ quan chức năng cần theo dõi, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng mạng.

Ban biên tập

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

BÁC HỒ VỚI TẾT CỔ TRUYỀN DÂN TỘC

Mỗi khi Tết đến, xuân về, nhớ đến Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam - là chúng ta nhớ đến những ứng xử tuyệt vời của Người đối với đồng bào và chiến sĩ cả nước.

Với Bác, mùa xuân có ý nghĩa đặc biệt đối với đất nước, dân tộc và từng người dân Việt Nam. Vì vậy, mỗi khi Tết đến Xuân về, Bác đều dành những lời thơ hay nhất, những lời ân cần nhất và cả những sự quan tâm thiết thực nhất đối với mọi người dân Việt Nam.

Suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, mỗi lần Tết đến, Xuân về Bác Hồ lại nghĩ đến dân, lo sao cho dân có một mùa Xuân ấm no, hạnh phúc. Trước Tết hàng tháng, Bác đã nhắc các cơ quan, các ngành, các địa phương chuẩn bị chu đáo cho dân đón Tết; nhắc văn phòng chuẩn bị thiếp "Chúc mừng năm mới" để kịp gửi đến những nơi xa xôi nhất, kể cả bộ đội ở các vùng rừng núi, hải đảo xa xôi và cán bộ công tác ở nước ngoài. Còn Bác có chương trình riêng cho mình và Bác thường tự mình chuẩn bị các việc đó.

Đầu tiên, Bác tìm ý thơ cho bài thơ mừng năm mới. Những bản thảo còn lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh cho thấy, viết mỗi bài thơ Người cũng dày công và kỹ lưỡng như thế nào. Có thể vì thế, những bài thơ chúc Tết của Người luôn vượt qua khuôn khổ những bài thơ chúc Tết đơn thuần. Lời thơ của Bác thật dung dị, nhưng sâu lắng hồn sông núi, là lời hiệu triệu, lời hịch giục giã quân và dân cả nước tiến lên giành thắng lợi, để “xuân này hơn hẳn mấy xuân qua”.

Và cuối cùng là một chương trình đi thăm và chúc Tết đồng bào, chiến sĩ - một chương trình riêng mà chỉ Bác và các đồng chí cảnh vệ biết. Đối với Bác, việc đi thăm và chúc Tết đã thành nếp, bởi Bác cho rằng, đây là cơ hội tốt để hiểu được đầy đủ đời sống của nhân dân và cũng là niềm vui, hạnh phúc của người “đầy tớ của nhân dân” khi được tiếp xúc và nghe họ nói về mơ ước, khát vọng và niềm tin của mình về một năm mới đang gõ cửa từng nhà.

Bác vẫn thường nói: "Đấu tranh giành được độc lập rồi nhưng chỉ độc lập thực sự khi nhân dân được hưởng ấm no hạnh phúc". Vì quan niệm về độc lập, về sự ấm no hạnh phúc của nhân dân đơn giản nhưng sâu sắc ấy mà kể từ khi nước nhà được khai sinh cho đến khi Bác đi vào cõi vĩnh hằng, gần như năm nào Bác cũng đi chúc tết đồng bào. Xuất phát từ tình thương bao la của Người, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Bác với người lao động, đặc biệt là người nghèo, đầy xúc động và ấm tình người.

Trong Tết Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nước vừa thoát khỏi hơn 80 năm dưới ách thực dân, Bác đã viết thư gửi thế hệ thanh niên: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”; và căn dặn các cháu phải thực hành đời sống mới, phải hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ… để trở nên những công dân mới, xứng đáng với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm Ất Mùi 1955 là Tết Nguyên đán đầu tiên Bác ở thủ đô Hà Nội sau chín năm trường kỳ kháng chiến thắng lợi. Ngày mồng một Tết, Bác đi thăm công trường xây dựng đập nước Bắc Thái và công trường xây dựng tuyến đường sắt Mục Nam quan.

Nhiều cuộc gặp gỡ giữa Bác với người dân diễn ra đầy xúc động. Điển hình như cuộc gặp của Bác với anh em trường thương binh hỏng mắt Hà Nội trong đêm giao thừa Tết Bính Thân 1956 và cuộc gặp giữa Bác với chị Nguyễn Thị Tín, một lao động nghèo ở phố Hàng Chĩnh, Hà Nội trong đêm 30 Tết Canh Tý 1960.

Hay, đêm giao thừa Tết Đinh Dậu 1957, Bác đã cùng đón Tết với các gia đình công nhân của nhà máy điện Yên Phụ. Cả khu lao động như trong ngày hội với hai niềm vui lớn: được đón Tết trong các căn hộ mới và được vinh dự đón Bác Hồ đến thăm.

Những câu chuyện thân tình, cởi mở giữa Bác và công nhân các nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, Dệt kim Đông Xuân và Nhà máy Rượu Hà Nội vào đúng sáng mồng một Tết Tân Sửu 1961 đã làm cho Bác rất vui vì biết được đời sống của công nhân ít nhiều đã được cải thiện.

Mồng một Tết Kỷ Dậu 1969, Bác đến sân bay Bạch Mai thăm Quân chủng phòng không không quân. Sau đó, Bác đến xã Vật Lại (huyện Ba Vì) khai xuân và trồng cây trên đồi của xã. Đây là cái Tết cuối cùng nhân dân ta được đón Tết cổ truyền với Bác Hồ kính yêu. Bác khuyên khi mùa xuân tới, mỗi người nên trồng một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp. Từ đó, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới của dân tộc ta trong những ngày xuân

Banbiên tập

THÔN ĐẮC CHÂU 1 XÃ TÂN CHÂUHỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC

Thôn Đắc Châu 1 xã Tân châu có tổng diện tích là 174ha, với tổng dân số là 213 hộ với 815 nhân khẩu thôn có nghề truyền thống bánh đa, bánh đa nem tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong thôn và cho thu nhập ổn định, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao bộ mặt nông thôn được đổi mới. Thôn được công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022.

Thực hiện Kết luận số 01 của bộ chính trị về “ tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.” Trong những năm qua cán bộ và nhân dân trong thôn luôn xây dựng bản cam kết tu dưỡng rèn luyện hàng năm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Hồ Chí Minh có lập trường tư tưởng kiên định vững vàng, giữ vững phẩm chất, bản lĩnh chính trị luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chấp hành tốt quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như những quy định của địa phương. Thực hiện tốt “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Thực hiện tốt tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TW 4 khóa XI, XII, XIII. Cán bộ, đảng viên không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, đấu tranh với những biểu hiện chia rẻ, bè phái, làm mất đoàn kết nội bộ.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thôn luôn đoàn kết xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình, giữ vững mối đoàn kết, tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết của cấp ủy đề ra, Có tinh thần trách nhiệm cao, cấp ủy chi bộ chỉ đạo cùng với đảng viên và nhân dân luôn tổ chức thực hiện tốt các phong trào của địa phương. như tham gia văn nghệ chào mừng các sự kiện trọng đại trong địa phương, đất nước, tham gia cùng với xã thực hiện vận động nhân chung tay xây dựng nông thôn mới, tổ chức kêu gọi nhân dân quyên góp ủng hộ đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của thôn, năm 2021, năm 2022 chi bộ và thôn được Đảng, chính quyền công nhận Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm tạo sự đoàn kết thống nhất trong công tác lãnh đạo chi bộ, tạo sự đồng thuận nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng phong trào phát triển kinh tế - xã hội của thôn ngày càng vững mạnh.

Trong những năm qua cán bộ đảng viên và nhân dân trong thôn tích cực tham gia đóng góp xây dựng thôn như: hiến đất mở rộng đường với 5 hộ, tổng diện tích 160m2. Đóng góp, ủng hộ xây dựng tuyến đường bê tông dài 200m, rộng 3,5m với số tiền trị giá trên 150 triệu đồng (trong đó nhân dân đóng góp bằng 100 triệu đồng còn lại kêu con em xa quê và những người hảo tâm đóng góp). Xây dựng điện sáng khu công cộng với trị giá 300 triệu đồng. Tiếp tục chỉnh trang xây dựng khu Trung tâm Văn hóa thôn, đổ bê tông khuôn viên nhà văn hóa, xây dựng bồn hoa cây cảnh trị giá trên 240 triệu đồng, tu sửa cống rãnh trong thôn với trị giá trên 150 triệu đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. Đầu tư xây dựng cổng làng trị giá 170 triệu đồng, mua sắm dụng cụ thể thao ngoài trời, mua thùng đựng rác thải tại hộ, đặt tên đường, biển số nhà trị giá trên 200 triệu đồng, xây dựng tường rào mẫu 975m2 trị giá 374 triệu đồng. Trong thôn có 70 hộ làm nghề truyền thống bánh Đa, Bánh Đa nem thu nhập bình quân mỗi lao động 10 triệu đồng/tháng.

Đến nay trong thôn không còn hộ nghèo và cận nghèo. Thôn xây dựng thành công 15 tiêu chí về đích thôn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022. Hàng năm thôn kẻ vẽ, trang trí, pano appic tuyên truyền trong nhân dân học tập làm theo tử tưởng, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh. Với nội dung tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, kêu gọi cán bộ và nhân dân lắp đặt hệ thống camara an ninh. Tuyên truyên vận động thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại xã và tại huyện luôn nêu cao tinh thần lên đường nhập ngũ làm nhiệm vụ, hàng năm thôn luôn có 1-2 thanh niên lên đường nhập ngũ. Tuyên truyền nhân dân luôn nêu cao tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm; trong thôn hàng năm không có vụ việc nào phức tạp xảy ra, kêu gọi nhân dân chấp hành nghiêm các luật lệ khi tham gia giao thông. Tuyên truyền những việc làm sáng tạo, hiệu quả theo tư tưởng đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh trước tập thể và trước nhân dân, để cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân xem xét, kiểm tra, giám sát, thẩm định.

Đã gắn các nội dung học tập làm theo Bác. Hằng năm chi bộ xây dựng kế hoạch, cam kết của tập thể, nội dung do chi bộ lựa chọn phù hợp với tính chất, đặc điểm lĩnh vực hoạt động, đồng thời phải kiểm điểm việc chấp hành và thực hiện các nội dung cam kết. Yêu cầu các đồng chí cán bộ đảng viên phải xây dựng, cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, công tác để giáo dục, rèn luyện và nghiêm túc thực hiện. Thường xuyên, định kỳ tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cam kết nội dung học tập và làm theo. Đặc biệt là kiểm tra, giám sát từ việc dự các buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ, hướng dẫn, uốn nắn, kịp thời bổ sung các nội dung sinh hoạt gắn với các nội dung học tập. Thông qua việc tổ chức tổng kết đánh giá, xếp loại, khen thưởng cán bộ, đảng viên, cuối năm, gắn với biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, thực sự tiêu biểu, điển hình việc học tập và làm theo Bác, và phải được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân thừa nhận.

Với những thành tích đã đạt được cán bộ và nhân dân Thôn Đắc Châu 1 xã Tân Châu vinh dự được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn (2021-2023).

Ban Biên tập

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

THIỆU NGỌC LAN TỎA PHONG TRÀO HIẾN ĐẤT

MỞ ĐƯỜNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Hưởng ứng phong trào thi đua chung sức XDNTM, xã Thiệu Ngọc đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự nguyện hiến đất, góp sức mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh. Từ đó, kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng khang trang, người dân thuận tiện sinh hoạt, giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế, góp phần làm cho diện mạo quê hương ngày thêm khởi sắc.

Người dân xã Thiệu Ngọc tự nguyện hiến đất mở rộng đường giao thông. Trước kia, những con đường liên thôn của xã Thiệu Ngọc khá nhỏ hẹp, chiều rộng mặt đường chưa đạt, ảnh hưởng tới việc đi lại, giao thương của người dân cũng như quá trình XDNTM. Trước thực tế đó, đảng ủy, UBND xã luôn trăn trở tìm lời giải cho bài toán mở rộng đường giao thông, cùng với việc chỉnh trang, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Để thực hiện có hiệu quả phong trào, xã Thiệu Ngọc đã xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện, sau đó tổ chức họp bàn công khai đến các đơn vị, đoàn thể và từng hộ dân trên tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng”. Ban chỉ đạo xã đã chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; tranh thủ sự ủng hộ, hưởng ứng của những người có uy tín trong thôn, dòng họ vận động để các hộ dân hiểu rõ chính họ là người được hưởng lợi. Bên cạnh đó, ban chỉ đạo xã đã trực tiếp dự họp cùng chi bộ các thôn, xác định từng tuyến đường cần mở rộng để đưa ra giải pháp, bám sát địa bàn để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thuyết phục người dân tin tưởng, làm theo. Đồng thời, “đến từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, lợi ích thiết thực mang lại cho người dân khi mở rộng đường. Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Ngọc Trần Trung Kiên cho biết: Ban đầu, công tác tuyên truyền cũng gặp nhiều khó khăn do đất đai là tài sản giá trị lớn, việc hiến tặng một phần đất cha ông để lại cũng là điều trăn trở của không ít người. Tuy nhiên, sau nhiều lần gặp gỡ vận động, giải thích đã tạo sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng của toàn dân; không những thực hiện hiến đất, nhiều hộ còn góp thêm vật liệu, ngày công, sẵn sàng chặt cây, phá bỏ công trình tường rào của gia đình để mở rộng đường giao thông.

Điển hình cho phong trào này là gia đình chị Lê Thị Xuân, thôn Chẩn Xuyên 2. Mặc dù gia đình đã xây tường rào, cổng nhà kiên cố nhưng sau khi được UBND xã vận động, tuyên truyền nên gia đình đã quyết định hiến 40m2đất ở để mở rộng đường nội thôn. Hiện nay tuyến đường đã hoàn thành, gia đình chị Xuân tự bỏ tiền xây lại tường rào, cổng ngõ, góp phần tạo cảnh quan khang trang, sạch đẹp.

Hay như gia đình các chị Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Thủy, thôn Tân Bình 2 và nhiều gia đình khác trong thôn, tuy cuộc sống còn khó khăn, dù biết “tấc đất tấc vàng” nhưng thực hiện phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm nên đã chủ động hiến đất làm đường vì mục đích chung xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp.

Thời gian qua, phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng đã và đang được cấp ủy, chính quyền xã Thiệu Ngọc quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, được Nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Nhờ sự chung tay của người dân, đến nay, người dân xã Thiệu Ngọc đã tham gia hiến 1.565m2đất. Đồng thời, từ nguồn lực huy động trong Nhân dân đã xây dựng mới cổng ngõ, tường rào, mương thoát nước, di dời cột điện; nhiều tuyến đường được trồng hoa, cây xanh, tạo môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Đó chính là những tiêu chí làm thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng chung sức của người dân, phong trào hiến đất XDNTM trên địa bàn xã Thiệu Ngọc đã và đang lan tỏa sâu rộng và phát triển mạnh mẽ. Để phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia XDNTM, nhất là với phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông; chú trọng công tác biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình để người dân noi theo, góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp, văn minh.

Cán bộ và nhân dân làng văn hóa Quốc Tuấn vinh dự được UBND huyện Vĩnh Bảo tặng Giấy khen, UBND thành phố Hải Phòng tặng Bằng khen về thành tích trong thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 3 năm (2011 - 2013).

BanBiên tập

ÔNG TRẦN NGỌC LAN

BÍ THƯ GƯƠNG MẪU, KHÉO DÂN VẬN

Ông Trần Ngọc Lan, Bí thư chi bộ, kiêm trưởng Tiểu khu 13 thị trấn Thiệu Hóa. Vốn là người nhiệt tình, năng động, năm 2000 ông được Đảng tín, dân tin đảm nhiệm Bí thư Chi bộ, kiêm trưởng Tiểu khu 13. Thấm nhuần lời dạy của Bác:“Công tác dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”,trước những nhiệm vụ mà cấp ủy và Nhân dân giao phó, ông Lan luôn không ngừng rèn luyện bản thân, tận tụy, hết lòng với công việc.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, ông Lan luôn động viên các đảng viên trong chi bộ gương mẫu đi đầu trong mọi việc, thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của Nhân dân trong tiểu khu; luôn nhiệt tình, tâm huyết, gương mẫu trong công việc, khéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện nghiêm túc mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo được khối đại đoàn kết vững chắc trong mọi tầng lớp Nhân dân, góp phần xây dựng tiểu khu 13 sớm về đích kiểu mẫu, tiểu khu thông minh, khu dân cư văn minh, sáng xanh - sạch - đẹp.

Để nói cho người dân hiểu và thực hiện triển khai một cách thuận lợi, bản thân Ông không nói suông mà vừa nói vừa làm từ những việc nhỏ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn. Ông cùng với cấp ủy xác định phải dựa vào nội lực là chính, lấy sự tiên phong của đảng viên làm đòn bẩy. Các công việc thực hiện được ông đưa ra trong cuộc họp, lấy ý kiến dân chủ, thống nhất công khai. Khó khăn ở đâu cùng nhau tìm cách tháo gỡ, bất kể ngày hay đêm, ông đi đến từng nhà vận động tuyên truyền. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, tư tưởng trong dân dần được tháo gỡ, người dân đồng thuận “đường mở tới đâu, đất hiến tới đó", từ đó tạo được lòng tin trong Nhân dân. Khi tư tưởng đã thông, người dân nhận thức được người hưởng thụ chính là bản thân mình, họ đã tích cực tham gia đóng góp ngày công, tiền của, công sức, tự nguyện hiến đất, cây cối, các công trình phụ trợ trên đất để mở rộng đường giao thông.

Tiểu khu 13 có 317 hộ, 1.340 nhân khẩu thì có tới 34 hộ hiến đất với tổng diện tích lên tới hơn 400m2, tiêu biểu như các hộ: ông Nguyễn Văn Hồng 36m2, Lê Văn Hà 25m2, Lê Thị Ý 20m2... Các hộ không những hiến đất mà còn tự chủ động xây dựng lại tường rào, công trình phụ trợ của gia đình.

Ông Lan cùng với các tổ chức đoàn thể trong tiểu khu 13 đã tuyên truyền vận động các hộ xóa bỏ vườn tạp, tìm những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế. Đến nay nhiều mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp” được hình thành cho giá trị, tăng cường phát triển kinh doanh dịch vụ thương mại. Tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành tốt mọi chủ chương của Nhà nước, không vướng vào các tệ nạn xã hội, an ninh quốc phòng luôn giữ vững, góp phần sớm hoàn thành các tiêu chí đẫ đặt ra. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 75 triệu đồng/năm, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 96%, bảo hiểm y tế đạt 96%, nước sạch đạt 100%...

Bên cạnh đó, ông thể hiện rõ vai trò “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng từ người dân để kịp thời đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết. Đồng thời là một “hòa giải viên” tích cực, hòa giải nhiều vụ việc mâu thuẫn, vướng mắc, giúp vun đắp tình làng, nghĩa xóm đùm bọc và có trách nhiệm với nhau.

Với vai trò người đứng đầu chi bộ ông Lancùng Chi ủy tập trung lãnh đạo và xây dựng Chi bộ tiểu khu 13 nhiều năm liền tục hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ông cũng liên tiếp được công nhận là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhận được nhiều giấy khen của các cấp. Chi bộ nhiều năm liền là chi bộ trong sạch, vững mạnh... Những thành tích trên là kết quả của sự cố gắng, đoàn kết của tập thể, trong đó có sự đóng góp công sức không nhỏ của Bí thư Chi bộ kiêm trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm đầy nhiệt huyết. Với quyết tâm, đồng lòng, chung sức, ông cùng với Nhân dân tiểu khu 13 phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao đạt tiểu khu kiểu mẫu, khu dân cư thông minh trong năm 2023.

Ban Biêntập

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

MỘT MIỀN NON NƯỚC HỮU TÌNH

Xuôi theo sông Mã một chiều tháng 5 đầy gợi nhắc, gợi nhớ…

Nhìn cảnh vật đôi bờ, chợt nhớ đến một nhà văn tài hoa từng dùng thứ ngôn ngữ Tiếng Việt đầy kỳ diệu mà vẽ nên cái vẻ đẹp mông lung và kỳ ảo của dòng sông: "Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa". Sông Mã, sông Chu ở đây không đẹp vẻ đẹp dữ dằn và khắc nghiệt khi quăng mình qua ghềnh đá hiểm trở phía thượng nguồn, nơi nước tung xối xả và cái mũi khoan nước bén nhọn cứ hung hăng khoan vào bờ đá, ăn mòn hai bờ nó tràn qua. Sông Mã vùng hạ lưu, nhất là đoạn chảy qua huyện Thiệu Hóa, yên ả và bình thản đến kỳ lạ, tưởng chừng như đó vốn dĩ là bản tính từ bao đời nay của sông vậy. Thiệu Hóa vốn là một bán bình nguyên cũ, địa hình tương đối bằng phẳng, ít chia cắt, bởi vậy khi chảy qua đây, những vây nước sắc nhọn đã được mài mòn hết chỉ còn lại con nước hiền hòa, chậm rãi chảy xuôi về biển. Dòng nước mênh mang ôm ấp và bồi tụ nên đôi bờ sự sống. Hoa xoan đã rụng trắng lối, lẫn trong cái sắc xanh mướt mát của bãi mía, bãi dâu. Tiếng gà eo óc từ đâu vọng lại, tưởng chừng lạc lõng lại cứ vấn vít lấy từng vạt khói bếp. Mặt trời treo mình trên đỉnh núi, trải lên xóm làng cái sắc đỏ dịu cuối ngày. Một buổi chiều bình yên nơi làng quê hay một miền non nước hữu tình đầy thi ca nhạc họa. Tiếng ngư phú khua mái chèo gợi dậy tiềm thức trong con người một thời chưa xa. Tuổi thơ sinh ra từ làng, có mấy ai không tắm mình trên dòng sông, với cái thuở khúc sông bên lở bên bồi/ bên lở thì đói, bên bồi thì no.

Vật vả trong cuộc mưu sinh, những đứa trẻ rồi cùng lớn lên, có kẻ đi ra và thành đạt, có người ở lại với mảnh ruộng và cuộc sống lặng lẽ như nhịp chảy trôi của con nước mùa cạn. Sông Mã, sông Chu - con sông của những ẩn ức quá khứ, những câu chuyện thấm đẫm chất sống dung dị của hồn lúa, hồn khoai và hồn văn hóa mộc mạc trải ra từ sự sống ven bờ: Nhà tranh thôn nhỏ lặng lờ/ Chuông chùa văng vẳng đâu bờ bên kia/ Chông chênh bãi nổi trâu quỳ/ Tựa ghềnh ngư phủ chiều về ngóng mây. Đó là cuộc sống tự tại và thoát tục biết chừng nào. Nhưng sông Mã cũng là dòng sông của những câu truyện cổ tích thời hiện đại, ở đó nó sẽ kể ta nghe câu chuyện về một vùng đất từng nhiều lần chia tách và sáp nhập, đang vươn minh đầy mạnh mẽ và thuyết phục để viết nên thiên trường ca phát triển và đổi mới, cho riêng mình.

Lịch sử, dường như đã dành nhiều trang ưu ái cho mảnh đất Thiệu Hóa, khi nơi đây không chỉ là nơi phát tích của người Việt cổ mà còn là cái nôi hình thành của một trong những nền văn hóa rực rỡ bậc nhất dân tộc Việt. Những câu chuyện từ thuở hồng hoang của loài người đã được kể lại đầy sinh động và thuyết phục qua các di chỉ khảo cổ núi Đọ, núi Nuông. Đi từ thời đồ đá, với các mảnh tước, rìu đá dùng trong săn bắt, hái lượm; qua thời đại đồng thau với nhiều vật dụng bằng gốm nung như: nồi, vò, bát, đĩa... con người đã bước một bước dài hàng vạn năm để chuyển từ người nguyên thủy "ăn lông ở lỗ" sang lớp cư dân Cồn Chân Tiên làm cơ sở hình thành bộ Cửu Chân thuộc Nhà nước Văn Lang sau này. Đồng thời, từ văn hóa Cồn Chân Tiên, con người nơi đây đã mở dần cánh cửa để bước chân vào nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Việc người nguyên thủy chọn vùng núi Đọ, núi Nuông làm nơi quần tụ, chắc hẳn là bởi những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cuộc sống thời bấy giờ. Song, điều đáng nói và đáng quý hơn cả, những con người từ buổi đầu tiên ấy, trải qua cuộc đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt suốt hàng nghìn năm đã luôn gắn chặt cùng "mảnh đất được chọn" để tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ, đầy thuyết phục và đầy tính văn hóa.

Từ cái nôi của lịch sử và văn hóa ấy, cũng dễ hiểu vì sao Thiệu Hóa lại là mảnh đất của những danh nhân khoa bảng, anh hùng hào kiệt nức tiếng cổ kim, rạng ngời sử sách. Tiến trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, được bồi tụ từ sự xuất hiện và khẳng định tên tuổi, tài năng, đức độ của lớp lớp con người - nhân cách Việt cao cả. Trên cái nền rực rỡ ấy, Thiệu Hóa góp mặt với những cái tên "vô tiền khoáng hậu". Đó là Dương Đình Nghệ đã Dưỡng tam thiên nghĩa tử dĩ phục thù, hằng hắng kinh khí/ Chướng bát vạn hùng sư nhi xuất chiến, lẫm lẫm uy danh; đó là người phụ nữ trung liệt - Thái hậu Dương Vân Nga - người đã đặt lợi ích quốc gia làm trọng khi khoác áo hoàng quyền lên vai Thập đạo tướng quân Lê Hoàn; đó là người đã lấy chữ "hiền" mà đối đãi chúng nhân như tể tướng Nguyễn Quán Nho, để lại danh thơm muôn thuở; đó là người được mệnh danh là ông tổ của nền Sử học Việt Nam - nhà giáo mẫu mực, nhà Sử học bậc thầy Lê Văn Hưu - người đã bằng sự tinh anh và trí tuệ mẫn tiệp mà soạn nên bộ quốc sử đầu tiên "Đại Việt sử ký" lưu truyền hậu thế... Rồi hàng chục, hàng trăm tên tuổi đã tạc vào bia đá để hậu thế ngưỡng vọng. Đó là những cái tên của truyền thống yêu nước thương nòi, của tinh thần kiên trung, nhân nghĩa, trọng tình, hiếu học... đã được gây dựng và trao truyền để thế hệ hôm nay thừa hưởng và tiếp tục bồi đắp cho dày thêm và đẹp hơn. Đất và người Thiệu Hóa, với những tên tuổi lớn, những địa danh nổi tiếng, đã trở thành một chương thắm sắc trong cuốn biên niên sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt. Nhưng sẽ là khiếm khuyết khi không dành lời để nói về những con người "vô danh" nhưng hữu hình, đang hằng ngày sống và bằng những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam, đó là sự cần cù, chịu thương chịu khó, là tinh thần yêu lao động, yêu cuộc sống, là tình cảm láng giềng thủy chung, "lá lành đùm lá rách"... chính họ đã và đang thêu dệt nên gấm hoa sự sống, sự sinh sôi và phát triển cho mảnh đất này. Những con người bình dị đang hằng ngày sống và cả những hình ảnh từ quá khứ tưởng chừng đã "ngủ yên", có thể sẽ trở thành động lực để Thiệu Hóa vươn mình phát triển, song với điều kiện tiên quyết là biết biến những điều tưởng chừng như bình thường ấy trở thành lợi thế riêng.

Thiệu Hóa nức tiếng với nghề đúc đồng, tâm nghề là làng Trà Đông, các sản phẩm chính là tượng, chuông và đồ gia dụng phục vụ đời sống nhân dân, đồ đồng Trà Đông đã có mặt khắp tỉnh và thu hút nhiều làng xung quanh theo nghề hoặc cung cấp các dịch vụ làm nghề. Ngày nay, cùng với sự phục hồi các làng nghề truyền thống, nghề đúc đồng Thiệu Hóa đang ngày càng được biết đến, đặc biệt là qua trống đồng - một tặng phẩm rất đặc trưng của riêng xứ Thanh gửi đến bè bạn. Rồi thì “đẹp nhất là nhiễu Hồng Đô", lụa đũi Lai Duệ, cót nứa Kẻ Giàng, đồ gốm Kẻ Vồm, bánh đúc Chợ Go... Chỉ có tinh thần yêu lao động, yêu cuộc sống và bàn tay tài hoa, những người con của Thiệu Hóa mộc mạc chất phác ấy mới sáng tạo nên những sản phẩm thủ công độc đáo để làm đủ đầy hơn cho cuộc sống. Cùng với đó, đời sống văn hóa, tinh thần cũng được chính những người con quê hương, bằng ý thức sáng tạo và trí tuệ dân gian đã làm cho "giàu có" và ngày càng phong phú. Về Thiệu Hóa, dẫu không còn cảnh "từ thị thành thôn ấp đến sông núi khe ngòi, chùa nổi lên san sát, mái ngói xanh tiếp trời" - dấu tích của một thời Phật giáo cực thịnh; song vẫn còn đó hàng loạt những di tích lịch sử, danh thắng như là minh chứng sống động cho truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường, hiếu học và một bề dày văn hóa đặc sắc, với những dòng tôn giáo, tín ngưỡng chủ lưu cũng như lễ hội, phong tục, tập quán tốt đẹp vẫn luôn được gìn giữ. Về Thiệu Hóa không thể không đến những "Quốc miếu" vốn là nơi thờ các danh nhân, anh hùng hào kiệt như đền thờ Dương Đình Nghệ, đền thờ Lê Văn Hưu, đền thờ Trần Lựu, đên thờ Nguyễn Quán Nho...; hay thăm các chùa Hương Nghiêm, Đại Hùng, Thái Bình... Về Thiệu Hóa, hãy một lần hòa mình trong câu hát huê tình chèo chãi hay điệu múa đèn duyên dáng, trò Ngô sôi động... để cảm nhận về cuộc sống của cư dân nông nghiệp, cũng là để phần nào cảm nhận được những quan niệm, những triết lý nhân sinh rất mộc mạc, rất đời thường mà không kém phần sâu sắc.

Đi qua những khắc nghiệt của thiên nhiên và vô vàn biến thiên cùng lịch sử quê hương, đất nước, Thiệu Hóa đang bước những bước đầy mạnh mẽ và vững chắc bởi đôi chân của quá khứ - bề dày lịch sử và văn hóa đáng tự hào; cùng ý chí và quyết tâm đổi mới, của tinh thần đoàn kết và sáng tạo. Các nền văn minh thường khởi phát từ những dòng sông. Là nơi gặp gỡ và hội tụ của nhiều dòng sông nên ta càng thêm kỳ vọng được thấy, được nghe từ mảnh đất này câu ca kỳ diệu - "Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông" - đó là tiếng ca của cuộc sống bình yên, của no ấm và hạnh phúc. Đó cũng chính là sự kỳ vọng về một trang sử mới cho Thiệu Hóa, thật rạng rỡ và đầy tự hào!

Bút ký của Lê Dung

Nguồn: Thiệu Hóa quê ta

Về làng

Về làng mua lại tháng Giêng

Có con đò cứ chùng chiềng ngang sông.

Có hoa sim phất cánh hồng
Lay lay gió sớm đợi trông một người.

Chợ hôm đỏ chót mực mài

Có ai xin chữ mong dài tuổi xuân.

Có cau non với trầu nồng

Nhà bên đám cưới rắn rồng xe hoa.

Về làng chuộc chuyện đã xa

Cái đêm hát kịch lẻn ra sân đình.

Tiếng chầu vuốt ngón tay xinh

Ngập hồn quê lại "trốn tìm" nơi quê.

Cái khuya trăng sáng bên hè

Ngu ngơ chẳng nói rụt rè nỗi yêu.

Cái ngày nắng hửng đầu chiều

Xa rồi anh với phiêu diêu đợichờ

Vê làng viết mới câu thơ

Mạ non xanh lúa phất cờ tháng Giêng.

Kìa con chim khách không tên

Hót bên dậu biếc mà quên tiếng chào.

Trời trên cao, mây trên cao

Im nghe tiếng cỏ len vào mùa vui.

Chuông chùa khua động cõi đi

Bà tôi chống gậy lên đồi thắphương.

Nguồn: Thiệu Hóa quê ta
2.jpg

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 01/2024

Đăng lúc: 02/02/2024 (GMT+7)
100%

1.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

TRÍCH: NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/HU, NGÀY 08/12/2023CỦA BAN CHẤP HÀNH

ĐẢNG BỘ HUYỆN VỀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾUNĂM 2024

Ngày 07 tháng 12 năm 2023, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa XX) tổ chức Hội nghị lần thứ Hai mươi, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2023, mục tiêu năm 2024 như sau:

1. Mục tiêu chung

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút các dự án có tác động lan tỏa trên các lĩnh vực; chú trọng nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa xã hội, gắn với nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống nhân dân trên địa bàn; giữ vững ổn định quốc phòng, an ninh, tình hình cơ sở; tiếp tục xây dựng đảngtrong sạch,vững mạnh, nâng cao hiệu lực của chính quyền các cấp, hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; phấn đấu hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

* Chỉ tiêu kinh tế:

(1). Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 10,5% trở lên (tương đương 18% theo cách tính mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX), trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 4,23%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,57%; dịch vụ tăng 5,82%.

(2). Thu nhập bình quân đầu người đạt 65,2 triệu đồng.

(3). Tổng sản lượng lương thực đạt 106 nghìn tấn.

(4). Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tăng thêm 130ha.

(5). Giá trị sản phẩm trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 152 triệu đồng trở lên.

(6). Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 4.300 tỷ đồng trở lên.

(7). Tỷ lệ tăng thu ngân sách đạt 10% trở lên so với dự toán tỉnh giao; thu tiền sử dụng đất điều tiết ngân sách huyện đạt 200 tỷ đồng trở lên.

(8). Số doanh nghiệp mới được thành lập 85 doanh nghiệp.

(9). Có thêm 02 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 30 thôn NTM kiểu mẫu; 04 thôn thông minh; có thêm 15 sản phẩm OCOP.

(10). Tỷ lệ đô thị hóa đạt 27,14%.

(11). Tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa đạt 100%.

* Chỉ tiêu lĩnh vực văn hóa - xã hội:

(12). Tốc độ tăng dân số bình quân đạt 0,6%.

(13). Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động 23,5%.

(14). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 83%.

(15). Tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm là 100%, trong đó: tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao là 25%.

(16). Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 98,7%.

(17). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) còn 4,6%.

(18). Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên tổng dân số đạt 95%.

(19). Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn đạt 93%.

(20). Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,28% (theo chuẩn nghèo mới).

(21). Tỷ lệ xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị đạt tiêu chí kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt 40%.

* Chỉ tiêu môi trường:

(22). Tỷ lệ che phủ rừng đạt 1,24%.

(23). Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch là 75%.

(24). Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 93%.

* Về an ninh trật tự:

(25). Tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự 80% trở lên.

* Về xây dựng Đảng:

(26). Kết nạp 310 đảng viên trở lên.

(27). Số tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt tỷ lệ 90% trở lên.

Nguồn: Văn phòng Huyện ủy

TRÍCH: KẾ HOẠCH SỐ 172-KH/HU NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2023

CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY VỀ PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN NĂM 2024

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 28/5/2021 về “Tăng cường công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới”; Công văn số 861-CV/TU ngày 18/11/2022 về việc giao chỉ tiêu kết nạp đảng viên giai đoạn 2023 -2025; Công văn số 1383-CV/TU, ngày 18/12/2023 về việc giao chỉ tiêu kết nạp đảng viên năm 2024) và Kế hoạch số 117-KH/HU, ngày 25/11/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về phát triển đảng viên giai đoạn 2023-2025, Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên năm 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên để bổ sung lực lượng đảng viên có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện.

2. Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, thường xuyên của công tác xây dựng Đảng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tạo sự chuyển biến rõ rệt, nhằm tăng cường lực lượng, trẻ hóa đội ngũ đảng viên và tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị các cấp. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đảng viên tăng mạnh về số lượng, đồng thời phải đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng đảng viên theo quy định của Đảng. Kết quả phát triển đảng viên mới hằng năm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với tổ chức đảng, đảng viên và cá nhân người đứng đầu cấp ủy.

II. MỤC TIÊU

1. Bồi dưỡng cảm tình Đảng: 600 quần chúng ưu tú trở lên, trong đó:

- Quý I, II: 300 quần chúng;

- Quý III, IV: 300 quần chúng.

2. Kết nạp đảng viên mới: 322 đảng viên trở lên

Tập trung kết nạp đảng viên hàng quý, như sau:

- Quý 1: 110 đảng viên

- Quý 2: 110 đảng viên

- Quý 3: 92 đảng viên.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên trong công tác phát triển đảng

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức của các cấp ủy, các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên; xác định công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên.

Tuyên truyền để các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đoàn viên, hội viên và từng đảng viên nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc tạo nguồn, bồi dưỡng cảm tình Đảng, giúp đỡ quần chúng nâng cao nhận thức về Đảng và xác định động cơ đúng đắn để phấn đấu trở thành đảng viên là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thiết thực trong xây dựng Đảng của các địa phương, đơn vị.

2. Tăng cường chỉ đạo công tác bồi dưỡng cảm tình Đảng và kết nạp đảng viên

Căn cứ chỉ tiêu kết nạp đảng viên được Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, Kế hoạch số 101-KH/HU, ngày 21/9/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới; Ban Thường vụ Huyện ủy giao chỉ tiêu tạo nguồn cảm tình Đảng, chỉ tiêu kết nạp đảng viên cho các tổ chức cơ sở đảng năm 2024

Tập trung làm tốt công tác tạo nguồn, bồi dưỡng cảm tỉnh Đảng và kết nạp đảng viên từ hội viên, đoàn viên ưu tú, đoàn viên chuẩn bị lên đường nhập ngũ, công nhân, dân quân tự vệ, bộ đội xuất ngũ, chủ doanh nghiệp, học sinh trong các Trường trung học phổ thông và Trung tâm GDTX - GDNN.

3. Thực hiện nghiêm các quy định về kết nạp Đảng và công tác kiểm tra, giám sát việc kết nạp đảng viên

Các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện đúng quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét đề nghị kết nạp đảng viên theo Điều lệ Đảng; Quy định số 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về quy định thi hành Điều lệ Đảng; Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 28/9/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về hướng dẫn một số vấn đề về thi hành Điều lệ Đảng.

Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn cảm tình Đảng và phát triển đảng viên của các tổ chức cơ sở đảng và đoàn thể cấp huyện.

Nguồn: Văn phòng Huyện ủy

TIN TỨC -SỰ KIỆN NỔI BẬT

ỦY BAN MTTQ XÃ THIỆU CHÍNH ĐÃ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ XXIX, NHIỆM KỲ 2024-2029

Trong 2 ngày, 17 và 18/1/ 2024, Ủy ban MTTQ xã Thiệu Chính đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2024-2029. Đây là đơn vị đầu tiên được Ủy ban MTTQ huyện Thiệu Hóa chọn làm đại hội điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo Đại hội cho 24 đơn vị trên địa bàn huyện. Dự Đại hội có các đồng chí Lê Hồng Phong, Trưởng Ban phong trào UBMTTQ tỉnh; Đỗ Thế Bằng, phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Nguyễn Xuân Lai, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban dân vận, Chủ tịch UBMTTQ huyện, Nguyễn Tiến Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; Đại diện Ban tổ chức Huyện ủy, Thường trực UBMTTQ huyện; Các đồng chí Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo HĐND, UBND, Trưởng các ngành, đoàn thể, Giám đốc HTXDVNN, Trưởng trạm y tế, Hiệu Trưởng các nhà trường; Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn và 89 đại biểu tiêu biểu ở 6 khu dân cư trong toàn xã.

Qua 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ xã nhiệm kỳ 2019-2024, hoạt động MTTQ xã Thiệu Chính đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực và khẳng định bằng những việc làm thiết thực như: Tập trung làm tốt có hiệu quả công tác phối hợp vận động Nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước nhất là cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” nên đạt được nhiều thành tích phấn khởi. Khối đại đoàn kết trong xã tiếp tục được củng cố và phát triển là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo ổn định tình hình chính trị của địa phương, phát huy dân chủ, huy động nguồn lực để thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Hệ thống MTTQ từ xã đến khu dân cư , thành viên của Mặt trận hoạt động ngày càng có hiệu quả, quan hệ giữa Mặt trận với Đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức thành viên và Nhân dân được coi trọng, qua hoạt động, vị trí, vai trò, uy tín của hệ thống MTTQ xã và Ban công tác mặt trận ở các khu dân cư được nâng lên.

Trong 5 năm các hộ dân trong toàn xã đã hiến 754m2đất để làm đường giao thông; xây dựng, nâng cấp 2,3km đường giao thông nông thôn; làm mới 3,8km rãnh thoát nước các thôn; cải tạo, sửa chữa mua sắm trang thiết bị 6 nhà văn hóa thôn và trung tâm thể thao của xã; có 8 điểm ở 6 thôn lắp đặt các dụng cụ luyện tập thểdục, thể thao ngoài trời. Nhân dân đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang được 12km tường rào mẫu, nhiều gia đình làm trên 100 mét tường rào… Hiện xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao. Qua tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, có 1.223 hộ được lấy phiếu hài lòng, đạt 91,5%. Bình xét hàng năm có từ 85 - 92% gia đình ở các khu dân cư đạt tiêu chí gia đình văn hóa, gia đình ông bà, cha mẹ, con cháu hiếu thảo, có 6/6 khu dân cư đạt văn hóa.

MTTQ và các tổ chức thành viên đã ký kết chương trình phối hợp vận động hội viên, đoàn viên và Nhân dân ở các khu dân cư tích cực tham gia giữ gìn và xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp - văn minh. Các khu dân cư đã tổ chức được các tổ thu gom rác thải về hố rác tập trung của xã và đã ký hợp đồng với Công ty Môi trường vận chuyển rác thải ra ngoài địa bàn.

Ủy ban MTTQ xã đã tích cực vận động Nhân dân đóng góp quỹ "Vì người nghèo" với số tiền 80 triệu đồng; cùng với nguồn hỗ trợ của MTTQ huyện, tỉnh, kêu gọi các doanh nghiệp ủng hộ, làm mới được 15 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ khó khăn với số tiền gần 500 triệu đồng. Ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ trên 40 triệu đồng, hỗ trợ, ủng hộ quỹ COVID-19 số tiền 115 triệu đồng; ủng hộ nhu yếu phẩm đồng bào TP Hồ Chí Minh gần 90 triệu đồng; ủng hộ con em Thiệu Hóa đang học tập, sinh sống tại TP Hồ Chí Minh gần 50 triệu đồng; ủng hộ học sinh nghèo gần 10 triệu đồng. Nhân dịp Tết cổ truyền hàng năm MTTQ xã đã kêu gọi Hội đồng hương các tỉnh phía Nam, các doanh nhân và MTTQ cấp trên tặng trên 600 suất quà, mỗi suất 500 nghìn đồng cho các gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình khó khăn hoạn nạn... MTTQ quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; hoạt động giám sát, phản biện xã hội,tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng Đảng, chính quyền được triển khai thực hiện với quy trình ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn…

Tại đại hội các đại biểu đã tham gia thảo luận, nghiêm túc kiểm điểm và thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong phương thức tổ chức, hoạt động của Ủy ban MTTQ xã Thiệu Chính nhiệm kỳ 2019 - 2024, đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024 - 2029 với 3 nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá và 6 chương trình hành động sát với tình hình thực tế tại địa phương nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; phát huy vai trò nòng cốt chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội, thực hành dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; góp phần xây dựng xã Thiệu Chính đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào năm 2024 và giữ vững vị trí trong tốp dẫn đầu toàn huyện.

Với chủ đề Đoàn kết- Dân chủ- Đổi mới - Phát triển, Đại hội đã hiệp thương dân chủ cử 35 đồng chí tham gia Ủy ban MTTQ xã Thiệu Chính nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ông Nguyễn Huy Đức được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đại hội cũng đã hiệp thương cử 5 đại biểu tham dự Đại hội MTTQ huyện Thiệu Hóa nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Thanh An

MÔ HÌNH “NHÀ SẠCH - VƯỜN ĐẸP”

GÓP PHẦN THAY ĐỔI DIỆN MẠO VÙNG NÔNG THÔN THIỆU HÓA

Việc thực hiện hiệu quả mô hình “nhà sạch - vườn đẹp” của Hội Cựu Chiến binh huyện Thiệu Hóa đã góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao tại địa phương.

Sau một thời gian ngắn của Hội Cựu Chiến binh huyện Thiệu Hóa phát động, mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp” đã được thực hiện thí điểm đầu tiên tại xã Thiệu Chính đã có nhiều kết quả. Hội Cựu Chiến binh xã Thiệu Chính đã phát triển thành phong trào được thực hiện tại thôn Dân Tài và thôn Quyền Sinh tuyên truyền cho hội viên Cựu Chiến binh xây dựng mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp”, thu gom phân loại rác thải. Đến nay, xã Thiệu Chính đã có 90 gia đình hội viên Cựu Chiến binh có “Nhà sạch - vườn đẹp”. Khi thực hiện mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp”, việc thu xếp, vệ sinh nhà cửa của người dân đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn sạch đẹp, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, phân loại và xử lý rác thải... Phía trước nhà chỉ để trồng rau, hoa và cây cảnh nên nhà ở đã trở nên đẹp hơn, sạch sẽ và vệ sinh.

Để triển khai xây dựng mô hình một cách hiệu quả, Hội Cựu Chiến binh xã Thiệu Chính đã tổ chức cho cán bộ, hội viên việc tuyên truyền việc triển khai thực hiện xây dựng mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp”, tham quan thực tế mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp” tại các xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu và tập huấn kiến thức bảo vệ môi trường, phân loại rác thải cho các hộ dân đang thực hiện mô hình một cách hiệu quả.

Thực hiện mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp” các hộ gia đình đã tiến hành sửa lại nhà, xây lại cổng, ngõ, bờ rào, mua cây cảnh về trồng, thuê họa sỹ vẽ tranh bích họa trên tường. Khu vực phơi quần áo, nấu ăn, chăn nuôi được quy hoạch thành khu riêng ở phía sau nhà, phía trước nhà chỉ để trồng rau, hoa và cây cảnh nên nhà ở đã trở nên đẹp hơn, sạch sẽ và vệ sinh. Tính thiết thực hiệu quả trong mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp” là có các tiêu chí cam kết thực hiện liên quan đến các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, như: Tiêu chí (9) nhà ở dân cư, (11) Hộ nghèo, 14 (giáo dục), 15 (y tế), (17) môi trường, (19) an ninh, trật tự xã hội được giữ vững nên khi triển khai tại các thôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và bước đầu đã đạt kết quả

Thông qua công tác tuyên truyền từng bước thay đổi nhận thức người dân trong cải tạo vệ sinh môi trường; duy trì thường xuyên nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, xung quang nhà đã được vệ sinh, khơi thông cống, rãnh, chuồng trại nuôi nhốt gia súc vệ sinh sạch sẽ; đường làng ngõ xóm luôn được vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, nhận thức, ý thức, hành động, đời sống tinh thần của các hộ gia đình đã được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt là sự vào cuộc của người dân trong việc chung sức xây dựng nông thôn mới, nhà nhà thi đua cải tiến điều kiện sống, điều kiện sức khoẻ, điều kiện việc làm.

Về thôn Dân Tài xã Thiệu Chính, Anh Nguyễn Văn Hoàng hội viên Cựu Chiến binh cho biết: “Để xây dựngnông thôn mớivà mô hình nhà sạch vườn đẹp, gia đình tôi đã tiến hành trồng hoa, cây cảnh trước nhà, bờ tường rào tôi đã thuê hoạ sỹ dưới thành phố lên để vẽ tranh bích hoạ cho đẹp. Toàn bộ gia súc, gia cầm được gia đình tôi quy hoạch nuôi một khu riêng biệt ở sau nhà, phía trước nhà chỉ để xe, trồng hoa và cây cảnh”.

Cùng với Hội Cựu Chiến binh xã Thiệu Chính, Hội Cựu Chiến binh các xã trên địa bàn huyện Thiệu Hóa cũng “xắn tay” vào thực hiện mô hình “nhà sạch - vườn đẹp”. Cụ thể, như Hội Cựu Chiến binh Thiệu Viên đã triển khai trồng 2.000 cây mắt Ngọc; Hội Cựu Chiến binh xã Thiệu Thịnh trồng và chăm sóc 100 cây Nguyệt Quế, với số tiền đầu tư 15 triệu đồng; Hội Cựu Chiến binh xã Thiệu Duy vận động bà con nhân dân, con em làm ăn xa đóng góp tiền mua, lắp đặt hệ thống gần 70 chiếc Camera an ninh toàn xã, với số tiền gần 180 triệu đồng; Hội Cựu Chiến binh xã Thiệu Ngọc vận động được 100 triệu đồng để làm đường hoa chiều dài trên 500m.

Ông Lê Gia Đảm - Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh huyện chia sẻ: “Để tiếp tục nhân rộng mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp”, Hội Cựu Chiến binh từ huyện đến cơ sở tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và các tiêu chí của mô hình đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Hội thường xuyên thăm, hướng dẫn, đôn đốc các hộ tiếp tục chỉnh trang nhà cửa, quy hoạch lại vườn, xây dựng hệ thống tưới tiêu và các công trình phụ trợ khác theo quy hoạch đã được phê duyệt đảm bảo tiến độ thời gian... đồng thời tiếp tục nhân rộng nhiều mô hình như: công trình biến rác thải thành tiền tặng phụ nữ và trẻ em nghèo, trẻ mồ côi,thùng đựng rác thải hộ gia đình, tập huấn mô hình phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình, góp phần tích cực cùng địa phương xây dựng thành công xãnông thôn mớinâng cao”.

Hiện nay, mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp” đã đạt được kết quả nhất định, đem lại sự thay đổi tích cực cho đời sống nhân dân. Thời gian tới, các cấp hội sẽ tập trung tuyên truyền, vận động các hộ trong thôn, xã cùng nhau xây dựng “nhà sạch - vườn đẹp”, xây dựng nhà sạch vườn đẹp không chỉ đẹp về hình thức mà còn đem lại hiệu quả giá trị kinh tế cao từ các mô hình, từ đó phong trào được lan tỏa, sâu rộng trên toàn huyện. Với những cách thức triển khai hiệu quả, các tiêu chí Nhà sạch, vườn đẹp đã góp phần tích cực vào các tiêu chí của huyện thay đổi diện mạo vùng nông thôn Thiệu Hóa

Ban Biên tập

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Ngày nay,không gian mạng đã trở thành một không gian xã hội mới, nơi con người có thể thực hiện các hành vi giao tiếp, sáng tạo, lao động, sản xuất, tiêu dùng, học tập và vui chơi giải trí mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích to lớn, không gian mạng đang tạo ra các nguy cơ và thách thức đối với an ninh quốc gia, an ninh con người và trật tự, an toàn xã hội.

Không gian mạng là môi trường thuận lợi mà các thế lực thù địch thường lợi dụng để tiến hành các âm mưu, thủ đoạn chống phá nước ta. Chúng thường xuyên tiến hành các hoạt động trên không gian mạng để khai thác thông tin, nắm bắt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, tìm kiếm các bí mật quốc gia, bí mật quân sự nhằm tạo lợi thế trong quan hệ quốc tế; tác động vào chủ trương, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại và sẵn sàng gây sức ép khi cần thiết; đưa các thông tin sai lệch, phát tán quan điểm phản động, xuyên tạc, thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm gây bất ổn về chính trị, xã hội, gây tổn hại về kinh tế, quốc phòng, an ninh; bí mật kiểm soát hệ thống mạng, tạo thế trận, xâm hại chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc. Khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, chúng lợi dụng thế trận trên không gian mạng để tấn công gây rối loạn hệ thống thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, Quân đội; kích động biểu tình, bạo loạn nhằm tạo cớ để can thiệp quân sự. Khi xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược, các thế lực thù địch tiến hành tác chiến tấn công vào hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhằm làm tê liệt công tác lãnh đạo, chỉ huy, điều hành; phá hủy tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh, gây hoang mang tinh thần trong nhân dân và lực lượng vũ trang, tạo điều kiện cho các hoạt động quân sự, bạo loạn lật đổ, vũ trang khác để thực hiện các âm mưu đã đặt ra.

Bên cạnh các thủ đoạn chống phá quen thuộc như: sử dụng các trang mạng phản động có máy chủ đặt tại nước ngoài và các trang mạng xã hội để ngụy tạo các tài liệu, bài viết, các “Thư ngỏ”, “Đơn tố cáo”, “Tâm thư”... gây chú ý trong dư luận, các đối tượng còn hướng dư luận, tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng. Từ đó, đặt câu hỏi, bỏ ngỏ vấn đề để trộn lẫn thông tin thật, giả, kích thích tính hiếu kỳ, tò mò của cộng đồng mạng, lôi kéo người đọc truy cập vào các tờ báo điện tử và các trang mạng xã hội phản động, từ đó tác động, gây tâm lý nghi ngờ cho người đọc.Ngụy tạo thông tin,giả danh các trang mạng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước bằng cách cắt ghép hình ảnh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ cao cấp gắn với những phát ngôn gây “sốc” để đánh lạc hướng dư luận, tạo sự hoang mang cho người đọc. Sử dụng các trang mạng xã hội kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép, phá rối an ninh trật tự, kích động bạo loạn. Các thế lực thù địch tạo lập và huy động những tài khoản giả mạo kêu gọi, lôi kéo, kích động người dân tụ tập, biểu tình và có các hành vi vi phạm pháp luật.

Thống kê cho thấy, trung bình 01 tháng, các thế lực thù địch phát tán hơn 130.000 bài viết, video xuyên tạc lênInternet, mạng xã hội (tin giả, xấu độc chiếm trên 50%). Trong đó, có hơn 80.000 bài viết được phát tán trên mạng xã hội Facebook và khoảng 40.000 bài viết, video xuyên tạc từ các kênh mạng xã hội Youtube, blog cá nhân hoặc các kênh tin tức phản động. Hầu hết các tổ chức phản động đều xây dựng tài khoản trang (fanpage) của mạng xã hội Facebook, tổ chức thành các kênh truyền tải thông tin xấu độc, giao cho nhiều đối tượng quản lý, thường xuyên đăng bài, cập nhật thông tin từ các tỉnh, thành trên cả nước. Nổi bật là các trang phản động, như: “Nhật ký yêu nước”, “Dân làm báo”... mỗi ngày đăng tải hàng chục bài viết xuyên tạc, có những bài viết, video thu hút hơn 500.000 lượt bày tỏ cảm xúc, hơn 5.000 lượt chia sẻ và hơn 7.000 lượt bình luận. Ngoài ra, các tổ chức phản động còn triệt để khai thác tính năng “phát trực tuyến” của Youtube và Facebook làm công cụ phát tán thông tin xấu độc.

Để thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng, “Chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng và an ninh xã hội”, chúng ta cần thực hiện tốt một sốgiải pháp cụ thể:

Một là,thực hiện tốt công tác kiểm soát các thông tin xấu độc, kịp thời ngăn chặn, khóa, gỡ bỏ các thông tin này, hạn chế tối đa sự tiếp cận của người sử dụng mạng đối với thông tin xấu độc, phản động của các thế lực thù địch, cần hướng dẫn người sử dụng mạng xã hội các biện pháp bảo mật an toàn thông tin cá nhân, phổ biến đến người sử dụng mạng các mánh khóe mà các thế lực thù địch thường lợi dụng trên các trang mạng xã hội, các bài viết, hình ảnh có tính chất nhạy cảm, kích thích sự tò mò của người đọc, dẫn dắt người đọc tìm kiếm để qua đó cài đặt các phần mềm độc hại nhằm thu thập, đánh cắp thông tin của người đọc và phát tán các quan điểm phản động. Thực hiện tốt việc phân tích xu hướng, thời gian, thói quen sử dụng mạng xã hội, các nội dung tìm kiếm của công chúng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay để từ đó có các biện pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời.

Hai là, Các báo, tạp chí điện tử cần tăng cường mở mới và phát triển các chuyên trang, chuyên mục mang tính chuyên sâu vềđấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địchnhư chuyên mục: “Chống các quan điểm sai trái, thù địch”; “Sự kiện - bình luận”; “Nghiên cứu trao đổi”; “Diễn đàn”... Các chuyên mục cần vạch trần thực chất âm mưu, thủ đoạn“diễn biến hòa bình”của các thế lực thù địch, bản chất phản động, phản khoa học và tính chất nguy hiểm, tác hại của âm mưu, thủ đoạn đó. Đồng thời, khẳng định giá trị, tính chân lý, tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng mà nhân dân ta đang phấn đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng, bản chất tốt đẹp của chế độ...

Phát huy ưu thế của báođiện tử, các báo, tạp chí thực hiện giáo dục với những hình thức, phương pháp sinh động, đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng mang lại hiệu quả thiết thực như thơ, ca, họa, nhạc, truyện...; đưa tin người tốt việc tốt, việc tử tế để truyền tải các nội dung cần giáo dục…..

Balà, nâng cao ý thức chấp hành nghiêm pháp luật, các quy chế, quy định của người sử dụng mạng ở nước ta hiện nay. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với các cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, nhất làLuậtAn ninh mạng năm 2018. Luật An ninh mạng là cơ sở pháp lý quan trọng, giúp lực lượng chuyên trách xử lý những nguy cơ, thách thức từ không gian mạng kịp thời, hiệu quả; đồng thời,là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Đồng thời với việc tuyên truyền các nội dung trong Luật an ninh mạng, các cơ quan chức năng cần theo dõi, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng mạng.

Ban biên tập

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

BÁC HỒ VỚI TẾT CỔ TRUYỀN DÂN TỘC

Mỗi khi Tết đến, xuân về, nhớ đến Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam - là chúng ta nhớ đến những ứng xử tuyệt vời của Người đối với đồng bào và chiến sĩ cả nước.

Với Bác, mùa xuân có ý nghĩa đặc biệt đối với đất nước, dân tộc và từng người dân Việt Nam. Vì vậy, mỗi khi Tết đến Xuân về, Bác đều dành những lời thơ hay nhất, những lời ân cần nhất và cả những sự quan tâm thiết thực nhất đối với mọi người dân Việt Nam.

Suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, mỗi lần Tết đến, Xuân về Bác Hồ lại nghĩ đến dân, lo sao cho dân có một mùa Xuân ấm no, hạnh phúc. Trước Tết hàng tháng, Bác đã nhắc các cơ quan, các ngành, các địa phương chuẩn bị chu đáo cho dân đón Tết; nhắc văn phòng chuẩn bị thiếp "Chúc mừng năm mới" để kịp gửi đến những nơi xa xôi nhất, kể cả bộ đội ở các vùng rừng núi, hải đảo xa xôi và cán bộ công tác ở nước ngoài. Còn Bác có chương trình riêng cho mình và Bác thường tự mình chuẩn bị các việc đó.

Đầu tiên, Bác tìm ý thơ cho bài thơ mừng năm mới. Những bản thảo còn lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh cho thấy, viết mỗi bài thơ Người cũng dày công và kỹ lưỡng như thế nào. Có thể vì thế, những bài thơ chúc Tết của Người luôn vượt qua khuôn khổ những bài thơ chúc Tết đơn thuần. Lời thơ của Bác thật dung dị, nhưng sâu lắng hồn sông núi, là lời hiệu triệu, lời hịch giục giã quân và dân cả nước tiến lên giành thắng lợi, để “xuân này hơn hẳn mấy xuân qua”.

Và cuối cùng là một chương trình đi thăm và chúc Tết đồng bào, chiến sĩ - một chương trình riêng mà chỉ Bác và các đồng chí cảnh vệ biết. Đối với Bác, việc đi thăm và chúc Tết đã thành nếp, bởi Bác cho rằng, đây là cơ hội tốt để hiểu được đầy đủ đời sống của nhân dân và cũng là niềm vui, hạnh phúc của người “đầy tớ của nhân dân” khi được tiếp xúc và nghe họ nói về mơ ước, khát vọng và niềm tin của mình về một năm mới đang gõ cửa từng nhà.

Bác vẫn thường nói: "Đấu tranh giành được độc lập rồi nhưng chỉ độc lập thực sự khi nhân dân được hưởng ấm no hạnh phúc". Vì quan niệm về độc lập, về sự ấm no hạnh phúc của nhân dân đơn giản nhưng sâu sắc ấy mà kể từ khi nước nhà được khai sinh cho đến khi Bác đi vào cõi vĩnh hằng, gần như năm nào Bác cũng đi chúc tết đồng bào. Xuất phát từ tình thương bao la của Người, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Bác với người lao động, đặc biệt là người nghèo, đầy xúc động và ấm tình người.

Trong Tết Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nước vừa thoát khỏi hơn 80 năm dưới ách thực dân, Bác đã viết thư gửi thế hệ thanh niên: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”; và căn dặn các cháu phải thực hành đời sống mới, phải hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ… để trở nên những công dân mới, xứng đáng với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm Ất Mùi 1955 là Tết Nguyên đán đầu tiên Bác ở thủ đô Hà Nội sau chín năm trường kỳ kháng chiến thắng lợi. Ngày mồng một Tết, Bác đi thăm công trường xây dựng đập nước Bắc Thái và công trường xây dựng tuyến đường sắt Mục Nam quan.

Nhiều cuộc gặp gỡ giữa Bác với người dân diễn ra đầy xúc động. Điển hình như cuộc gặp của Bác với anh em trường thương binh hỏng mắt Hà Nội trong đêm giao thừa Tết Bính Thân 1956 và cuộc gặp giữa Bác với chị Nguyễn Thị Tín, một lao động nghèo ở phố Hàng Chĩnh, Hà Nội trong đêm 30 Tết Canh Tý 1960.

Hay, đêm giao thừa Tết Đinh Dậu 1957, Bác đã cùng đón Tết với các gia đình công nhân của nhà máy điện Yên Phụ. Cả khu lao động như trong ngày hội với hai niềm vui lớn: được đón Tết trong các căn hộ mới và được vinh dự đón Bác Hồ đến thăm.

Những câu chuyện thân tình, cởi mở giữa Bác và công nhân các nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, Dệt kim Đông Xuân và Nhà máy Rượu Hà Nội vào đúng sáng mồng một Tết Tân Sửu 1961 đã làm cho Bác rất vui vì biết được đời sống của công nhân ít nhiều đã được cải thiện.

Mồng một Tết Kỷ Dậu 1969, Bác đến sân bay Bạch Mai thăm Quân chủng phòng không không quân. Sau đó, Bác đến xã Vật Lại (huyện Ba Vì) khai xuân và trồng cây trên đồi của xã. Đây là cái Tết cuối cùng nhân dân ta được đón Tết cổ truyền với Bác Hồ kính yêu. Bác khuyên khi mùa xuân tới, mỗi người nên trồng một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp. Từ đó, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới của dân tộc ta trong những ngày xuân

Banbiên tập

THÔN ĐẮC CHÂU 1 XÃ TÂN CHÂUHỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC

Thôn Đắc Châu 1 xã Tân châu có tổng diện tích là 174ha, với tổng dân số là 213 hộ với 815 nhân khẩu thôn có nghề truyền thống bánh đa, bánh đa nem tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong thôn và cho thu nhập ổn định, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao bộ mặt nông thôn được đổi mới. Thôn được công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022.

Thực hiện Kết luận số 01 của bộ chính trị về “ tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.” Trong những năm qua cán bộ và nhân dân trong thôn luôn xây dựng bản cam kết tu dưỡng rèn luyện hàng năm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Hồ Chí Minh có lập trường tư tưởng kiên định vững vàng, giữ vững phẩm chất, bản lĩnh chính trị luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chấp hành tốt quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như những quy định của địa phương. Thực hiện tốt “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Thực hiện tốt tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TW 4 khóa XI, XII, XIII. Cán bộ, đảng viên không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, đấu tranh với những biểu hiện chia rẻ, bè phái, làm mất đoàn kết nội bộ.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thôn luôn đoàn kết xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình, giữ vững mối đoàn kết, tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết của cấp ủy đề ra, Có tinh thần trách nhiệm cao, cấp ủy chi bộ chỉ đạo cùng với đảng viên và nhân dân luôn tổ chức thực hiện tốt các phong trào của địa phương. như tham gia văn nghệ chào mừng các sự kiện trọng đại trong địa phương, đất nước, tham gia cùng với xã thực hiện vận động nhân chung tay xây dựng nông thôn mới, tổ chức kêu gọi nhân dân quyên góp ủng hộ đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của thôn, năm 2021, năm 2022 chi bộ và thôn được Đảng, chính quyền công nhận Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm tạo sự đoàn kết thống nhất trong công tác lãnh đạo chi bộ, tạo sự đồng thuận nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng phong trào phát triển kinh tế - xã hội của thôn ngày càng vững mạnh.

Trong những năm qua cán bộ đảng viên và nhân dân trong thôn tích cực tham gia đóng góp xây dựng thôn như: hiến đất mở rộng đường với 5 hộ, tổng diện tích 160m2. Đóng góp, ủng hộ xây dựng tuyến đường bê tông dài 200m, rộng 3,5m với số tiền trị giá trên 150 triệu đồng (trong đó nhân dân đóng góp bằng 100 triệu đồng còn lại kêu con em xa quê và những người hảo tâm đóng góp). Xây dựng điện sáng khu công cộng với trị giá 300 triệu đồng. Tiếp tục chỉnh trang xây dựng khu Trung tâm Văn hóa thôn, đổ bê tông khuôn viên nhà văn hóa, xây dựng bồn hoa cây cảnh trị giá trên 240 triệu đồng, tu sửa cống rãnh trong thôn với trị giá trên 150 triệu đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. Đầu tư xây dựng cổng làng trị giá 170 triệu đồng, mua sắm dụng cụ thể thao ngoài trời, mua thùng đựng rác thải tại hộ, đặt tên đường, biển số nhà trị giá trên 200 triệu đồng, xây dựng tường rào mẫu 975m2 trị giá 374 triệu đồng. Trong thôn có 70 hộ làm nghề truyền thống bánh Đa, Bánh Đa nem thu nhập bình quân mỗi lao động 10 triệu đồng/tháng.

Đến nay trong thôn không còn hộ nghèo và cận nghèo. Thôn xây dựng thành công 15 tiêu chí về đích thôn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022. Hàng năm thôn kẻ vẽ, trang trí, pano appic tuyên truyền trong nhân dân học tập làm theo tử tưởng, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh. Với nội dung tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, kêu gọi cán bộ và nhân dân lắp đặt hệ thống camara an ninh. Tuyên truyên vận động thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại xã và tại huyện luôn nêu cao tinh thần lên đường nhập ngũ làm nhiệm vụ, hàng năm thôn luôn có 1-2 thanh niên lên đường nhập ngũ. Tuyên truyền nhân dân luôn nêu cao tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm; trong thôn hàng năm không có vụ việc nào phức tạp xảy ra, kêu gọi nhân dân chấp hành nghiêm các luật lệ khi tham gia giao thông. Tuyên truyền những việc làm sáng tạo, hiệu quả theo tư tưởng đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh trước tập thể và trước nhân dân, để cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân xem xét, kiểm tra, giám sát, thẩm định.

Đã gắn các nội dung học tập làm theo Bác. Hằng năm chi bộ xây dựng kế hoạch, cam kết của tập thể, nội dung do chi bộ lựa chọn phù hợp với tính chất, đặc điểm lĩnh vực hoạt động, đồng thời phải kiểm điểm việc chấp hành và thực hiện các nội dung cam kết. Yêu cầu các đồng chí cán bộ đảng viên phải xây dựng, cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, công tác để giáo dục, rèn luyện và nghiêm túc thực hiện. Thường xuyên, định kỳ tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cam kết nội dung học tập và làm theo. Đặc biệt là kiểm tra, giám sát từ việc dự các buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ, hướng dẫn, uốn nắn, kịp thời bổ sung các nội dung sinh hoạt gắn với các nội dung học tập. Thông qua việc tổ chức tổng kết đánh giá, xếp loại, khen thưởng cán bộ, đảng viên, cuối năm, gắn với biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, thực sự tiêu biểu, điển hình việc học tập và làm theo Bác, và phải được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân thừa nhận.

Với những thành tích đã đạt được cán bộ và nhân dân Thôn Đắc Châu 1 xã Tân Châu vinh dự được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn (2021-2023).

Ban Biên tập

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

THIỆU NGỌC LAN TỎA PHONG TRÀO HIẾN ĐẤT

MỞ ĐƯỜNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Hưởng ứng phong trào thi đua chung sức XDNTM, xã Thiệu Ngọc đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự nguyện hiến đất, góp sức mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh. Từ đó, kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng khang trang, người dân thuận tiện sinh hoạt, giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế, góp phần làm cho diện mạo quê hương ngày thêm khởi sắc.

Người dân xã Thiệu Ngọc tự nguyện hiến đất mở rộng đường giao thông. Trước kia, những con đường liên thôn của xã Thiệu Ngọc khá nhỏ hẹp, chiều rộng mặt đường chưa đạt, ảnh hưởng tới việc đi lại, giao thương của người dân cũng như quá trình XDNTM. Trước thực tế đó, đảng ủy, UBND xã luôn trăn trở tìm lời giải cho bài toán mở rộng đường giao thông, cùng với việc chỉnh trang, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Để thực hiện có hiệu quả phong trào, xã Thiệu Ngọc đã xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện, sau đó tổ chức họp bàn công khai đến các đơn vị, đoàn thể và từng hộ dân trên tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng”. Ban chỉ đạo xã đã chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; tranh thủ sự ủng hộ, hưởng ứng của những người có uy tín trong thôn, dòng họ vận động để các hộ dân hiểu rõ chính họ là người được hưởng lợi. Bên cạnh đó, ban chỉ đạo xã đã trực tiếp dự họp cùng chi bộ các thôn, xác định từng tuyến đường cần mở rộng để đưa ra giải pháp, bám sát địa bàn để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thuyết phục người dân tin tưởng, làm theo. Đồng thời, “đến từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, lợi ích thiết thực mang lại cho người dân khi mở rộng đường. Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Ngọc Trần Trung Kiên cho biết: Ban đầu, công tác tuyên truyền cũng gặp nhiều khó khăn do đất đai là tài sản giá trị lớn, việc hiến tặng một phần đất cha ông để lại cũng là điều trăn trở của không ít người. Tuy nhiên, sau nhiều lần gặp gỡ vận động, giải thích đã tạo sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng của toàn dân; không những thực hiện hiến đất, nhiều hộ còn góp thêm vật liệu, ngày công, sẵn sàng chặt cây, phá bỏ công trình tường rào của gia đình để mở rộng đường giao thông.

Điển hình cho phong trào này là gia đình chị Lê Thị Xuân, thôn Chẩn Xuyên 2. Mặc dù gia đình đã xây tường rào, cổng nhà kiên cố nhưng sau khi được UBND xã vận động, tuyên truyền nên gia đình đã quyết định hiến 40m2đất ở để mở rộng đường nội thôn. Hiện nay tuyến đường đã hoàn thành, gia đình chị Xuân tự bỏ tiền xây lại tường rào, cổng ngõ, góp phần tạo cảnh quan khang trang, sạch đẹp.

Hay như gia đình các chị Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Thủy, thôn Tân Bình 2 và nhiều gia đình khác trong thôn, tuy cuộc sống còn khó khăn, dù biết “tấc đất tấc vàng” nhưng thực hiện phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm nên đã chủ động hiến đất làm đường vì mục đích chung xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp.

Thời gian qua, phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng đã và đang được cấp ủy, chính quyền xã Thiệu Ngọc quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, được Nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Nhờ sự chung tay của người dân, đến nay, người dân xã Thiệu Ngọc đã tham gia hiến 1.565m2đất. Đồng thời, từ nguồn lực huy động trong Nhân dân đã xây dựng mới cổng ngõ, tường rào, mương thoát nước, di dời cột điện; nhiều tuyến đường được trồng hoa, cây xanh, tạo môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Đó chính là những tiêu chí làm thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng chung sức của người dân, phong trào hiến đất XDNTM trên địa bàn xã Thiệu Ngọc đã và đang lan tỏa sâu rộng và phát triển mạnh mẽ. Để phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia XDNTM, nhất là với phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông; chú trọng công tác biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình để người dân noi theo, góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp, văn minh.

Cán bộ và nhân dân làng văn hóa Quốc Tuấn vinh dự được UBND huyện Vĩnh Bảo tặng Giấy khen, UBND thành phố Hải Phòng tặng Bằng khen về thành tích trong thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 3 năm (2011 - 2013).

BanBiên tập

ÔNG TRẦN NGỌC LAN

BÍ THƯ GƯƠNG MẪU, KHÉO DÂN VẬN

Ông Trần Ngọc Lan, Bí thư chi bộ, kiêm trưởng Tiểu khu 13 thị trấn Thiệu Hóa. Vốn là người nhiệt tình, năng động, năm 2000 ông được Đảng tín, dân tin đảm nhiệm Bí thư Chi bộ, kiêm trưởng Tiểu khu 13. Thấm nhuần lời dạy của Bác:“Công tác dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”,trước những nhiệm vụ mà cấp ủy và Nhân dân giao phó, ông Lan luôn không ngừng rèn luyện bản thân, tận tụy, hết lòng với công việc.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, ông Lan luôn động viên các đảng viên trong chi bộ gương mẫu đi đầu trong mọi việc, thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của Nhân dân trong tiểu khu; luôn nhiệt tình, tâm huyết, gương mẫu trong công việc, khéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện nghiêm túc mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo được khối đại đoàn kết vững chắc trong mọi tầng lớp Nhân dân, góp phần xây dựng tiểu khu 13 sớm về đích kiểu mẫu, tiểu khu thông minh, khu dân cư văn minh, sáng xanh - sạch - đẹp.

Để nói cho người dân hiểu và thực hiện triển khai một cách thuận lợi, bản thân Ông không nói suông mà vừa nói vừa làm từ những việc nhỏ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn. Ông cùng với cấp ủy xác định phải dựa vào nội lực là chính, lấy sự tiên phong của đảng viên làm đòn bẩy. Các công việc thực hiện được ông đưa ra trong cuộc họp, lấy ý kiến dân chủ, thống nhất công khai. Khó khăn ở đâu cùng nhau tìm cách tháo gỡ, bất kể ngày hay đêm, ông đi đến từng nhà vận động tuyên truyền. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, tư tưởng trong dân dần được tháo gỡ, người dân đồng thuận “đường mở tới đâu, đất hiến tới đó", từ đó tạo được lòng tin trong Nhân dân. Khi tư tưởng đã thông, người dân nhận thức được người hưởng thụ chính là bản thân mình, họ đã tích cực tham gia đóng góp ngày công, tiền của, công sức, tự nguyện hiến đất, cây cối, các công trình phụ trợ trên đất để mở rộng đường giao thông.

Tiểu khu 13 có 317 hộ, 1.340 nhân khẩu thì có tới 34 hộ hiến đất với tổng diện tích lên tới hơn 400m2, tiêu biểu như các hộ: ông Nguyễn Văn Hồng 36m2, Lê Văn Hà 25m2, Lê Thị Ý 20m2... Các hộ không những hiến đất mà còn tự chủ động xây dựng lại tường rào, công trình phụ trợ của gia đình.

Ông Lan cùng với các tổ chức đoàn thể trong tiểu khu 13 đã tuyên truyền vận động các hộ xóa bỏ vườn tạp, tìm những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế. Đến nay nhiều mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp” được hình thành cho giá trị, tăng cường phát triển kinh doanh dịch vụ thương mại. Tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành tốt mọi chủ chương của Nhà nước, không vướng vào các tệ nạn xã hội, an ninh quốc phòng luôn giữ vững, góp phần sớm hoàn thành các tiêu chí đẫ đặt ra. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 75 triệu đồng/năm, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 96%, bảo hiểm y tế đạt 96%, nước sạch đạt 100%...

Bên cạnh đó, ông thể hiện rõ vai trò “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng từ người dân để kịp thời đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết. Đồng thời là một “hòa giải viên” tích cực, hòa giải nhiều vụ việc mâu thuẫn, vướng mắc, giúp vun đắp tình làng, nghĩa xóm đùm bọc và có trách nhiệm với nhau.

Với vai trò người đứng đầu chi bộ ông Lancùng Chi ủy tập trung lãnh đạo và xây dựng Chi bộ tiểu khu 13 nhiều năm liền tục hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ông cũng liên tiếp được công nhận là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhận được nhiều giấy khen của các cấp. Chi bộ nhiều năm liền là chi bộ trong sạch, vững mạnh... Những thành tích trên là kết quả của sự cố gắng, đoàn kết của tập thể, trong đó có sự đóng góp công sức không nhỏ của Bí thư Chi bộ kiêm trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm đầy nhiệt huyết. Với quyết tâm, đồng lòng, chung sức, ông cùng với Nhân dân tiểu khu 13 phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao đạt tiểu khu kiểu mẫu, khu dân cư thông minh trong năm 2023.

Ban Biêntập

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

MỘT MIỀN NON NƯỚC HỮU TÌNH

Xuôi theo sông Mã một chiều tháng 5 đầy gợi nhắc, gợi nhớ…

Nhìn cảnh vật đôi bờ, chợt nhớ đến một nhà văn tài hoa từng dùng thứ ngôn ngữ Tiếng Việt đầy kỳ diệu mà vẽ nên cái vẻ đẹp mông lung và kỳ ảo của dòng sông: "Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa". Sông Mã, sông Chu ở đây không đẹp vẻ đẹp dữ dằn và khắc nghiệt khi quăng mình qua ghềnh đá hiểm trở phía thượng nguồn, nơi nước tung xối xả và cái mũi khoan nước bén nhọn cứ hung hăng khoan vào bờ đá, ăn mòn hai bờ nó tràn qua. Sông Mã vùng hạ lưu, nhất là đoạn chảy qua huyện Thiệu Hóa, yên ả và bình thản đến kỳ lạ, tưởng chừng như đó vốn dĩ là bản tính từ bao đời nay của sông vậy. Thiệu Hóa vốn là một bán bình nguyên cũ, địa hình tương đối bằng phẳng, ít chia cắt, bởi vậy khi chảy qua đây, những vây nước sắc nhọn đã được mài mòn hết chỉ còn lại con nước hiền hòa, chậm rãi chảy xuôi về biển. Dòng nước mênh mang ôm ấp và bồi tụ nên đôi bờ sự sống. Hoa xoan đã rụng trắng lối, lẫn trong cái sắc xanh mướt mát của bãi mía, bãi dâu. Tiếng gà eo óc từ đâu vọng lại, tưởng chừng lạc lõng lại cứ vấn vít lấy từng vạt khói bếp. Mặt trời treo mình trên đỉnh núi, trải lên xóm làng cái sắc đỏ dịu cuối ngày. Một buổi chiều bình yên nơi làng quê hay một miền non nước hữu tình đầy thi ca nhạc họa. Tiếng ngư phú khua mái chèo gợi dậy tiềm thức trong con người một thời chưa xa. Tuổi thơ sinh ra từ làng, có mấy ai không tắm mình trên dòng sông, với cái thuở khúc sông bên lở bên bồi/ bên lở thì đói, bên bồi thì no.

Vật vả trong cuộc mưu sinh, những đứa trẻ rồi cùng lớn lên, có kẻ đi ra và thành đạt, có người ở lại với mảnh ruộng và cuộc sống lặng lẽ như nhịp chảy trôi của con nước mùa cạn. Sông Mã, sông Chu - con sông của những ẩn ức quá khứ, những câu chuyện thấm đẫm chất sống dung dị của hồn lúa, hồn khoai và hồn văn hóa mộc mạc trải ra từ sự sống ven bờ: Nhà tranh thôn nhỏ lặng lờ/ Chuông chùa văng vẳng đâu bờ bên kia/ Chông chênh bãi nổi trâu quỳ/ Tựa ghềnh ngư phủ chiều về ngóng mây. Đó là cuộc sống tự tại và thoát tục biết chừng nào. Nhưng sông Mã cũng là dòng sông của những câu truyện cổ tích thời hiện đại, ở đó nó sẽ kể ta nghe câu chuyện về một vùng đất từng nhiều lần chia tách và sáp nhập, đang vươn minh đầy mạnh mẽ và thuyết phục để viết nên thiên trường ca phát triển và đổi mới, cho riêng mình.

Lịch sử, dường như đã dành nhiều trang ưu ái cho mảnh đất Thiệu Hóa, khi nơi đây không chỉ là nơi phát tích của người Việt cổ mà còn là cái nôi hình thành của một trong những nền văn hóa rực rỡ bậc nhất dân tộc Việt. Những câu chuyện từ thuở hồng hoang của loài người đã được kể lại đầy sinh động và thuyết phục qua các di chỉ khảo cổ núi Đọ, núi Nuông. Đi từ thời đồ đá, với các mảnh tước, rìu đá dùng trong săn bắt, hái lượm; qua thời đại đồng thau với nhiều vật dụng bằng gốm nung như: nồi, vò, bát, đĩa... con người đã bước một bước dài hàng vạn năm để chuyển từ người nguyên thủy "ăn lông ở lỗ" sang lớp cư dân Cồn Chân Tiên làm cơ sở hình thành bộ Cửu Chân thuộc Nhà nước Văn Lang sau này. Đồng thời, từ văn hóa Cồn Chân Tiên, con người nơi đây đã mở dần cánh cửa để bước chân vào nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Việc người nguyên thủy chọn vùng núi Đọ, núi Nuông làm nơi quần tụ, chắc hẳn là bởi những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cuộc sống thời bấy giờ. Song, điều đáng nói và đáng quý hơn cả, những con người từ buổi đầu tiên ấy, trải qua cuộc đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt suốt hàng nghìn năm đã luôn gắn chặt cùng "mảnh đất được chọn" để tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ, đầy thuyết phục và đầy tính văn hóa.

Từ cái nôi của lịch sử và văn hóa ấy, cũng dễ hiểu vì sao Thiệu Hóa lại là mảnh đất của những danh nhân khoa bảng, anh hùng hào kiệt nức tiếng cổ kim, rạng ngời sử sách. Tiến trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, được bồi tụ từ sự xuất hiện và khẳng định tên tuổi, tài năng, đức độ của lớp lớp con người - nhân cách Việt cao cả. Trên cái nền rực rỡ ấy, Thiệu Hóa góp mặt với những cái tên "vô tiền khoáng hậu". Đó là Dương Đình Nghệ đã Dưỡng tam thiên nghĩa tử dĩ phục thù, hằng hắng kinh khí/ Chướng bát vạn hùng sư nhi xuất chiến, lẫm lẫm uy danh; đó là người phụ nữ trung liệt - Thái hậu Dương Vân Nga - người đã đặt lợi ích quốc gia làm trọng khi khoác áo hoàng quyền lên vai Thập đạo tướng quân Lê Hoàn; đó là người đã lấy chữ "hiền" mà đối đãi chúng nhân như tể tướng Nguyễn Quán Nho, để lại danh thơm muôn thuở; đó là người được mệnh danh là ông tổ của nền Sử học Việt Nam - nhà giáo mẫu mực, nhà Sử học bậc thầy Lê Văn Hưu - người đã bằng sự tinh anh và trí tuệ mẫn tiệp mà soạn nên bộ quốc sử đầu tiên "Đại Việt sử ký" lưu truyền hậu thế... Rồi hàng chục, hàng trăm tên tuổi đã tạc vào bia đá để hậu thế ngưỡng vọng. Đó là những cái tên của truyền thống yêu nước thương nòi, của tinh thần kiên trung, nhân nghĩa, trọng tình, hiếu học... đã được gây dựng và trao truyền để thế hệ hôm nay thừa hưởng và tiếp tục bồi đắp cho dày thêm và đẹp hơn. Đất và người Thiệu Hóa, với những tên tuổi lớn, những địa danh nổi tiếng, đã trở thành một chương thắm sắc trong cuốn biên niên sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt. Nhưng sẽ là khiếm khuyết khi không dành lời để nói về những con người "vô danh" nhưng hữu hình, đang hằng ngày sống và bằng những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam, đó là sự cần cù, chịu thương chịu khó, là tinh thần yêu lao động, yêu cuộc sống, là tình cảm láng giềng thủy chung, "lá lành đùm lá rách"... chính họ đã và đang thêu dệt nên gấm hoa sự sống, sự sinh sôi và phát triển cho mảnh đất này. Những con người bình dị đang hằng ngày sống và cả những hình ảnh từ quá khứ tưởng chừng đã "ngủ yên", có thể sẽ trở thành động lực để Thiệu Hóa vươn mình phát triển, song với điều kiện tiên quyết là biết biến những điều tưởng chừng như bình thường ấy trở thành lợi thế riêng.

Thiệu Hóa nức tiếng với nghề đúc đồng, tâm nghề là làng Trà Đông, các sản phẩm chính là tượng, chuông và đồ gia dụng phục vụ đời sống nhân dân, đồ đồng Trà Đông đã có mặt khắp tỉnh và thu hút nhiều làng xung quanh theo nghề hoặc cung cấp các dịch vụ làm nghề. Ngày nay, cùng với sự phục hồi các làng nghề truyền thống, nghề đúc đồng Thiệu Hóa đang ngày càng được biết đến, đặc biệt là qua trống đồng - một tặng phẩm rất đặc trưng của riêng xứ Thanh gửi đến bè bạn. Rồi thì “đẹp nhất là nhiễu Hồng Đô", lụa đũi Lai Duệ, cót nứa Kẻ Giàng, đồ gốm Kẻ Vồm, bánh đúc Chợ Go... Chỉ có tinh thần yêu lao động, yêu cuộc sống và bàn tay tài hoa, những người con của Thiệu Hóa mộc mạc chất phác ấy mới sáng tạo nên những sản phẩm thủ công độc đáo để làm đủ đầy hơn cho cuộc sống. Cùng với đó, đời sống văn hóa, tinh thần cũng được chính những người con quê hương, bằng ý thức sáng tạo và trí tuệ dân gian đã làm cho "giàu có" và ngày càng phong phú. Về Thiệu Hóa, dẫu không còn cảnh "từ thị thành thôn ấp đến sông núi khe ngòi, chùa nổi lên san sát, mái ngói xanh tiếp trời" - dấu tích của một thời Phật giáo cực thịnh; song vẫn còn đó hàng loạt những di tích lịch sử, danh thắng như là minh chứng sống động cho truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường, hiếu học và một bề dày văn hóa đặc sắc, với những dòng tôn giáo, tín ngưỡng chủ lưu cũng như lễ hội, phong tục, tập quán tốt đẹp vẫn luôn được gìn giữ. Về Thiệu Hóa không thể không đến những "Quốc miếu" vốn là nơi thờ các danh nhân, anh hùng hào kiệt như đền thờ Dương Đình Nghệ, đền thờ Lê Văn Hưu, đền thờ Trần Lựu, đên thờ Nguyễn Quán Nho...; hay thăm các chùa Hương Nghiêm, Đại Hùng, Thái Bình... Về Thiệu Hóa, hãy một lần hòa mình trong câu hát huê tình chèo chãi hay điệu múa đèn duyên dáng, trò Ngô sôi động... để cảm nhận về cuộc sống của cư dân nông nghiệp, cũng là để phần nào cảm nhận được những quan niệm, những triết lý nhân sinh rất mộc mạc, rất đời thường mà không kém phần sâu sắc.

Đi qua những khắc nghiệt của thiên nhiên và vô vàn biến thiên cùng lịch sử quê hương, đất nước, Thiệu Hóa đang bước những bước đầy mạnh mẽ và vững chắc bởi đôi chân của quá khứ - bề dày lịch sử và văn hóa đáng tự hào; cùng ý chí và quyết tâm đổi mới, của tinh thần đoàn kết và sáng tạo. Các nền văn minh thường khởi phát từ những dòng sông. Là nơi gặp gỡ và hội tụ của nhiều dòng sông nên ta càng thêm kỳ vọng được thấy, được nghe từ mảnh đất này câu ca kỳ diệu - "Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông" - đó là tiếng ca của cuộc sống bình yên, của no ấm và hạnh phúc. Đó cũng chính là sự kỳ vọng về một trang sử mới cho Thiệu Hóa, thật rạng rỡ và đầy tự hào!

Bút ký của Lê Dung

Nguồn: Thiệu Hóa quê ta

Về làng

Về làng mua lại tháng Giêng

Có con đò cứ chùng chiềng ngang sông.

Có hoa sim phất cánh hồng
Lay lay gió sớm đợi trông một người.

Chợ hôm đỏ chót mực mài

Có ai xin chữ mong dài tuổi xuân.

Có cau non với trầu nồng

Nhà bên đám cưới rắn rồng xe hoa.

Về làng chuộc chuyện đã xa

Cái đêm hát kịch lẻn ra sân đình.

Tiếng chầu vuốt ngón tay xinh

Ngập hồn quê lại "trốn tìm" nơi quê.

Cái khuya trăng sáng bên hè

Ngu ngơ chẳng nói rụt rè nỗi yêu.

Cái ngày nắng hửng đầu chiều

Xa rồi anh với phiêu diêu đợichờ

Vê làng viết mới câu thơ

Mạ non xanh lúa phất cờ tháng Giêng.

Kìa con chim khách không tên

Hót bên dậu biếc mà quên tiếng chào.

Trời trên cao, mây trên cao

Im nghe tiếng cỏ len vào mùa vui.

Chuông chùa khua động cõi đi

Bà tôi chống gậy lên đồi thắphương.

Nguồn: Thiệu Hóa quê ta
2.jpg

Từ khóa bài viết:

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT