Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại

Đăng lúc: 14/12/2017 (GMT+7)
100%

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại xã Thiệu Chính

Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Nhiệm vụ đầu tiên là phải ban hành pháp luật, tiếp đến là tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được xem là cầu nối giữa đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân. Mục đích của nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL là nhằm xây dựng ý thức pháp luật, làm cho nhân dân, cán bộ, công chức có lòng tin vào pháp luật, có thói quen, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật. Sinh thời, V.I.Lênin từng chỉ rõ: “Tuyên truyền là cần thiết và chúng ta không nên sợ phải lặp đi lặp lại… Và nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã quá chú ý nhiều đến việc tuyên truyền, thì cần nói rằng chúng ta còn phải làm việc đó nhiều hơn gấp trăm lần nữa”. Điều đó có nghĩa là, hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục, thực hiện càng nhiều nội dung, phong phú về hình thức, không chỉ bằng lời nói mà bằng hình ảnh minh họa, thực hiện càng nhiều càng tốt, khi nào hoạt động tuyên truyền đến với đối tượng được tuyên truyền biến thành hành động trong thực tế thì hoạt động tuyên truyền, PBGDPL mới thực sự có hiệu quả. Ở Việt Nam,Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đặc biệt coi trọng công tác giáo dục pháp luật, ngay từ Đại hội VI Đảng ta đã nhấn mạnh: “phải coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật. Đưa việc giáo dục pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học), của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết pháp luật”

1. Những kết quả đạt được

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tuyên truyền, PBGDPL, trong những năm qua, Đảng bộ các cấp, các ban ngành đoàn thể xã Thiệu Chính đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Các hoạt động này một mặt làm cho pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội, nâng cao nhận thức và hành động phù hợp, mặt khác làm cho tình hình chính trị - xã hội của xã đi vào ổn định và trật tự. Đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị trong xã,

Ngoài ra, công tác củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn xã cũng đã được quan tâm; công tác tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PBGDPL đã được thực hiện; chất lượng công tác tuyên truyền, PBGDPL từng bước được nâng lên.

Công tác phối hợp tốt giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các hình thức PBGDPL được nâng cao một cách rõ rệt. Vì vậy, trong năm 2017, Ban văn hóa thông tin đã có nhiều tin bài tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên hệ thống truyền thanh, treo băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức nhiều đợt cao điểm tuyên truyền về các chính sách mới được ban hành.

2. Những khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế cho thấy công tác tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn xã vẫn còn gặp không ít khó khăn, hạn chế như: Thiệu Chính là một xã Thuần nông, nhân dân sống chủ yếu là nông nghiệp, giao thông đi lại chưa thực sự thuận lợi; đời sống của nhân dân trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn; tình hình vi phạm pháp luật vẫn xảy ra, việc xã hội hóa công tác truyên truyền, PBGDPL chưa thực hiện được nhiều; việc truyên truyền, PBGDPL bằng hình thức tuyên truyền miệng còn hạn chế, nhất là ở thôn, làng; việc thực hiện kinh phí chi cho công tác hòa giải ở cơ sở còn chậm; việc chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước còn chậm; kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền, PBGDPL ở địa phương còn hạn chế, chủ yếu sử dụng từ kinh phí chi thường xuyên

3. Một số nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới

Để nâng cao hiểu biết pháp luật của cán bộ và nhân dân, hạn chế vi phạm pháp luật, hình thành thói quen sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong thời gian tới hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cần thực hiện tốt những giải pháp sau:

Thứ nhất,kiện toàn đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật. các ngành có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa đến công tác kiện toàn đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyên truyền viên pháp luật, đảm bảo về số lượng và chất lượng, nhất là đội ngũ tuyên truyền viên. Phối hợp với các đơn vị có liên quan mở các lớp tập huấn bồi dưỡng và nâng cao kiến thức pháp luật cho chính đội ngũ này, trang bị thêm những kỹ năng cần thiết để khi tuyên truyền ở cơ sở họ có khả năng vận dụng kiến thức, phương pháp tuyên truyền vào nhóm đối tượng cụ thể cho phù hợp;

Thứ hai,tích cực, chủ động tuyên truyền đúng đối tượng theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Ở các thôn cũng nên nhóm thành từng nhóm đối tượng để tuyên truyền cho phù hợp. Ví dụ, với nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình, thì đối tượng được tuyên truyền ở đây phải gồm cả nam và nữ, nhất là những người thường xuyên có hành vi bạo lực. Không nên chỉ mời người đại diện hộ gia đình, mà nên khuyến khích tất cả các thành viên trong gia đình đến nghe (trừ những người già yếu, con trẻ đi học...). Thực tiễn tuyên truyền ở thôn làng gần như đối tượng đến nghe các luật này chỉ thấy toàn phụ nữ. Trong khi thiếu đi đàn ông và thanh niên - những đối tượng rất cần thiết để tiếp thu nội dung của hai văn bản luật trên;

Thứ ba,BCĐ xã nên tập trung vào những nội dung cụ thể: Tư vấn tổ chức các hoạt động hường ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; triển khai các luật mới được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp; tuyên truyền kết quả Đại hội Đảng các cấp, nhất là kết quả Đại hội, Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, tuyên truyền pháp luật về bầu cử, các luật có liên quan thiết thực đến cuộc sống, sinh hoạt của nhân dân, như: Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Bộ luật Hình sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi), Luật Tạm giữ, tạm giam, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Phí, lệ phí;

Thứ tư,đổi mới, kết hợp sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp. Điều quan trọng nhất là hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phải phù hợp với đối tượng thì mới mang lại hiệu quả của hoạt động tuyên truyền. Ví dụ, ở vùng xa xôi, hẻo lánh thì khó có thể tổ chức thành hội thi, mà chủ yếu tuyên truyền thông qua họp thôn, tư vấn trực tiếp tại gia đình. Chú trọng những đối tượng hoặc gia đình có thành viên hay vi phạm pháp luật;

Thứ năm,tăng thêm kinh phí cho hoạt động truyên truyền, PBGDPL. Các cấp, các ngành nghiên cứu bổ sung thêm kinh phí cho hoạt động tuyên truyền pháp luật, nhất là ở cơ sở. Vì để tuyên truyền pháp luật đến người dân hiệu quả thì ngoài việc giành thời gian nghiên cứu về các văn bản pháp luật, tuyên truyền viên còn phải nghiên cứu vận dụng hình thức tuyên truyền cho phù hợp với đối tượng, chưa kể địa hình phức tạp, chia cắt, giao thông đi lại chưa thuận tiện... việc thông báo để người dân đến nghe tuyên truyền cũng là một việc hết sức khó khăn. Việc bổ sung thêm kinh phí cho hoạt động này nói chung và tuyên truyền viên ở cơ sở nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết;

Thứ sáu,các cấp Ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các ngành chức năng ở địa phương tăng cường chỉ đạo, quan tâm, phối hợp với nhau thực hiện tốt hơn nữa việc tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị mình, đồng thời tư vấn, chia sẻ những hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả cho các đơn vị khác. Vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên của tổ chức mình thực hiện tốt nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Phối hợp các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL với việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dụng đời sống văn hóa”, thực hiện“Quy chế dân chủ ở cơ sở”và“xây dựng xã hội học tập”. Tổ chức sơ kết, tổng kết và kiểm tra tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động nói trên.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại

Đăng lúc: 14/12/2017 (GMT+7)
100%

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại xã Thiệu Chính

Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Nhiệm vụ đầu tiên là phải ban hành pháp luật, tiếp đến là tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được xem là cầu nối giữa đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân. Mục đích của nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL là nhằm xây dựng ý thức pháp luật, làm cho nhân dân, cán bộ, công chức có lòng tin vào pháp luật, có thói quen, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật. Sinh thời, V.I.Lênin từng chỉ rõ: “Tuyên truyền là cần thiết và chúng ta không nên sợ phải lặp đi lặp lại… Và nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã quá chú ý nhiều đến việc tuyên truyền, thì cần nói rằng chúng ta còn phải làm việc đó nhiều hơn gấp trăm lần nữa”. Điều đó có nghĩa là, hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục, thực hiện càng nhiều nội dung, phong phú về hình thức, không chỉ bằng lời nói mà bằng hình ảnh minh họa, thực hiện càng nhiều càng tốt, khi nào hoạt động tuyên truyền đến với đối tượng được tuyên truyền biến thành hành động trong thực tế thì hoạt động tuyên truyền, PBGDPL mới thực sự có hiệu quả. Ở Việt Nam,Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đặc biệt coi trọng công tác giáo dục pháp luật, ngay từ Đại hội VI Đảng ta đã nhấn mạnh: “phải coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật. Đưa việc giáo dục pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học), của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết pháp luật”

1. Những kết quả đạt được

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tuyên truyền, PBGDPL, trong những năm qua, Đảng bộ các cấp, các ban ngành đoàn thể xã Thiệu Chính đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Các hoạt động này một mặt làm cho pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội, nâng cao nhận thức và hành động phù hợp, mặt khác làm cho tình hình chính trị - xã hội của xã đi vào ổn định và trật tự. Đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị trong xã,

Ngoài ra, công tác củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn xã cũng đã được quan tâm; công tác tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PBGDPL đã được thực hiện; chất lượng công tác tuyên truyền, PBGDPL từng bước được nâng lên.

Công tác phối hợp tốt giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các hình thức PBGDPL được nâng cao một cách rõ rệt. Vì vậy, trong năm 2017, Ban văn hóa thông tin đã có nhiều tin bài tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên hệ thống truyền thanh, treo băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức nhiều đợt cao điểm tuyên truyền về các chính sách mới được ban hành.

2. Những khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế cho thấy công tác tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn xã vẫn còn gặp không ít khó khăn, hạn chế như: Thiệu Chính là một xã Thuần nông, nhân dân sống chủ yếu là nông nghiệp, giao thông đi lại chưa thực sự thuận lợi; đời sống của nhân dân trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn; tình hình vi phạm pháp luật vẫn xảy ra, việc xã hội hóa công tác truyên truyền, PBGDPL chưa thực hiện được nhiều; việc truyên truyền, PBGDPL bằng hình thức tuyên truyền miệng còn hạn chế, nhất là ở thôn, làng; việc thực hiện kinh phí chi cho công tác hòa giải ở cơ sở còn chậm; việc chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước còn chậm; kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền, PBGDPL ở địa phương còn hạn chế, chủ yếu sử dụng từ kinh phí chi thường xuyên

3. Một số nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới

Để nâng cao hiểu biết pháp luật của cán bộ và nhân dân, hạn chế vi phạm pháp luật, hình thành thói quen sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong thời gian tới hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cần thực hiện tốt những giải pháp sau:

Thứ nhất,kiện toàn đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật. các ngành có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa đến công tác kiện toàn đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyên truyền viên pháp luật, đảm bảo về số lượng và chất lượng, nhất là đội ngũ tuyên truyền viên. Phối hợp với các đơn vị có liên quan mở các lớp tập huấn bồi dưỡng và nâng cao kiến thức pháp luật cho chính đội ngũ này, trang bị thêm những kỹ năng cần thiết để khi tuyên truyền ở cơ sở họ có khả năng vận dụng kiến thức, phương pháp tuyên truyền vào nhóm đối tượng cụ thể cho phù hợp;

Thứ hai,tích cực, chủ động tuyên truyền đúng đối tượng theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Ở các thôn cũng nên nhóm thành từng nhóm đối tượng để tuyên truyền cho phù hợp. Ví dụ, với nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình, thì đối tượng được tuyên truyền ở đây phải gồm cả nam và nữ, nhất là những người thường xuyên có hành vi bạo lực. Không nên chỉ mời người đại diện hộ gia đình, mà nên khuyến khích tất cả các thành viên trong gia đình đến nghe (trừ những người già yếu, con trẻ đi học...). Thực tiễn tuyên truyền ở thôn làng gần như đối tượng đến nghe các luật này chỉ thấy toàn phụ nữ. Trong khi thiếu đi đàn ông và thanh niên - những đối tượng rất cần thiết để tiếp thu nội dung của hai văn bản luật trên;

Thứ ba,BCĐ xã nên tập trung vào những nội dung cụ thể: Tư vấn tổ chức các hoạt động hường ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; triển khai các luật mới được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp; tuyên truyền kết quả Đại hội Đảng các cấp, nhất là kết quả Đại hội, Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, tuyên truyền pháp luật về bầu cử, các luật có liên quan thiết thực đến cuộc sống, sinh hoạt của nhân dân, như: Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Bộ luật Hình sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi), Luật Tạm giữ, tạm giam, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Phí, lệ phí;

Thứ tư,đổi mới, kết hợp sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp. Điều quan trọng nhất là hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phải phù hợp với đối tượng thì mới mang lại hiệu quả của hoạt động tuyên truyền. Ví dụ, ở vùng xa xôi, hẻo lánh thì khó có thể tổ chức thành hội thi, mà chủ yếu tuyên truyền thông qua họp thôn, tư vấn trực tiếp tại gia đình. Chú trọng những đối tượng hoặc gia đình có thành viên hay vi phạm pháp luật;

Thứ năm,tăng thêm kinh phí cho hoạt động truyên truyền, PBGDPL. Các cấp, các ngành nghiên cứu bổ sung thêm kinh phí cho hoạt động tuyên truyền pháp luật, nhất là ở cơ sở. Vì để tuyên truyền pháp luật đến người dân hiệu quả thì ngoài việc giành thời gian nghiên cứu về các văn bản pháp luật, tuyên truyền viên còn phải nghiên cứu vận dụng hình thức tuyên truyền cho phù hợp với đối tượng, chưa kể địa hình phức tạp, chia cắt, giao thông đi lại chưa thuận tiện... việc thông báo để người dân đến nghe tuyên truyền cũng là một việc hết sức khó khăn. Việc bổ sung thêm kinh phí cho hoạt động này nói chung và tuyên truyền viên ở cơ sở nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết;

Thứ sáu,các cấp Ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các ngành chức năng ở địa phương tăng cường chỉ đạo, quan tâm, phối hợp với nhau thực hiện tốt hơn nữa việc tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị mình, đồng thời tư vấn, chia sẻ những hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả cho các đơn vị khác. Vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên của tổ chức mình thực hiện tốt nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Phối hợp các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL với việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dụng đời sống văn hóa”, thực hiện“Quy chế dân chủ ở cơ sở”và“xây dựng xã hội học tập”. Tổ chức sơ kết, tổng kết và kiểm tra tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động nói trên.

Từ khóa bài viết:

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT