KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC

Đăng lúc: 30/05/2018 (GMT+7)
100%

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THIỆU CHÍNH


Số: 86/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Thiệu Chính, ngày 20 tháng 5 năm 2017

KẾ HOẠCH

Thực hiện chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước

cho học sinh, trẻ em trên địa bàn xã Thiệu Chính

giai đoạn 2017 - 2020


Thực hiện Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 4 tháng 4 năm 2017 của UBND Huyện Thiệu Hoá về việc thực hiện chương trình và Kế hoạch bơi, phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trên địa bàn Huyện Thiệu Hóa

Ủy ban nhân dân xã Thiệu Chính ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trên địa bàn xã giai đoạn 2017-2020, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và các kiến thức phòng chống tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn chết do đuối nước cho học sinh, trẻ em.

Quán triệt và triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch phổ cập bơi cho học sinh; đồng thời nâng cao nhận thực, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, gia đình và xã hội trong việc thực hiện hiệu quả các giải pháp phổ cập bơi, phòng đưới nước cho học sinh, trẻ em.

Tăng cường và đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trẻ em, giúp học sinh, trẻ em nâng cao sức khỏe, hoàn thiện kỹ năng sống để trẻ tự bảo vệ mình và phòng tránh tai nạn đuối nước.

Huy động sự đóng góp của cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện tốt công tác phổ cập bơi, phòng chống đuối nước cho học sinh, trẻ em. Đảm bảo quá trình thực hiện an toàn, hiệu quả.

2.Yêu cầu

Đảm bảo tính thiết thực, an toàn, hiệu quả.

Hiệu trưởng các trường tạo điều kiện thuận lợi, sắp xếp hợp lý về thời gian giữa việc học văn hóa và ngoại khóa, phối hợp với các chủ hồ bơi có giấy phép đảm bảo quy định về an toàn trên địa bàn tỉnh để tổ chức các lớp phổ cập bơi cho học sinh.

Phấn đấu đến năm 2020 có 100% học sinh được phổ cập bơi.

Công tác phối hợp chặt chẽ, chu đáo thực hiện tốt với phương châm“ An toàn – Hiệu quả - Bổ ích”

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Đối tượng

Trẻ em dưới 16 tuổi; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em.

2. Phạm vi

Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn xã.

3. Thời gian:Từ năm 2017 đến năm 2020.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

- Năm học 2016-2017: Phấn đầu có 30% học sinh được phổ cập bơi.

- Năm học 2017-2018: Phấn đấu 50% học sinh được phổ cập bơi.

- Năm học 2018-2019: Phấn đấu 80% học sinh được phổ cập bơi.

- Năm học 2019-2020: Phấn đấu có 100% học sinh) được phổ cập bơi.

Hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh, trẻ em bị đuối nước hàng năm, phấn đấu đến năm 2020 không còn tình trạng học sinh bị đuối.

2. Nội dung và giải pháp thực hiện

2.1. Nội dung

- Trang bị kiến thức, lý thuyết bơi cơ bản;

- Thực hành bơi dưới nước;

- Kỹ năng sơ cấp cứu và kiến thức an toàn dưới nước;

- Cách xử lý khi gặp các tình huống nguy hiểm dưới nước.

2.2. Giải pháp thực hiện

- Tổ chức quán triệt và triển khai kế hoạch phổ cập bơi, phòng chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trong toàn xã.

- Điều tra, khảo sát thực trạng học sinh đang học tại trườngbiết bơi, chưa biết bơi.

- Tổ chức các lớp ngoại khóa cho học sinh, trẻ em tập bơi. Thời điểm trong năm học và cao điểm là các tháng hè từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.

Hàng nămxây dựng kế hoạch phổ cập bơi với thời gian cụ thể; phối hợp với những hồ bơi trong tỉnh gần trường học để thuận tiện trong việc đi lại của học sinh.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực phòng tránh đuối nước trẻ em tại cộng đồng cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã, đội ngũ cộng tác viên ở thôn, cán bộ Hội phụ nữ, cán bộ y tế, giáo viên... về kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em; kỹ năng xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động can thiệp phòng, chống đuối nước tại cộng đồng; kỹ năng giám sát qui định về xây dựng “Ngôi nhà an toàn”, “Trường học an toàn”, “Cộng đồng an toàn” cho học sinh, trẻ em để phòng đuối nước...

- Tổ chức các lớp hướng dẫn cho bản thân học sinh, trẻ em về các kỹ năng cơ bản để phòng tránh đuối nước cho học sinh, trẻ em.

- Kiểm tra, sơ kết và tổng kết việc thực hiện kế hoạch phổ cập bơi định kỳ vào cuối cuối năm học và tổ chức tổng kết công tác phổ cập bơi, phòng chống đuối nước vào cuối tháng 12 năm 2020.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các xã, đơn vị, trường học, theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, ngoài ra các cơ quan, đơn vị, trường học cần tổ chức vận động nguồn lực đóng góp từ nhân dân, phụ huynh, hội cha mẹ học sinh; kêu gọi sự tài trợ từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài xã... để thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công chức Văn hóa xã hội

Tham mưu cho UBND xã xây dựng Kế hoạch phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trên địa bàn xã và các văn bản chỉ đạo của UBND xã, Chủ tịch UBND xã về thực hiện Kế hoạch này. Chủ trì, phối hợp lồng ghép nội dung phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trong công tác gia đình; tăng cường công tác quản lý các bể bơi và hoạt động dạy bơi cho học sinh, trẻ em.

Tham mưu cho UBND xã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn đội, cộng tác viên, giáo viên thể dục các nhà trường trong địa bàn xã về phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em.

2. Trạm y tế.

Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện cấp cứu, điều trị cho trẻ em bị tai nạn, thương tích, đuối nước; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế thôn về phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước cho học sinh, trẻ em; xây dựng Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước học sinh, trẻ em.

3. Ban giám hiệu các nhà trường

Thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em trong trường học; nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống đuối nước học sịnh, trẻ em; Xây dựng trường học an toàn phòng, chống đuối nước học sinh, trẻ em, ngoài ra khuyến khích các bậc phụ huynh tạo điều kiện và dành thời gian đưa trẻ đi tập bơi trong dịp nghỉ hè.....

4. Đài Truyền thanh.

Phối hợp với các ban liên quan xây dựng chuyên mục, đưa tin bài về các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước tại cộng đồng, đặc biệt tập trung đối tượng là học sinh, trẻ em vào các dịp cao điểm như trong các dịp nghỉ hè và các địa điểm, khu vực có nguy cơ cao về tai nạn thương tích, đuối nước.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã chủ trì, phối hợp tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ, chăm sóc và giáo dục học sinh, trẻ em. Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành pháp luật về trẻ em, luật giao thông, xây dựng các mô hình: “Cộng đồng an toàn”, “Ngôi nhà an toàn” và “Trường học an toàn”, xây dựng cuộc sống an toàn, lành mạnh và thân thiện đối với trẻ em. Giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ em và việc phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện; Hội Nông dân huyện triển khai các hoạt động tuyên truyền, tập huấn các kiến thức về phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em cho cán bộ Hội các cấp và các bậc cha mẹ; phổ biến các quy định về phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em; đưa việc xây dựng “Ngôi nhà an toàn”, “Cộng đồng an toàn” vào nội dung sinh hoạt Câu lạc bộ của các cấp Hội.

- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với các ngành liên quan tổ chức chiến dịch ra quân phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước học sinh, trẻ em; hằng năm tổ chức tập huấn cho mạng lưới đoàn viên thanh niên trong huyện về phòng, chống tai nạn, thương tích và phòng, chống đuối nước học sinh, trẻ em; tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi trong dịp hè và cuộc thi Tuyên truyền măng non về phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước học sinh, trẻ em; tuyên dương các thiếu niên, nhi đồng điển hình trong hoạt động cứu đuối và tham gia phong trào phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước học sinh, trẻ em.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trên địa bàn xã, giai đoạn 2017 - 2020.

Yêu cầu các ban chuyên môn, cơ quan, đơn vị, đoàn thể liên quan, nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Nơi nhận:

- Phòng VHTT Huyện b/c;

- BTV Đảng ủy b/c;

- MTTQ, các đoàn thể chính trị phth;

- BGH các nhà trường th;

- Lưu VT, VHTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC

Đăng lúc: 30/05/2018 (GMT+7)
100%

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THIỆU CHÍNH


Số: 86/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Thiệu Chính, ngày 20 tháng 5 năm 2017

KẾ HOẠCH

Thực hiện chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước

cho học sinh, trẻ em trên địa bàn xã Thiệu Chính

giai đoạn 2017 - 2020


Thực hiện Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 4 tháng 4 năm 2017 của UBND Huyện Thiệu Hoá về việc thực hiện chương trình và Kế hoạch bơi, phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trên địa bàn Huyện Thiệu Hóa

Ủy ban nhân dân xã Thiệu Chính ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trên địa bàn xã giai đoạn 2017-2020, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và các kiến thức phòng chống tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn chết do đuối nước cho học sinh, trẻ em.

Quán triệt và triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch phổ cập bơi cho học sinh; đồng thời nâng cao nhận thực, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, gia đình và xã hội trong việc thực hiện hiệu quả các giải pháp phổ cập bơi, phòng đưới nước cho học sinh, trẻ em.

Tăng cường và đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trẻ em, giúp học sinh, trẻ em nâng cao sức khỏe, hoàn thiện kỹ năng sống để trẻ tự bảo vệ mình và phòng tránh tai nạn đuối nước.

Huy động sự đóng góp của cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện tốt công tác phổ cập bơi, phòng chống đuối nước cho học sinh, trẻ em. Đảm bảo quá trình thực hiện an toàn, hiệu quả.

2.Yêu cầu

Đảm bảo tính thiết thực, an toàn, hiệu quả.

Hiệu trưởng các trường tạo điều kiện thuận lợi, sắp xếp hợp lý về thời gian giữa việc học văn hóa và ngoại khóa, phối hợp với các chủ hồ bơi có giấy phép đảm bảo quy định về an toàn trên địa bàn tỉnh để tổ chức các lớp phổ cập bơi cho học sinh.

Phấn đấu đến năm 2020 có 100% học sinh được phổ cập bơi.

Công tác phối hợp chặt chẽ, chu đáo thực hiện tốt với phương châm“ An toàn – Hiệu quả - Bổ ích”

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Đối tượng

Trẻ em dưới 16 tuổi; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em.

2. Phạm vi

Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn xã.

3. Thời gian:Từ năm 2017 đến năm 2020.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

- Năm học 2016-2017: Phấn đầu có 30% học sinh được phổ cập bơi.

- Năm học 2017-2018: Phấn đấu 50% học sinh được phổ cập bơi.

- Năm học 2018-2019: Phấn đấu 80% học sinh được phổ cập bơi.

- Năm học 2019-2020: Phấn đấu có 100% học sinh) được phổ cập bơi.

Hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh, trẻ em bị đuối nước hàng năm, phấn đấu đến năm 2020 không còn tình trạng học sinh bị đuối.

2. Nội dung và giải pháp thực hiện

2.1. Nội dung

- Trang bị kiến thức, lý thuyết bơi cơ bản;

- Thực hành bơi dưới nước;

- Kỹ năng sơ cấp cứu và kiến thức an toàn dưới nước;

- Cách xử lý khi gặp các tình huống nguy hiểm dưới nước.

2.2. Giải pháp thực hiện

- Tổ chức quán triệt và triển khai kế hoạch phổ cập bơi, phòng chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trong toàn xã.

- Điều tra, khảo sát thực trạng học sinh đang học tại trườngbiết bơi, chưa biết bơi.

- Tổ chức các lớp ngoại khóa cho học sinh, trẻ em tập bơi. Thời điểm trong năm học và cao điểm là các tháng hè từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.

Hàng nămxây dựng kế hoạch phổ cập bơi với thời gian cụ thể; phối hợp với những hồ bơi trong tỉnh gần trường học để thuận tiện trong việc đi lại của học sinh.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực phòng tránh đuối nước trẻ em tại cộng đồng cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã, đội ngũ cộng tác viên ở thôn, cán bộ Hội phụ nữ, cán bộ y tế, giáo viên... về kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em; kỹ năng xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động can thiệp phòng, chống đuối nước tại cộng đồng; kỹ năng giám sát qui định về xây dựng “Ngôi nhà an toàn”, “Trường học an toàn”, “Cộng đồng an toàn” cho học sinh, trẻ em để phòng đuối nước...

- Tổ chức các lớp hướng dẫn cho bản thân học sinh, trẻ em về các kỹ năng cơ bản để phòng tránh đuối nước cho học sinh, trẻ em.

- Kiểm tra, sơ kết và tổng kết việc thực hiện kế hoạch phổ cập bơi định kỳ vào cuối cuối năm học và tổ chức tổng kết công tác phổ cập bơi, phòng chống đuối nước vào cuối tháng 12 năm 2020.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các xã, đơn vị, trường học, theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, ngoài ra các cơ quan, đơn vị, trường học cần tổ chức vận động nguồn lực đóng góp từ nhân dân, phụ huynh, hội cha mẹ học sinh; kêu gọi sự tài trợ từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài xã... để thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công chức Văn hóa xã hội

Tham mưu cho UBND xã xây dựng Kế hoạch phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trên địa bàn xã và các văn bản chỉ đạo của UBND xã, Chủ tịch UBND xã về thực hiện Kế hoạch này. Chủ trì, phối hợp lồng ghép nội dung phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trong công tác gia đình; tăng cường công tác quản lý các bể bơi và hoạt động dạy bơi cho học sinh, trẻ em.

Tham mưu cho UBND xã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn đội, cộng tác viên, giáo viên thể dục các nhà trường trong địa bàn xã về phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em.

2. Trạm y tế.

Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện cấp cứu, điều trị cho trẻ em bị tai nạn, thương tích, đuối nước; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế thôn về phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước cho học sinh, trẻ em; xây dựng Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước học sinh, trẻ em.

3. Ban giám hiệu các nhà trường

Thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em trong trường học; nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống đuối nước học sịnh, trẻ em; Xây dựng trường học an toàn phòng, chống đuối nước học sinh, trẻ em, ngoài ra khuyến khích các bậc phụ huynh tạo điều kiện và dành thời gian đưa trẻ đi tập bơi trong dịp nghỉ hè.....

4. Đài Truyền thanh.

Phối hợp với các ban liên quan xây dựng chuyên mục, đưa tin bài về các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước tại cộng đồng, đặc biệt tập trung đối tượng là học sinh, trẻ em vào các dịp cao điểm như trong các dịp nghỉ hè và các địa điểm, khu vực có nguy cơ cao về tai nạn thương tích, đuối nước.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã chủ trì, phối hợp tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ, chăm sóc và giáo dục học sinh, trẻ em. Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành pháp luật về trẻ em, luật giao thông, xây dựng các mô hình: “Cộng đồng an toàn”, “Ngôi nhà an toàn” và “Trường học an toàn”, xây dựng cuộc sống an toàn, lành mạnh và thân thiện đối với trẻ em. Giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ em và việc phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện; Hội Nông dân huyện triển khai các hoạt động tuyên truyền, tập huấn các kiến thức về phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em cho cán bộ Hội các cấp và các bậc cha mẹ; phổ biến các quy định về phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em; đưa việc xây dựng “Ngôi nhà an toàn”, “Cộng đồng an toàn” vào nội dung sinh hoạt Câu lạc bộ của các cấp Hội.

- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với các ngành liên quan tổ chức chiến dịch ra quân phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước học sinh, trẻ em; hằng năm tổ chức tập huấn cho mạng lưới đoàn viên thanh niên trong huyện về phòng, chống tai nạn, thương tích và phòng, chống đuối nước học sinh, trẻ em; tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi trong dịp hè và cuộc thi Tuyên truyền măng non về phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước học sinh, trẻ em; tuyên dương các thiếu niên, nhi đồng điển hình trong hoạt động cứu đuối và tham gia phong trào phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước học sinh, trẻ em.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trên địa bàn xã, giai đoạn 2017 - 2020.

Yêu cầu các ban chuyên môn, cơ quan, đơn vị, đoàn thể liên quan, nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Nơi nhận:

- Phòng VHTT Huyện b/c;

- BTV Đảng ủy b/c;

- MTTQ, các đoàn thể chính trị phth;

- BGH các nhà trường th;

- Lưu VT, VHTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Từ khóa bài viết:

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT