THÔNG BÁO NỘI BỘ THÁNG 6/2024

Đăng lúc: 10/07/2024 (GMT+7)
100%


HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

TRÍCH: KẾ HOẠCH SỐ SỐ 184 - KH/HU

CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY

Ngày 24 tháng 4 năm 2024 Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch Vận động hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2024-2025, Bản tin nội bộ huyện trích như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, MỨC HỖ TRỢ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1.Đối tượng hỗ trợ.

Là 121 hộ gia đình cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, đang ở nhà xuống cấp, mất an toàn và được các đơn vị rà soát, thẩm định, đề nghị hỗ trợ kinh phí làm nhà ở trong giai đoạn 2024 - 2025

2. Điều kiện được hỗ trợ

Hộ gia đình đang ở trong nhà tạm bợ, hư hỏng, dột nát, mất an toàn, không có khả năng tự cải tạo, xây dựng mới; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp và chưa được hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân khác. Chỉ hỗ trợ kinh phí cho các hộ xây dựng nhà đảm bảo theo quy định, giá trị xây dựng mới không quá 300 triệu đồng và giá trị sửa chữa trên 50 triệu đồng.

3. Mức hỗ trợ

Hỗ trợ cho xây dựng nhà mới không quá 80 triệu đồng/hộ. Hỗ trợ cho hộ cải tạo, sửa chữa nhà 20 triệu đồng/hộ.

4. Tiến độ thực hiện

Thời gian thực hiện vận động, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn từ năm 2024 đến năm 2025, dự kiến lộ trình ưu tiên như sau:

+ Năm 2024: Ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho 70/121 hộ (chiếm 57,8%) là các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật), nhà ở có nguy cơ sụp đổ, mất an toàn, xuống cấp nghiêm trọng.

+ Năm 2025: Hỗ trợ kinh phí cho 51/21 hộ còn lại (gần 42,2%).

5. Nguồn kinh phí: từ nguồn xã hội hóa, kêu gọi sự ủng hộ đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện. Trong đó: cấp huyện vận động hỗ trợ 75% kinh phí làm nhà; cấp xã vận động hỗ trợ 25% kinh phí làm nhà còn lại.

II ĐỐI TƯỢNG, MỨC VẬN ĐỘNG VÀ ĐẦU MỐI TIẾP NHẬN

1. Đối tượng vận động

- Ở thôn, khu phố:Vận động gia đình, dòng họ, bà con trong thôn, khu phố hỗ trợ ngày công, vật tư, kinh phí để xây dựng nhà ở cho các đối tượng trong thôn, khu phố,ngoài kinh phí hỗ trợ của huyện, của xã.

- Cấp xã:Vận động cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn trực tiếp cấp xã quản lý; các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, hội đồng hương ở các tỉnh, thành phố…để đảm bảo 25% kinh phí hỗ trợ.

(Lưu ý: Không vận động thành viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đột xuất và các hộ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội).

- Cấp huyện:Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, lực lượng vũ trang cấp huyện, các doanh nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, hội đồng hương trong và ngoài huyện,để đảm bảo 75% kinh phí hỗ trợ.

2. Mức vận động

- Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, lực lượng vũ trang ít nhất 01 ngày lương.

- Vận động các tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân trong và ngoài huyện.

- Vận động đóng góp của nhân dân, mức ủng hộ tối thiểu 100.000 đồng/hộ.

3. Hình thức ủng hộ

Ủng hộ bằng tiền mặt hoặc hiện vật. Trường hợp nhà tài trợ ủng hộ trực tiếp cho hộ gia đình, đề nghị thông báo với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, xã để phối hợp thực hiện và tổng hợp kết quả hỗ trợ báo cáo theo quy định. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình thuộc đối tượng cần hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở.

4.Đầu mối đăng ký ủng hộ và tiếp nhận nguồn hỗ trợ:Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

III NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ, PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC

1. Nguồn lực vận động được từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân phải được quản lý công khai, minh bạch, đúng pháp luật, đúng đối tượng.

2. Nguồn lực vận động tại mỗi địa phương được dùng để hỗ trợ ngay cho các đối tượng tại địa phương. Cùng với huy động nguồn lực bằng tiền, các địa phương cần coi trọng huy động sự ủng hộ bằng ngày công, vật tư của các tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, thôn, khu phố...để hỗ trợ, xây dựng nhà ở cho các đối tượng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ.

Ban Biên tập

TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

CẦU NỐI GIỮA ĐẢNG VỚI DÂN Ở THIỆU HÓA

Đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở huyện Thiệu Hóa luôn là cầu nối, gieo niềm tin của Nhân dân đối với Đảng. Nhiều năm qua, Huyện ủy Thiệu Hóa luôn quan tâm, chú trọng chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo cơ sở. Mỗi cán bộ tuyên giáo là gương sáng về bản lĩnh chính trị, tư tưởng và đạo đức, lối sống để nâng cao tính đảng, tính chiến đấu và tính thuyết phục.

Đồng chí Nguyễn Thị Hà, Phó trưởng Ban, phụ trách Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thiệu Hóa, cho biết: "Công tác tuyên giáo luôn “đi trước dự báo, định hướng, đi cùng nắm chắc tình hình, đi sau giải quyết vướng mắc, đúc rút kinh nghiệm”. Xác định rõ vai trò quan trọng đó, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã làm tốt công tác tham mưu và chủ động thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng sát thực tiễn, đạt hiệu quả. Hiện nay, Ban Tuyên giáo cơ sở xã, thị trấn có từ 5 đến 7 người/đơn vị, chủ yếu do bí thư đảng ủy hoặc phó bí thư đảng ủy, phó chủ tịch UBND kiêm trưởng ban, thành viên còn lại gồm đại diện ngành, đoàn thể chính trị và bí thư chi bộ hoặc phó bí thư chi bộ nên hoạt động tương đối thuận lợi".

Để nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên giáo cơ sở, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thiệu Hóa chú trọng công tác kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; chỉ đạo đội ngũ tuyên giáo cơ sở bám sát địa bàn, gần gũi với quần chúng Nhân dân, thực hiện tốt công tác phối hợp, kịp thời nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng xã hội trong nội bộ Đảng và các tầng lớp Nhân dân để tham mưu định hướng, đề xuất chỉ đạo công tác tư tưởng tại địa phương cụ thể, sát thực; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ ít nhất 2 lần/năm; thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin mới về tình hình thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề nổi bật, định hướng dư luận xã hội nhằm giúp đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo làm tốt công tác bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch... Do đó, công tác tuyên giáo ở cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực.

Xã Thiệu Chính được đánh giá là một trong những đơn vị tốp đầu của huyện có sự phát triển đồng đều về mọi mặt. Năm 2024, xã phấn đấu về đích “kép” xã NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu nên khối lượng công việc thực hiện rất nhiều và khó khăn. Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm rất cao và quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Đội ngũ làm công tác tuyên giáo của xã đã luôn đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết. Rõ nhất là đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu chủ trương của Đảng và vai trò chủ thể của người dân trong XDNTM. Không nói suông, các cán bộ làm công tác tuyên giáo còn làm trước, vận động người thân trong gia đình, dòng họ, đảng viên làm để người dân tin tưởng làm theo; gần gũi trò chuyện, động viên... để người dân thấm nhuần và chuyển biến từ nhận thức sang hành động. Do đó từ năm 2021 đến 2023, toàn xã vận động được 59 hộ hiến 537m2đất, trong đó có 514m2đất thổ cư để mở rộng đường tối thiểu 7m. Tiêu biểu là gia đình đảng viên Nguyễn Văn Nam, thôn Dân Quyền - Dân Sinh hiến 64m2đất ở đã gỡ “nút thắt cổ chai” tuyến giao thông ngõ thôn, tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Đặc biệt là chỉ trong 1 tháng tuyên truyền, vận động, đã có 396 hộ đăng ký sử dụng nước sạch. Đây là tiêu chí rất khó nhưng với số hộ đăng ký trên đã góp phần thay đổi nhận thức cho nhiều người dân nông thôn chuyển sang dùng nước sạch, bảo đảm sức khỏe và giúp xã hoàn thành tiêu chí để về đích “kép” xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Ông Huỳnh Thanh, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo xã cho biết: “Đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở thường xuyên bám sát địa bàn, gần gũi với quần chúng Nhân dân, kịp thời nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng trong nội bộ Đảng và các tầng lớp Nhân dân để tham mưu, đề xuất chỉ đạo công tác tư tưởng; phát hiện, đề xuất biểu dương, khen thưởng kịp thời những điển hình tập thể, cá nhân để lan tỏa những việc làm hay, sáng tạo, tạo động lực, khích lệ người dân cùng tham gia; động viên cán bộ, đảng viên, Nhân dân thi đua lao động, sản xuất, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phấn đấu năm 2024, xã đạt mục đích “kép” xã NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu”.

Các địa phương khác trên địa bàn huyện đều chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động công tác tuyên giáo cơ sở, góp phần định hướng, giáo dục, ổn định chính trị, tư tưởng trong công tác xây dựng Đảng. Năm 2024, huyện Thiệu Hóa tập trung giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí huyện NTM, phấn đấu xây dựng đạt chuẩn huyện NTM nâng cao năm 2025. Để đạt mục tiêu, huyện đang tập trung thực hiện rất nhiều việc, như: đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; xây dựng các mô hình, cách làm hay; giải phóng mặt bằng thu hút đầu tư; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nêu gương cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu... Những việc làm trọng tâm, trọng điểm trên có vai trò rất quan trọng của công tác tuyên giáo và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, đặc biệt là công tác tuyên giáo cơ sở. Do đó, Huyện ủy Thiệu Hóa ưu tiên tập trung lựa chọn những cán bộ tâm huyết, trách nhiệm, có năng lực làm công tác tuyên giáo để tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Mỗi cán bộ tuyên giáo cơ sở phải thường xuyên học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bám sát thực tiễn và gắn bó mật thiết với Nhân dân, kịp thời phát hiện những nhân tố mới, kinh nghiệm hay để tổng kết và phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội.

Nguồn: Báo Thanh Hóa

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,

ĐẤU TRANHPHẢN BÁCCÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH

SỰ KẾ THỪA VÀ TƯ DUY MỚI CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chính sự tha hóa quyền lực là nguyên nhân căn bản dẫn đến tham nhũng. Cũng từ đó, Tổng Bí thư cho rằng, giải pháp căn cốt nhất để phòng, chống tham nhũng là kiểm soát quyền lực bằng việc hoàn thiện thể chế.

Một là, cũng như V. I. Lê-nin, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng “tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực và là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ; thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có, không thể xóa bỏ tận gốc tham nhũng trong một thời gian ngắn”. Bên cạnh việc khẳng định căn nguyên của tham nhũng và sự khó khăn, phức tạp, lâu dài của công tác phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư còn bổ sung diễn đạt mới đầy tính biện chứng, đó là khi nhấn mạnh “yếu tố cơ bản, nền tảng, có tác dụng ngăn chặn từ gốc hành vi tham nhũng là phải “nhốt” quyền lực trong “lồng” thể chế”. Để thực hiện điều này, Tổng Bí thư cho rằng, “phải từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để bảo đảm “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng”.

Nhằm hiện thực hóa thể chế “bốn không” đó, giai đoạn 2012 - 2022, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan tham mưu của Đảng đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng; Quốc hội ban hành hơn 300 luật, pháp lệnh, nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hơn 2.600 nghị định, quyết định, chỉ thị; cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương ban hành hơn 45.000 văn bản; các bộ, ngành, địa phương ban hành gần 100.000 văn bản để cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh việc nhấn mạnh hoàn thiện, đồng bộ thể chế, Tổng Bí thư cũng chỉ đạo cần nâng cao văn hóa công vụ, bảo đảm tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình trong thực thi nhiệm vụ theo xu hướng quản trị nhà nước hiện đại và trách nhiệm giải trình ngày càng trở thành nguyên tắc phổ quát trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Khi đó, người dân là trung tâm, có vai trò chủ động và quan trọng trong tất cả các quá trình quản trị, từ ban hành, quyết định thực thi chính sách, pháp luật và chi tiêu công. Có thể thấy rằng, đây là một cách diễn đạt hiện đại của tư tưởng dân là gốc đã được đồng chí Tổng Bí thư kế thừa và thường xuyên nhắc đến.

Hai là, trước những biểu hiện phức tạp, khó lường, với sự cấu kết của nhiều đối tượng ở nhiều cấp độ, phạm vi trong hành vi tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã chỉ đạo cần “chú trọng kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng phòng, chống tham nhũng; tích cực hợp tác quốc tế và từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước”. Biểu hiện sinh động cho quan điểm này là: (i) Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được kiện toàn về tổ chức, nâng cấp về quyền hạn và mở rộng phạm vi hoạt động, thay đổi từ “chống tham nhũng, lãng phí” thành “chống tham nhũng, tiêu cực” để xử lý những vấn đề rộng hơn, căn cốt hơn, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; (ii) Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được thành lập và đi vào hoạt động, bước đầu đạt nhiều kết quả tích cực; (iii) Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy được tái lập đã bước đầu có nhiều nỗ lực, cố gắng, nâng cao hiệu quả tham mưu về công tác phòng, chống tham nhũng; (iv) Sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát, nội chính của Đảng với cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra; giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán với cơ quan điều tra; giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trung ương, địa phương và các bộ, ngành chức năng ngày càng chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, hầu như không còn tình trạng “quyền anh, quyền tôi”, “cua cậy càng, cá cậy vây”.

Ba là, trên cơ sở nhận định tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trong công tác phòng, chống tham nhũng cần quán triệt tư tưởng “nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”. Trong quá trình ấy, “cần xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng lớn; ngăn chặn có hiệu quả tệ “tham nhũng vặt”, “gợi ý”, “lót tay”; hạn chế sự tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích”, “sân sau”, “tư duy nhiệm kỳ”; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng. Đặc biệt, phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”. Đáng nói hơn, nó không chỉ dừng lại ở nguyên tắc lý luận mà còn trở thành phương châm hành động trên thực tiễn, trong giai đoạn 2012 - 2022, các cơ quan tố tụng trên cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm gần 16.000 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế với hơn 30.300 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo 313 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 120 vụ án, 1.083 bị cáo, trong đó có 37 cán bộ diện Trung ương quản lý, bị xử lý hình sự.

Bốn là, một điểm mới hết sức quan trọng trong quan điểm phòng, chống tham nhũng của Tổng Bí thư là đã xác lập quy trình xử lý tham nhũng, theo đó, kỷ luật Đảng đi trước, tạo tiền đề, mở đường cho thanh tra, điều tra, xử lý hành chính và hình sự theo pháp luật. Quy trình này đã được áp dụng nghiêm túc và hiệu quả khi điều tra, xử lý các đại án tham nhũng ở các lĩnh vực y tế, kinh tế trong thời gian qua. Hơn nữa, khi trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án tham nhũng nổi bật gần đây, Tổng Bí thư đã trực tiếp đề cập đến hiện tượng tham nhũng mới phát sinh, đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm, đang ra sức lũng đoạn kinh tế - xã hội, đó là “nhóm lợi ích”- sự cấu kết, móc ngoặc của những người có quyền lực với nhau hoặc người có quyền lực với doanh nghiệp bất liêm nhằm mưu cầu, giành giật, chiếm đoạt lợi ích vật chất, danh tiếng, quyền lực cho bản thân và phe nhóm mình, tác động đến quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Dẫn lại lời của C. Mác, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Khi mà tư bản đầu sỏ tài chính cấu kết với quyền lực chính trị thì nó chi phối xã hội ghê gớm lắm!”.

Năm là, nét sáng tạo riêng có và thể hiện đầy đủ tính toàn diện trong quan điểm phòng, chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là đã nhận diện đầy đủ, rõ ràng những hệ lụy từ nhận thức tiêu cực, không đúng bản chất của công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay. Những quan điểm này không chỉ phản bác luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch, mà còn góp phần ổn định tư tưởng của cán bộ, đảng viên, điều hòatâm lý xã hội. Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần nhận thức một cách mạnh mẽ, toàn diện rằng: “Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng và xây dựng, chỉnh đốn Đảng chỉ làm “chùn bước” những ai có động cơ không trong sáng, đã trót “nhúng chàm” và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnhvà chính nhờ làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại”.

Trích: Nguồn từ Tạp Chí Cộng Sản

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ BÁO CHÍ VÀ XÂY DỰNG,

PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, người đặt nền móng đầu tiên cho báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là nhà báo lỗi lạc của nền báo chí ấy. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi báo chí và những người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. Cuộc đời của Người không tách rời hoạt động báo chí, làm báo là làm cách mạng và để làm cách mạng. Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí Hồ Chí Minh để xây dựng, phát triển báo chí cách mạng Việt Nam trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về báo chí có vai trò quan trọng đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam. Theo quan điểm của Người, báo chí là vũ khí đấu tranh nên báo chí cách mạng trước tiên phải mang tính chiến đấu, tính định hướng và tính quần chúng nhằm tuyên truyền cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng, đưa họ đến mục đích chung là kháng chiến và kiến quốc.

Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ to lớn của báo chí cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ, nghề báo là một loại hình nghề nghiệp đặc biệt, vừa là hoạt động chính trị - xã hội, vừa là hoạt động sáng tạo trong đó dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng. Để làm được nghề báo, những người làm báo phải đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức, chính trị và kỹ năng nghề nghiệp nhất định.

Trước hết, người làm báo cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, không ngại khó khăn, hy sinh, vì nhân dân phục vụ; cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động. Người nhấn mạnh vai trò “chiến sỹ” của người làm báo, đòi hỏi nhà báo phải kiên định lập trường, giữ vững quan điểm báo chí cách mạng, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt. Hơn ai hết, nhà báo phải là người chí công vô tư, có hiểu biết rộng và nhất là có cái tâm trong sáng; báo chí là một nghề, cho nên người làm báo cách mạng cần được bồi dưỡng lập trường cách mạng vững vàng, thường xuyên rèn luyện đạo đức, được đào tạo nghề nghiệp, biết ngoại ngữ…

Những người làm báo phải biết trau dồi kiến thức, học tập lý luận, lăn lộn trong thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, vào đời sống nhân dân, gắn bó với nhân dân.Người nêu rõ “nhiệm vụ của người làm báo là rất quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hóa, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình.” Người làm báo luôn phải tự rèn luyện, phải có ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn. Muốn rèn nghề tốt phải có tinh thần khiêm tốn, cầu thị, ham học hỏi, không ngừng vươn lên.

Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, báo chí cách mạng tiếp tục giữ vững vai trò là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, làm cho nhân dân trong và ngoài nước hiểu rõ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam; đấu tranh phản bác những thông tin sai trái, một chiều, xuyên tạc, thù địch, chống phá chế độ; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thu hút sự ủng hộ, giúp đỡ thế giới, tạo lập môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, trong hơn 35 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, lãnh đạo báo chí, do đó, báo chí đã phát triển khá nhanh về số lượng, đến nay cả nước có“844 cơ quan báo chí với 184 báo in, 660 tạp chí in và 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập…, hơn 19.000 nhà báo được cấp thẻ; số hội viên Hội Nhà báo Việt Nam là 23.893 người đang sinh hoạt tại 297 đơn vị cấp hội, trong đó có 63 hội nhà báo tỉnh, 19 liên chi hội và 215 chi hội trực thuộc Trung ương hội;…”.

Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí của Hồ Chí Minh, mỗi nhà báo cần thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Lập trường chính trị vững vàng, có bản lĩnh kiên định, trung thành tuyệt đối với Đảng, với đất nước. Làm báo thực chất là làm chính trị, do đó ý thức nghề nghiệp của người làm báo trước hết là ý thức chính trị, ý thức về lập trường chính trị cách mạng, là thái độ bảo vệ chế độ, bảo vệ dân tộc, bảo vệ giai cấp, kiên quyết chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Người làm báokhông dao động trước mọi cám dỗ, tiên phong trong chiến đấu chống các thế lực thù địch đang thực hiện âm mưudiễn biến hòa bình, thúc đẩytự diễn biến, tự chuyển hóa, sử dụng các chiêu bàidân chủ, nhân quyềnhòng làm thay đổi chế độ chính trị của nước ta.

- Rèn luyện, giữ vững sự trong sáng của đạo đức nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, vận dụng sáng tạo vào hoạt động tác nghiệp của mình, phấn đấu đưa nền báo chí của nước nhà theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, là “cầu nối” giữa Đảng với dân, vì nhân dân để phụng sự. Mỗi nhà báo phải sâu sát đến cơ sở, thực tiễn, nắm bắt được hơi thở của thời đại, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, kịp thời tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, xã hội.

- Công cuộc đổi mới của đất nước ngày càng đi vào chiều sâu, đạt được nhiều thành tựu to lớn, báo chí cần phải phản ánh trung thực, nêu gương tốt, điển hình, tiêu biểu để cổ vũ động viên cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân noi theo. Bên cạnh đó, cần kiên quyết đấu tranh, chỉ rõ những hành vi tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lộng quyền và các tệ nạn xã hội để từng bước góp phần giảm thiểu những điều xấu, tôn vinh những nhân tố mới, tốt đẹp trong đời sống xã hội.

Ban biên tập

LÀM GIÀU TRÊN VÙNG ĐỒNG TRŨNG

Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở huyện Thiệu Hóa có bước phát triển, tác động tích cực đến đời sống của cán bộ, hội viên, nông dân. Cũng từ phong trào này, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều tấm gương điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, tiêu biểu có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Anh Lê Văn Thẩn ở thôn Vĩ Thôn, xã Thiệu Phúc (Thiệu Hóa) là một tấm gương tiêu biểu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, một hội viên nông dân nhiệt huyết với các phong trào của hội. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông nên anh Lê Văn Thẩn gắn bó với nghề nông từ nhỏ, bao thăng trầm nghề nông đều trong tâm trí anh. Vùng quê anh vốn là vùng sản xuất lúa, tuy nhiên quá trình sản xuất từ cấy, thu hoạch, bảo quản còn gặp nhiều khó khăn do đó thu nhập của bà con nông dân không cao. Từ thực trạng đó, trong anh luôn ấp ủ hoài bão làm sao để giảm bớt những khó khăn, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa và cũng là nâng cao chất lượng, giá trị hạt gạo quê hương.

Bắt nhịp vào sự thay đổi của thị trường, anh Lê Văn Thẩn cũng nhận ra cần có những tiếp cận để thích nghi. Ban đầu mỗi ngày anh mua gom vài tạ thóc, sau tăng dần lên vài tấn để nhập cho các kho lớn hay dùng một phần xay xát, lấy phụ phẩm, cám bã chăn nuôi nông hộ. Những bước đi đầu tiên ấy dần giúp anh tích cóp vốn liếng và nuôi chí mở rộng đầu tư. Khi đã vững nghề, chắc vốn, nhiều mối hàng, anh xây kho trữ và đầu tư thêm máy xay xát công suất lớn hơn.

Năm 2018, anh thành lập Công ty TNHH lương thực Thuần Dũng, đầu tư nhà máy thu mua và xay xát lúa gạo quy mô lớn. Để chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến gạo chất lượng cao, anh đã trực tiếp liên kết xây dựng vùng lúa năng suất, chất lượng cao. Hình thức liên kết là công ty đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giám sát quy trình sản xuất và thu mua bao tiêu lúa cho bà con. Ngoài ra, công ty còn ký kết bao tiêu lúa tươi tại ruộng cho nông dân trong huyện và các huyện lân cận với tổng diện tích trên 300ha. Đến nay, anh Thẩn đã đầu tư gần 40 tỷ đồng mua sắm phương tiện, máy móc phục vụ sản xuất, kinh doanh. Công ty hiện tạo việc làm cho 30 lao động thường xuyên, với mức thu nhập ổn định bình quân 8 - 11 triệu đồng/lao động/tháng; tạo việc làm cho 25 - 30 lao động thời vụ, với mức thu nhập từ 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng/người/ngày. Song song với quá trình sản xuất theo hướng hữu cơ, từ sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, huyện và các lớp đào tạo, tập huấn, công ty đã áp dụng thành công chuyển đổi số để kinh doanh lúa gạo. Sản phẩm được đưa lên nhiều sàn thương mại điện tử, nhờ đó doanh thu năm 2023 tăng hơn so với các năm trước, tổng doanh thu năm 2023 đạt 40 tỉ đồng.

Anh Lê Văn Thẩn chia sẻ: "Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ, tôi luôn chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng gạo. Trước kia, khi phơi khô được lúa, người nông dân cần ít nhất 3 ngày nắng to. Vì vậy, khi phơi ngoài trời nắng, trong thời gian dài như vậy, hạt gạo bị chuyển hóa một số dưỡng chất, giảm thành phần dinh dưỡng và mất đi một số vị đậm đà, độ thơm ngon tự nhiên. Để khắc phục nhược điểm này, tôi đầu tư dây chuyền sấy khô tự động với công suất 100 tấn/ca. Đây là bước đột phá quan trọng đã đem đến sự thay đổi lớn cho ngành chế biến lúa gạo. Dây chuyền này với những tính năng tự động cao, nên khi sấy khô ở nhiệt độ thích hợp hạt lúa vẫn giữ nguyên được các dưỡng chất tự nhiên, tạo ra sản phẩm gạo chất lượng cao. Chưa thật bằng lòng với những thành quả đã đạt được, tôi vẫn luôn trăn trở làm sao để người nông dân quê mình làm nông nghiệp có cuộc sống tốt đẹp hơn. Hướng đi của tôi là làm sao cho hạt gạo quê hương có được thương hiệu như những sản phẩm nổi tiếng ở những vùng quê khác, góp phần nhỏ bé của mình xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".

Giỏi trong kinh doanh, anh Thẩn còn được cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân cảm mến vì những nghĩa cử anh đã dành cho quê hương. Mỗi năm anh đều dành một khoản tiền quan tâm đến công tác đền ơn, đáp nghĩa, ủng hộ gia đình khó khăn, hoàn cảnh neo đơn; tặng quà cho các cháu học sinh có thành tích học tập tốt, đóng góp xây dựng các công trình văn hóa, giáo dục trong XDNTM với số tiền trên 3 tỷ đồng. Đóng góp phòng, chống đại dịch COVID-19 hơn 100 triệu đồng. Hàng năm gia đình anh đều giúp đỡ 15 hộ khó khăn về vật chất và kiến thức kinh doanh.

Từ những tấm gương tiêu biểu như anh Thẩn trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống nông dân địa phương. Đồng thời, giúp cho người nông dân đổi mới suy nghĩ, cách làm, xây dựng nhiều mô hình hiệu quả, sáng tạo trong vận dụng những tiến bộ mới vào sản xuất góp phần làm giàu cho bản thân, cho gia đình và góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Hoàng Lan

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ HUYỆN THIỆU HÓA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, CẬP NHẬT KIẾN THỨC MỚI

Học tập lý luận chính trị (LLCT) không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là nghĩa vụ, giải pháp nâng cao năng lực, đạo đức, phẩm chất cán bộ, đảng viên. Với tầm quan trọng đó, nhiều năm qua Trung tâm Chính trị (TTCT) huyện Thiệu Hóa đã chú trọng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên, trong đó đặc biệt quan tâm đổi mới tư duy của các chủ thể tham gia đào tạo, bao gồm cả giảng viên và học viên; đổi mới phương pháp dạy và học; cập nhật kiến thức mới; gắn lý thuyết với thực hành...

Năm 2023, TTCT huyện Thiệu hóa phối hợp tổ chức 10 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, với 707 học viên; 02 lớp bồi dưỡng Lý luận chính trị dành cho đảng viên mới với 176 đồng chí; 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho các đồng chí phó bí thư chi bộ với 167 đồng chí,…

Quý I/2024, trung tâm đã mở được 3 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng với 230 học viên, 1 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho 105 đảng viên; 2 lớp chuyên đề và các lớp kiểm tra nhận thức về Đảng. TTCT Thiệu Hóa luôn giữ vững danh hiệu đạt chuẩn và được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh giá, xếp loại là một trong những đơn vị đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm đề ra; chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng đều được nâng lên, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện

Đạt được kết quả trên, trước hết, Trung tâm Chính trị đã chú trọng thực hiện nghiêm túc nội dung giảng dạy theo giáo trình và đề cương hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và quan tâm đến chất lượng đội ngũ giảng viên. Trung tâm có 2 giảng viên chuyên trách, 4 giảng viên kiêm chức là trưởng, phó các Ban xây dựng Đảng của Huyện ủy, có bề dày thực tiễn, nhiệt tình, tích cực và có phương pháp giảng dạy tốt, trách nhiệm với công việc, luôn dành thời gian nghiên cứu tài liệu, cập nhật thông tin mới vào bài giảng. Hàng năm Trung tâm tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy cử người dự thi các hội thi giảng viên LLCT giỏi do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức; tạo điều kiện cho giảng viên tham gia đầy đủ tập huấn nghiệp vụ giảng dạy LLCT; các giảng viên chủ động bổ sung kiến thức mới trong giáo án, đồng thời mỗi chương trình bồi dưỡng đều phải soạn thành ngân hàng đề.

Một trong những yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng LLCT của Trung tâm Chính trị còn là việc đổi mới phương pháp dạy, lấy người học làm trung tâm, gợi mở các vấn đề để học viên thảo luận, nâng cao kiến thức, kỹ năng. Đối với học viên là cán bộ, công chức chọn phương pháp phát vấn. Đối với học sinh THPT chọn phương pháp gợi mở, thảo luận, thuyết trình nhằm phát huy tối đa tính tự giác, sáng tạo và bồi dưỡng thêm kỹ năng cho từng học viên. Qua đó, mỗi cán bộ, đảng viên thấm nhuần Tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần học tập suốt đời, học đi đôi với hành.

Cùng với đó, trong quá trình giảng dạy, giảng viên luôn gắn lý luận với thực tiễn bằng việc tổ chức cho một số lớp đi nghiên cứu thực tế, như: thường xuyên tổ chức cho các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng dâng hương tại khu di tích lịch sử cách mạng nhà thờ họ Vương - nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện, một trong ba chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiêu của Tỉnh; khu di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc của cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa, thời kỳ 1967-1973, xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa; Khu di tích lịch sử Lam Kinh...Sau mỗi chuyến đi thực tế, học viên được nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị vững vàng, vận dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng đơn vị, địa phương.

Để nội dung bài giảng không khô cứng, việc cập nhật kiến thức mới và giới thiệu lịch sử Đảng bộ huyện, thông tin tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong huyện; tình hình thời sự trong nước, trong tỉnh và thế giới luôn được Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Ban Giám đốc đưa vào giảng dạy, nói chuyện chuyên đề; thường xuyên cập nhật các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong các chỉ thị, nghị quyết mới ban hành, những gương điển hình tập thể, cá nhân, những cách làm hay, sáng tạo của cơ quan, đơn vị trong thực hiện các phong trào thi đua, nhiệm vụ chuyên môn... giúp học viên nắm bắt kịp thời, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm.

Với sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, sự phối hợp chặt chẽ của Trường Chính trị tỉnh và chủ động làm việc với các phòng, ban, đoàn thể chính trị xã hội của huyện và các đảng ủy, chi ủy trực thuộc Huyện ủy trong đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và quần chúng ưu tú... Trung tâm đã chú trọng đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng LLCT gắn lý luận và thực tiễn; học theo hướng chủ động. Do đó, số lượng lớp và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm Chính trị được nâng lên, góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu phát triển Đảng theo tinh thần Nghị quyết của huyện đề ra.

Nguyễn Thị Hà

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thiệu Hóa

ĐẢNG BỘ HUYỆN THIỆU HÓA QUAN TÂM PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG HỌC

Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường THPT trên địa bàn huyện Thiệu Hóa luôn quan tâm đến công tác tạo nguồn phát triển đảng viên trong học sinh. Từ đó tạo động lực cho mỗi học sinh luôn nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành, tiếp tục khẳng định bản thân trong những chặng đường tiếp theo.

Trường THPT Thiệu Hóa được xem là lá cờ đầu trong công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên. Thời gian qua, cùng với nâng cao chất lượng dạy và học, Đảng bộ nhà trường đã tổ chức nhiều phong trào thi đua, tạo môi trường tích cực để học sinh được tham gia, cống hiến và khẳng định bản thân. Đây cũng là cách làm hiệu quả giúp nhà trường tìm được những nhân tố điển hình trong việc tạo nguồn, giới thiệu phát triển đảng viên. Vì vậy, số lượng học sinh được tham gia các lớp cảm tình Đảng và được kết nạp Đảng trong nhà trường tăng rõ rệt qua các năm. Năm 2022, nhà trường đã bồi dưỡng và kết nạp 7 quần chúng ưu tú vào Đảng; năm 2023 kết nạp 26 đảng viên; từ đầu năm 2024 đến nay kết nạp được 34 đảng viên. Ban giám hiệu nhà trường xác định công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong học sinh là nhiệm vụ quan trọng, Đảng ủy nhà trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên, học sinh về quy định, điều kiện kết nạp Đảng. Bên cạnh đó, đội ngũ thầy, cô giáo sinh hoạt tại các chi bộ là những người sâu sát với học sinh, từ đó quan tâm, theo dõi, giới thiệu tạo nguồn để phát triển đảng viên là những học sinh có ý chí phấn đấu vươn lên, có thành tích trong học tập cũng như tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của lớp, của trường. Vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng khi vừa tròn 18 tuổi, em Trịnh Thị Thu Hà, học sinh lớp 12C3 xúc động nói: “Đây là ngày đáng nhớ nhất trong cuộc đời em, cũng là động lực để em luôn nỗ lực phấn đấu rèn luyện, học tập tốt hơn”. Trường THPT Lê Văn Hưu cũng là đơn vị tiên phong trong công tác phát triển đảng viên là học sinh. Ban giám hiệu nhà trường cũng xác định: Để tạo nguồn và phát triển đảng viên trong trường học, căn cứ vào chỉ tiêu huyện giao, hằng năm Đảng bộ nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên. Trong đó, giải pháp được thực hiện có hiệu quả là Đảng ủy giao cho các chi bộ, Đoàn trường cùng với thầy, cô giáo chủ nhiệm phát hiện những học sinh tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của lớp, của trường để có lộ trình hướng dẫn, bồi dưỡng xuyên suốt quá trình từ lớp 10 đến lớp 12. Do đó, số lượng học sinh được kết nạp Đảng không ngừng tăng về số lượng và bảođảmchất lượng. Với những giải pháp trên, từ năm học 2021-2022 đến nay nhà trường đã kết nạp được 55 quần chúng ưu tú vào Đảng; riêng năm học 2023-2024, trong dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn (26-3-1931 - 26-3-2024) nhà trường đã kết nạp được 22 học sinh là đảng viên và sẽ kết nạp đảng viên đợt 2 vào tháng 5 này. Những đảng viên là học sinh đã được kết nạp, qua theo dõi, nhà trường nhận thấy các em đều phát huy được vai trò, trách nhiệm của người đảng viên trong môi trường mới, luôn nỗ lực phấn đấu, đạt nhiều thành tích trong học tập cũng như phong trào. Xác định công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức cơ sở đảng, những năm qua, Đảng bộ huyện Thiệu Hóa đã có nhiều giải pháp tạo nguồn, nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên, trong đó quan tâm đến đối tượng là học sinh tại các trường THPT. Từ đó không chỉ tăng số lượng đảng viên trẻ, bảođảmsự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng, mà còn tạo môi trường thi đua, động lực để cho học sinh nỗ lực rèn luyện, phấn đấu... Với những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, từ năm 2021 đến nay Đảng bộ huyện Thiệu Hóa đã kết nạp được 186 đảng viên là học sinh, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của huyện.

Trung Hiếu

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

DI TÍCH HẦM CHỈ HUY CỦA TỈNH ĐỘI THANH HÓA THỜI KỲ (1965 - 1973)

Tại địa phận núi Đồng Chài (còn gọi là núi Đồng Mồ), thôn Thọ Sơn (tên Nôm là làng Núi), xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa đến nay vẫn còn bảo tồn được căn hầm làm việc của chỉ huy Tỉnh đội Thanh Hóa thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ra miền Bắc, từ năm 1965 đến năm 1973.

Cuối năm 1964, đầu năm 1965, chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam và dùng không quân, hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Trước sự thay đổi về chiến lược của cuộc chiến tranh và những diễn biến phức tạp của tình hình, ngày 25 tháng 3 năm 1965, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III)đã tiến hành Hội nghị lần thứ 11. Hội nghị đã nhận định "Nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền Bắc lúc này là kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng cho hợp với tình hình mới”

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã kịp thời chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân củng cố thế trận chiến tranh Nhân dân sẵn sàng đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chuyển hướng phát triển kinh tế, xã hội, giao thông vận tải sang thời chiến, chuyển hướng công tác tư tưởng và tổ chức đáp ứng yêu cầu mới.

Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nưởc là địa bàn chiến lược trọng yếu, chiếc giáp sắt bảo vệ thủ đô Hà Nội, kho dự trữ chiến lược, chiếc cầu nối giữa miền Bắc với miền Nam. Vì vậy, đế quốc Mỹ luôn coi Thanh Hóa là trọng điểm đánh phá trong chiến tranh phá hoại. Được sự chỉ đạo của quân khu về công tác chuẩn bị chiến đấu của lực lượng vũ trang và tổ chức công tác phòng không Nhân dân đối phó với âm mưu dùng không quân ném bom bắn phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, Ban cán sự Đảng Tỉnh đội đã đề xuất với Ban Thưởng vụ Tinh ủy, chỉ thị cho các ngành, các cấp các địa phương tăng cường lãnh đạo nâng cao cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và tổ chức công tác phòng không Nhân dân trong địa phương, đơn vị mình như: Triển khai công tác báo động phòng không, xây dựng hầm hào phòng tránh, tổ chức hệ thống cấp cứu phòng không, phòng cháy chữa cháy; lập kế hoạch phân tán, sơ tán, di dân, nhất là người già, trẻ em ra khỏi khu vực trọng điểm đánh phá của đế quốc Mỹ và chyển toàn bộ sinh hoạt, sản xuất, công tác, học tập của cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, hợp tác xã vào trạng thái chiến tranh. Các cơ quan quân sự huyện, thị xã trực tiếp hướng dẫn các xí nghiệp, hợp tác xã có lực lượng chiến đấu, xây dựng trận địa, làm hầm ẩn nấp, tổ chức báo động để thực hiện vừa sản xuất vừa chiến đấu, nhất là khu vực Hàm Rồng, Nam Ngạn, Đông Sơn, Yên Vực, Nam Bắc đò Lèn, Nam Bắc bến phà Ghép; đồng thời hướng dẫn việc triển khai thực hiện kế hoạch phân tán, sơ tán và chuyển sang trạng thái thời chiến cho tất cả các địa phương trong tỉnh, trước hết lả các khu vực thị xã, Hàm Rồng, Đò Lèn, Phà Ghép, Sầm Sơn, Bái Thượng, Thọ Xuân,...; thưởng xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, kịp thời báo cho Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh.

Từ chủ trương trên, năm 1966 góp phần cùng cả nước quyết tâm đánh tháng giặc Mỹ xâm lược, Nhân dân xã Tân Châu đã đóng góp hàng vạn ngày công và nhiều vật liệu để xây hầm hào, đảm bảo việc sơ tán của Tỉnh ủy và bộ chỉ huy quân sự tỉnh về Tân Châu. Đồng chí Ngô Thuyền, Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Trịnh Tố Phan, Tỉnh đội trưởng là những người trực tiếp làm việc và chỉ huy trong những căn hầm này.

Năm 1966, Nhân dân xã Tân Châu cùng với các chiến sĩ công binh đã không quản ngày đêm mưa phùn, gió bấc, đường sá trơn trượt vận chuyển hàng chục mét khối đá, sắt, thép, xi măng vừa xây dựng căn hầm, vừa chống trả lại những đợt oanh tạc của quân địch. Căn hầm là nơi làm việc và chỉ huy của tỉnh đội trong hai lần giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, trong đó Thanh Hóa là một trọng điếm đánh phá của quân giặc.

Hầm được thiết kế theo kiểu chữ Chi, có hai cửa: Cửa phía Tây Bắc cao l,7m, rộng 80cm, âm so với mặt đất hiện nay 60cm. Cửa phía Đông Bắc có kích thước giống cửa phía Tây Bắc, âm so với mặt đất 150cm. Đường hầm dài khoảng 10m, chia thành bốn nhánh chữ Chi, trung bình mỗi nhánh hầm có độ dài khoảng 2,5m. Phần tường hầm cao l,4m, xây bằng 17 hàng gạch, kích thước mỗi viên gạch rộng 10cm, dày 6cm, dài 12cm. Phía trên xây theo kiểu mái vòm, chất liệu bằng bê tông, xi măng và sắt thép. Phần giáp ranh giữa mỗi hai nhánh hầm được thiết kế một lỗ thông hơi có đường kính 15cm. Nền hầm lát gạch, dưới nền được xây những bệ gạch để làm chỗ ngồi làm việc và hội họp bàn phương án tác chiến. Bệ gạch rộng 40cm, cao 33cm. Phần bệ gạch này được xây bằng gạch có độ rộng 2m, và dày 50cm nhằm mục đích tạo thêm sự chịu lực cho căn hầm, bảo đảm sự an toàn cho các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh đội.

Hầm chỉ huy của Tỉnh đội Thanh Hóa (thời kỳ 1965 - 1973) đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh năm 2013. Tuy nhiên, hiện tại căn hầm đã xuống cấp, cần thiết phải trùng tu, tồn tạo nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử trong việc giáo dục truyền thống yêu nước đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Nguồn: Di tích Lịch sử cách mạng tỉnh Thanh Hóa

GỬI NGƯỜI LÀM BÁO

Tay cầm bút viết lên điều thực tế

Những phận đời và sự việc quanh ta

Luôn làm cho nghề nhà báo nở hoa

Dẫu đối mặt gian truân và tiêu cực

Từ hải đảo xa xôi đều kịp lúc

Gửi thông tin nóng về đến đất liền

Hay vùng miền chịu lũ lụt luân phiên

Cả biên giới, rẻo cao đều có mặt

Ngòi bút em nêu thông tin chân thật

Khiến kẻ tham ô có tật giật mình

Người có công thì xứng đáng quang vinh

Tất cả vì nước nhà đang phát triển

Không ít lần đương đầu cùng hung hiểm

Bởi dấn thân vào tệ nạn công khai

Cùng ban ngành gỡ vướng mắc sửa sai

Rất xứng đáng vai trò người làm báo

Em cũng góp phần đăng bài khuyên bảo

Mỗi cá nhân chưa biết lỗi quay đầu

Đừng vì đồng tiền phạm pháp lún sâu

Hãy thức tỉnh hoàn lương xây đời mới

Nay báo chí đang trên đà vươn tới

Chúc mừng em với tất cả phóng viên

Và những người đồng tâm huyết hữu duyên

Lập thành tích rạng ngời trên mọi mặt

Bút danh:Nghi Lâm





THÔNG BÁO NỘI BỘ THÁNG 6/2024

Đăng lúc: 10/07/2024 (GMT+7)
100%


HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

TRÍCH: KẾ HOẠCH SỐ SỐ 184 - KH/HU

CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY

Ngày 24 tháng 4 năm 2024 Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch Vận động hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2024-2025, Bản tin nội bộ huyện trích như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, MỨC HỖ TRỢ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1.Đối tượng hỗ trợ.

Là 121 hộ gia đình cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, đang ở nhà xuống cấp, mất an toàn và được các đơn vị rà soát, thẩm định, đề nghị hỗ trợ kinh phí làm nhà ở trong giai đoạn 2024 - 2025

2. Điều kiện được hỗ trợ

Hộ gia đình đang ở trong nhà tạm bợ, hư hỏng, dột nát, mất an toàn, không có khả năng tự cải tạo, xây dựng mới; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp và chưa được hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân khác. Chỉ hỗ trợ kinh phí cho các hộ xây dựng nhà đảm bảo theo quy định, giá trị xây dựng mới không quá 300 triệu đồng và giá trị sửa chữa trên 50 triệu đồng.

3. Mức hỗ trợ

Hỗ trợ cho xây dựng nhà mới không quá 80 triệu đồng/hộ. Hỗ trợ cho hộ cải tạo, sửa chữa nhà 20 triệu đồng/hộ.

4. Tiến độ thực hiện

Thời gian thực hiện vận động, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn từ năm 2024 đến năm 2025, dự kiến lộ trình ưu tiên như sau:

+ Năm 2024: Ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho 70/121 hộ (chiếm 57,8%) là các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật), nhà ở có nguy cơ sụp đổ, mất an toàn, xuống cấp nghiêm trọng.

+ Năm 2025: Hỗ trợ kinh phí cho 51/21 hộ còn lại (gần 42,2%).

5. Nguồn kinh phí: từ nguồn xã hội hóa, kêu gọi sự ủng hộ đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện. Trong đó: cấp huyện vận động hỗ trợ 75% kinh phí làm nhà; cấp xã vận động hỗ trợ 25% kinh phí làm nhà còn lại.

II ĐỐI TƯỢNG, MỨC VẬN ĐỘNG VÀ ĐẦU MỐI TIẾP NHẬN

1. Đối tượng vận động

- Ở thôn, khu phố:Vận động gia đình, dòng họ, bà con trong thôn, khu phố hỗ trợ ngày công, vật tư, kinh phí để xây dựng nhà ở cho các đối tượng trong thôn, khu phố,ngoài kinh phí hỗ trợ của huyện, của xã.

- Cấp xã:Vận động cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn trực tiếp cấp xã quản lý; các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, hội đồng hương ở các tỉnh, thành phố…để đảm bảo 25% kinh phí hỗ trợ.

(Lưu ý: Không vận động thành viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đột xuất và các hộ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội).

- Cấp huyện:Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, lực lượng vũ trang cấp huyện, các doanh nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, hội đồng hương trong và ngoài huyện,để đảm bảo 75% kinh phí hỗ trợ.

2. Mức vận động

- Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, lực lượng vũ trang ít nhất 01 ngày lương.

- Vận động các tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân trong và ngoài huyện.

- Vận động đóng góp của nhân dân, mức ủng hộ tối thiểu 100.000 đồng/hộ.

3. Hình thức ủng hộ

Ủng hộ bằng tiền mặt hoặc hiện vật. Trường hợp nhà tài trợ ủng hộ trực tiếp cho hộ gia đình, đề nghị thông báo với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, xã để phối hợp thực hiện và tổng hợp kết quả hỗ trợ báo cáo theo quy định. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình thuộc đối tượng cần hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở.

4.Đầu mối đăng ký ủng hộ và tiếp nhận nguồn hỗ trợ:Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

III NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ, PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC

1. Nguồn lực vận động được từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân phải được quản lý công khai, minh bạch, đúng pháp luật, đúng đối tượng.

2. Nguồn lực vận động tại mỗi địa phương được dùng để hỗ trợ ngay cho các đối tượng tại địa phương. Cùng với huy động nguồn lực bằng tiền, các địa phương cần coi trọng huy động sự ủng hộ bằng ngày công, vật tư của các tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, thôn, khu phố...để hỗ trợ, xây dựng nhà ở cho các đối tượng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ.

Ban Biên tập

TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

CẦU NỐI GIỮA ĐẢNG VỚI DÂN Ở THIỆU HÓA

Đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở huyện Thiệu Hóa luôn là cầu nối, gieo niềm tin của Nhân dân đối với Đảng. Nhiều năm qua, Huyện ủy Thiệu Hóa luôn quan tâm, chú trọng chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo cơ sở. Mỗi cán bộ tuyên giáo là gương sáng về bản lĩnh chính trị, tư tưởng và đạo đức, lối sống để nâng cao tính đảng, tính chiến đấu và tính thuyết phục.

Đồng chí Nguyễn Thị Hà, Phó trưởng Ban, phụ trách Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thiệu Hóa, cho biết: "Công tác tuyên giáo luôn “đi trước dự báo, định hướng, đi cùng nắm chắc tình hình, đi sau giải quyết vướng mắc, đúc rút kinh nghiệm”. Xác định rõ vai trò quan trọng đó, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã làm tốt công tác tham mưu và chủ động thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng sát thực tiễn, đạt hiệu quả. Hiện nay, Ban Tuyên giáo cơ sở xã, thị trấn có từ 5 đến 7 người/đơn vị, chủ yếu do bí thư đảng ủy hoặc phó bí thư đảng ủy, phó chủ tịch UBND kiêm trưởng ban, thành viên còn lại gồm đại diện ngành, đoàn thể chính trị và bí thư chi bộ hoặc phó bí thư chi bộ nên hoạt động tương đối thuận lợi".

Để nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên giáo cơ sở, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thiệu Hóa chú trọng công tác kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; chỉ đạo đội ngũ tuyên giáo cơ sở bám sát địa bàn, gần gũi với quần chúng Nhân dân, thực hiện tốt công tác phối hợp, kịp thời nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng xã hội trong nội bộ Đảng và các tầng lớp Nhân dân để tham mưu định hướng, đề xuất chỉ đạo công tác tư tưởng tại địa phương cụ thể, sát thực; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ ít nhất 2 lần/năm; thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin mới về tình hình thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề nổi bật, định hướng dư luận xã hội nhằm giúp đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo làm tốt công tác bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch... Do đó, công tác tuyên giáo ở cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực.

Xã Thiệu Chính được đánh giá là một trong những đơn vị tốp đầu của huyện có sự phát triển đồng đều về mọi mặt. Năm 2024, xã phấn đấu về đích “kép” xã NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu nên khối lượng công việc thực hiện rất nhiều và khó khăn. Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm rất cao và quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Đội ngũ làm công tác tuyên giáo của xã đã luôn đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết. Rõ nhất là đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu chủ trương của Đảng và vai trò chủ thể của người dân trong XDNTM. Không nói suông, các cán bộ làm công tác tuyên giáo còn làm trước, vận động người thân trong gia đình, dòng họ, đảng viên làm để người dân tin tưởng làm theo; gần gũi trò chuyện, động viên... để người dân thấm nhuần và chuyển biến từ nhận thức sang hành động. Do đó từ năm 2021 đến 2023, toàn xã vận động được 59 hộ hiến 537m2đất, trong đó có 514m2đất thổ cư để mở rộng đường tối thiểu 7m. Tiêu biểu là gia đình đảng viên Nguyễn Văn Nam, thôn Dân Quyền - Dân Sinh hiến 64m2đất ở đã gỡ “nút thắt cổ chai” tuyến giao thông ngõ thôn, tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Đặc biệt là chỉ trong 1 tháng tuyên truyền, vận động, đã có 396 hộ đăng ký sử dụng nước sạch. Đây là tiêu chí rất khó nhưng với số hộ đăng ký trên đã góp phần thay đổi nhận thức cho nhiều người dân nông thôn chuyển sang dùng nước sạch, bảo đảm sức khỏe và giúp xã hoàn thành tiêu chí để về đích “kép” xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Ông Huỳnh Thanh, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo xã cho biết: “Đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở thường xuyên bám sát địa bàn, gần gũi với quần chúng Nhân dân, kịp thời nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng trong nội bộ Đảng và các tầng lớp Nhân dân để tham mưu, đề xuất chỉ đạo công tác tư tưởng; phát hiện, đề xuất biểu dương, khen thưởng kịp thời những điển hình tập thể, cá nhân để lan tỏa những việc làm hay, sáng tạo, tạo động lực, khích lệ người dân cùng tham gia; động viên cán bộ, đảng viên, Nhân dân thi đua lao động, sản xuất, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phấn đấu năm 2024, xã đạt mục đích “kép” xã NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu”.

Các địa phương khác trên địa bàn huyện đều chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động công tác tuyên giáo cơ sở, góp phần định hướng, giáo dục, ổn định chính trị, tư tưởng trong công tác xây dựng Đảng. Năm 2024, huyện Thiệu Hóa tập trung giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí huyện NTM, phấn đấu xây dựng đạt chuẩn huyện NTM nâng cao năm 2025. Để đạt mục tiêu, huyện đang tập trung thực hiện rất nhiều việc, như: đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; xây dựng các mô hình, cách làm hay; giải phóng mặt bằng thu hút đầu tư; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nêu gương cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu... Những việc làm trọng tâm, trọng điểm trên có vai trò rất quan trọng của công tác tuyên giáo và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, đặc biệt là công tác tuyên giáo cơ sở. Do đó, Huyện ủy Thiệu Hóa ưu tiên tập trung lựa chọn những cán bộ tâm huyết, trách nhiệm, có năng lực làm công tác tuyên giáo để tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Mỗi cán bộ tuyên giáo cơ sở phải thường xuyên học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bám sát thực tiễn và gắn bó mật thiết với Nhân dân, kịp thời phát hiện những nhân tố mới, kinh nghiệm hay để tổng kết và phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội.

Nguồn: Báo Thanh Hóa

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,

ĐẤU TRANHPHẢN BÁCCÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH

SỰ KẾ THỪA VÀ TƯ DUY MỚI CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chính sự tha hóa quyền lực là nguyên nhân căn bản dẫn đến tham nhũng. Cũng từ đó, Tổng Bí thư cho rằng, giải pháp căn cốt nhất để phòng, chống tham nhũng là kiểm soát quyền lực bằng việc hoàn thiện thể chế.

Một là, cũng như V. I. Lê-nin, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng “tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực và là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ; thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có, không thể xóa bỏ tận gốc tham nhũng trong một thời gian ngắn”. Bên cạnh việc khẳng định căn nguyên của tham nhũng và sự khó khăn, phức tạp, lâu dài của công tác phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư còn bổ sung diễn đạt mới đầy tính biện chứng, đó là khi nhấn mạnh “yếu tố cơ bản, nền tảng, có tác dụng ngăn chặn từ gốc hành vi tham nhũng là phải “nhốt” quyền lực trong “lồng” thể chế”. Để thực hiện điều này, Tổng Bí thư cho rằng, “phải từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để bảo đảm “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng”.

Nhằm hiện thực hóa thể chế “bốn không” đó, giai đoạn 2012 - 2022, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan tham mưu của Đảng đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng; Quốc hội ban hành hơn 300 luật, pháp lệnh, nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hơn 2.600 nghị định, quyết định, chỉ thị; cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương ban hành hơn 45.000 văn bản; các bộ, ngành, địa phương ban hành gần 100.000 văn bản để cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh việc nhấn mạnh hoàn thiện, đồng bộ thể chế, Tổng Bí thư cũng chỉ đạo cần nâng cao văn hóa công vụ, bảo đảm tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình trong thực thi nhiệm vụ theo xu hướng quản trị nhà nước hiện đại và trách nhiệm giải trình ngày càng trở thành nguyên tắc phổ quát trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Khi đó, người dân là trung tâm, có vai trò chủ động và quan trọng trong tất cả các quá trình quản trị, từ ban hành, quyết định thực thi chính sách, pháp luật và chi tiêu công. Có thể thấy rằng, đây là một cách diễn đạt hiện đại của tư tưởng dân là gốc đã được đồng chí Tổng Bí thư kế thừa và thường xuyên nhắc đến.

Hai là, trước những biểu hiện phức tạp, khó lường, với sự cấu kết của nhiều đối tượng ở nhiều cấp độ, phạm vi trong hành vi tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã chỉ đạo cần “chú trọng kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng phòng, chống tham nhũng; tích cực hợp tác quốc tế và từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước”. Biểu hiện sinh động cho quan điểm này là: (i) Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được kiện toàn về tổ chức, nâng cấp về quyền hạn và mở rộng phạm vi hoạt động, thay đổi từ “chống tham nhũng, lãng phí” thành “chống tham nhũng, tiêu cực” để xử lý những vấn đề rộng hơn, căn cốt hơn, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; (ii) Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được thành lập và đi vào hoạt động, bước đầu đạt nhiều kết quả tích cực; (iii) Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy được tái lập đã bước đầu có nhiều nỗ lực, cố gắng, nâng cao hiệu quả tham mưu về công tác phòng, chống tham nhũng; (iv) Sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát, nội chính của Đảng với cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra; giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán với cơ quan điều tra; giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trung ương, địa phương và các bộ, ngành chức năng ngày càng chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, hầu như không còn tình trạng “quyền anh, quyền tôi”, “cua cậy càng, cá cậy vây”.

Ba là, trên cơ sở nhận định tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trong công tác phòng, chống tham nhũng cần quán triệt tư tưởng “nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”. Trong quá trình ấy, “cần xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng lớn; ngăn chặn có hiệu quả tệ “tham nhũng vặt”, “gợi ý”, “lót tay”; hạn chế sự tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích”, “sân sau”, “tư duy nhiệm kỳ”; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng. Đặc biệt, phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”. Đáng nói hơn, nó không chỉ dừng lại ở nguyên tắc lý luận mà còn trở thành phương châm hành động trên thực tiễn, trong giai đoạn 2012 - 2022, các cơ quan tố tụng trên cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm gần 16.000 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế với hơn 30.300 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo 313 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 120 vụ án, 1.083 bị cáo, trong đó có 37 cán bộ diện Trung ương quản lý, bị xử lý hình sự.

Bốn là, một điểm mới hết sức quan trọng trong quan điểm phòng, chống tham nhũng của Tổng Bí thư là đã xác lập quy trình xử lý tham nhũng, theo đó, kỷ luật Đảng đi trước, tạo tiền đề, mở đường cho thanh tra, điều tra, xử lý hành chính và hình sự theo pháp luật. Quy trình này đã được áp dụng nghiêm túc và hiệu quả khi điều tra, xử lý các đại án tham nhũng ở các lĩnh vực y tế, kinh tế trong thời gian qua. Hơn nữa, khi trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án tham nhũng nổi bật gần đây, Tổng Bí thư đã trực tiếp đề cập đến hiện tượng tham nhũng mới phát sinh, đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm, đang ra sức lũng đoạn kinh tế - xã hội, đó là “nhóm lợi ích”- sự cấu kết, móc ngoặc của những người có quyền lực với nhau hoặc người có quyền lực với doanh nghiệp bất liêm nhằm mưu cầu, giành giật, chiếm đoạt lợi ích vật chất, danh tiếng, quyền lực cho bản thân và phe nhóm mình, tác động đến quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Dẫn lại lời của C. Mác, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Khi mà tư bản đầu sỏ tài chính cấu kết với quyền lực chính trị thì nó chi phối xã hội ghê gớm lắm!”.

Năm là, nét sáng tạo riêng có và thể hiện đầy đủ tính toàn diện trong quan điểm phòng, chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là đã nhận diện đầy đủ, rõ ràng những hệ lụy từ nhận thức tiêu cực, không đúng bản chất của công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay. Những quan điểm này không chỉ phản bác luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch, mà còn góp phần ổn định tư tưởng của cán bộ, đảng viên, điều hòatâm lý xã hội. Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần nhận thức một cách mạnh mẽ, toàn diện rằng: “Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng và xây dựng, chỉnh đốn Đảng chỉ làm “chùn bước” những ai có động cơ không trong sáng, đã trót “nhúng chàm” và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnhvà chính nhờ làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại”.

Trích: Nguồn từ Tạp Chí Cộng Sản

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ BÁO CHÍ VÀ XÂY DỰNG,

PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, người đặt nền móng đầu tiên cho báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là nhà báo lỗi lạc của nền báo chí ấy. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi báo chí và những người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. Cuộc đời của Người không tách rời hoạt động báo chí, làm báo là làm cách mạng và để làm cách mạng. Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí Hồ Chí Minh để xây dựng, phát triển báo chí cách mạng Việt Nam trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về báo chí có vai trò quan trọng đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam. Theo quan điểm của Người, báo chí là vũ khí đấu tranh nên báo chí cách mạng trước tiên phải mang tính chiến đấu, tính định hướng và tính quần chúng nhằm tuyên truyền cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng, đưa họ đến mục đích chung là kháng chiến và kiến quốc.

Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ to lớn của báo chí cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ, nghề báo là một loại hình nghề nghiệp đặc biệt, vừa là hoạt động chính trị - xã hội, vừa là hoạt động sáng tạo trong đó dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng. Để làm được nghề báo, những người làm báo phải đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức, chính trị và kỹ năng nghề nghiệp nhất định.

Trước hết, người làm báo cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, không ngại khó khăn, hy sinh, vì nhân dân phục vụ; cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động. Người nhấn mạnh vai trò “chiến sỹ” của người làm báo, đòi hỏi nhà báo phải kiên định lập trường, giữ vững quan điểm báo chí cách mạng, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt. Hơn ai hết, nhà báo phải là người chí công vô tư, có hiểu biết rộng và nhất là có cái tâm trong sáng; báo chí là một nghề, cho nên người làm báo cách mạng cần được bồi dưỡng lập trường cách mạng vững vàng, thường xuyên rèn luyện đạo đức, được đào tạo nghề nghiệp, biết ngoại ngữ…

Những người làm báo phải biết trau dồi kiến thức, học tập lý luận, lăn lộn trong thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, vào đời sống nhân dân, gắn bó với nhân dân.Người nêu rõ “nhiệm vụ của người làm báo là rất quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hóa, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình.” Người làm báo luôn phải tự rèn luyện, phải có ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn. Muốn rèn nghề tốt phải có tinh thần khiêm tốn, cầu thị, ham học hỏi, không ngừng vươn lên.

Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, báo chí cách mạng tiếp tục giữ vững vai trò là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, làm cho nhân dân trong và ngoài nước hiểu rõ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam; đấu tranh phản bác những thông tin sai trái, một chiều, xuyên tạc, thù địch, chống phá chế độ; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thu hút sự ủng hộ, giúp đỡ thế giới, tạo lập môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, trong hơn 35 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, lãnh đạo báo chí, do đó, báo chí đã phát triển khá nhanh về số lượng, đến nay cả nước có“844 cơ quan báo chí với 184 báo in, 660 tạp chí in và 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập…, hơn 19.000 nhà báo được cấp thẻ; số hội viên Hội Nhà báo Việt Nam là 23.893 người đang sinh hoạt tại 297 đơn vị cấp hội, trong đó có 63 hội nhà báo tỉnh, 19 liên chi hội và 215 chi hội trực thuộc Trung ương hội;…”.

Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí của Hồ Chí Minh, mỗi nhà báo cần thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Lập trường chính trị vững vàng, có bản lĩnh kiên định, trung thành tuyệt đối với Đảng, với đất nước. Làm báo thực chất là làm chính trị, do đó ý thức nghề nghiệp của người làm báo trước hết là ý thức chính trị, ý thức về lập trường chính trị cách mạng, là thái độ bảo vệ chế độ, bảo vệ dân tộc, bảo vệ giai cấp, kiên quyết chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Người làm báokhông dao động trước mọi cám dỗ, tiên phong trong chiến đấu chống các thế lực thù địch đang thực hiện âm mưudiễn biến hòa bình, thúc đẩytự diễn biến, tự chuyển hóa, sử dụng các chiêu bàidân chủ, nhân quyềnhòng làm thay đổi chế độ chính trị của nước ta.

- Rèn luyện, giữ vững sự trong sáng của đạo đức nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, vận dụng sáng tạo vào hoạt động tác nghiệp của mình, phấn đấu đưa nền báo chí của nước nhà theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, là “cầu nối” giữa Đảng với dân, vì nhân dân để phụng sự. Mỗi nhà báo phải sâu sát đến cơ sở, thực tiễn, nắm bắt được hơi thở của thời đại, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, kịp thời tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, xã hội.

- Công cuộc đổi mới của đất nước ngày càng đi vào chiều sâu, đạt được nhiều thành tựu to lớn, báo chí cần phải phản ánh trung thực, nêu gương tốt, điển hình, tiêu biểu để cổ vũ động viên cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân noi theo. Bên cạnh đó, cần kiên quyết đấu tranh, chỉ rõ những hành vi tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lộng quyền và các tệ nạn xã hội để từng bước góp phần giảm thiểu những điều xấu, tôn vinh những nhân tố mới, tốt đẹp trong đời sống xã hội.

Ban biên tập

LÀM GIÀU TRÊN VÙNG ĐỒNG TRŨNG

Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở huyện Thiệu Hóa có bước phát triển, tác động tích cực đến đời sống của cán bộ, hội viên, nông dân. Cũng từ phong trào này, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều tấm gương điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, tiêu biểu có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Anh Lê Văn Thẩn ở thôn Vĩ Thôn, xã Thiệu Phúc (Thiệu Hóa) là một tấm gương tiêu biểu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, một hội viên nông dân nhiệt huyết với các phong trào của hội. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông nên anh Lê Văn Thẩn gắn bó với nghề nông từ nhỏ, bao thăng trầm nghề nông đều trong tâm trí anh. Vùng quê anh vốn là vùng sản xuất lúa, tuy nhiên quá trình sản xuất từ cấy, thu hoạch, bảo quản còn gặp nhiều khó khăn do đó thu nhập của bà con nông dân không cao. Từ thực trạng đó, trong anh luôn ấp ủ hoài bão làm sao để giảm bớt những khó khăn, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa và cũng là nâng cao chất lượng, giá trị hạt gạo quê hương.

Bắt nhịp vào sự thay đổi của thị trường, anh Lê Văn Thẩn cũng nhận ra cần có những tiếp cận để thích nghi. Ban đầu mỗi ngày anh mua gom vài tạ thóc, sau tăng dần lên vài tấn để nhập cho các kho lớn hay dùng một phần xay xát, lấy phụ phẩm, cám bã chăn nuôi nông hộ. Những bước đi đầu tiên ấy dần giúp anh tích cóp vốn liếng và nuôi chí mở rộng đầu tư. Khi đã vững nghề, chắc vốn, nhiều mối hàng, anh xây kho trữ và đầu tư thêm máy xay xát công suất lớn hơn.

Năm 2018, anh thành lập Công ty TNHH lương thực Thuần Dũng, đầu tư nhà máy thu mua và xay xát lúa gạo quy mô lớn. Để chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến gạo chất lượng cao, anh đã trực tiếp liên kết xây dựng vùng lúa năng suất, chất lượng cao. Hình thức liên kết là công ty đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giám sát quy trình sản xuất và thu mua bao tiêu lúa cho bà con. Ngoài ra, công ty còn ký kết bao tiêu lúa tươi tại ruộng cho nông dân trong huyện và các huyện lân cận với tổng diện tích trên 300ha. Đến nay, anh Thẩn đã đầu tư gần 40 tỷ đồng mua sắm phương tiện, máy móc phục vụ sản xuất, kinh doanh. Công ty hiện tạo việc làm cho 30 lao động thường xuyên, với mức thu nhập ổn định bình quân 8 - 11 triệu đồng/lao động/tháng; tạo việc làm cho 25 - 30 lao động thời vụ, với mức thu nhập từ 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng/người/ngày. Song song với quá trình sản xuất theo hướng hữu cơ, từ sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, huyện và các lớp đào tạo, tập huấn, công ty đã áp dụng thành công chuyển đổi số để kinh doanh lúa gạo. Sản phẩm được đưa lên nhiều sàn thương mại điện tử, nhờ đó doanh thu năm 2023 tăng hơn so với các năm trước, tổng doanh thu năm 2023 đạt 40 tỉ đồng.

Anh Lê Văn Thẩn chia sẻ: "Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ, tôi luôn chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng gạo. Trước kia, khi phơi khô được lúa, người nông dân cần ít nhất 3 ngày nắng to. Vì vậy, khi phơi ngoài trời nắng, trong thời gian dài như vậy, hạt gạo bị chuyển hóa một số dưỡng chất, giảm thành phần dinh dưỡng và mất đi một số vị đậm đà, độ thơm ngon tự nhiên. Để khắc phục nhược điểm này, tôi đầu tư dây chuyền sấy khô tự động với công suất 100 tấn/ca. Đây là bước đột phá quan trọng đã đem đến sự thay đổi lớn cho ngành chế biến lúa gạo. Dây chuyền này với những tính năng tự động cao, nên khi sấy khô ở nhiệt độ thích hợp hạt lúa vẫn giữ nguyên được các dưỡng chất tự nhiên, tạo ra sản phẩm gạo chất lượng cao. Chưa thật bằng lòng với những thành quả đã đạt được, tôi vẫn luôn trăn trở làm sao để người nông dân quê mình làm nông nghiệp có cuộc sống tốt đẹp hơn. Hướng đi của tôi là làm sao cho hạt gạo quê hương có được thương hiệu như những sản phẩm nổi tiếng ở những vùng quê khác, góp phần nhỏ bé của mình xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".

Giỏi trong kinh doanh, anh Thẩn còn được cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân cảm mến vì những nghĩa cử anh đã dành cho quê hương. Mỗi năm anh đều dành một khoản tiền quan tâm đến công tác đền ơn, đáp nghĩa, ủng hộ gia đình khó khăn, hoàn cảnh neo đơn; tặng quà cho các cháu học sinh có thành tích học tập tốt, đóng góp xây dựng các công trình văn hóa, giáo dục trong XDNTM với số tiền trên 3 tỷ đồng. Đóng góp phòng, chống đại dịch COVID-19 hơn 100 triệu đồng. Hàng năm gia đình anh đều giúp đỡ 15 hộ khó khăn về vật chất và kiến thức kinh doanh.

Từ những tấm gương tiêu biểu như anh Thẩn trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống nông dân địa phương. Đồng thời, giúp cho người nông dân đổi mới suy nghĩ, cách làm, xây dựng nhiều mô hình hiệu quả, sáng tạo trong vận dụng những tiến bộ mới vào sản xuất góp phần làm giàu cho bản thân, cho gia đình và góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Hoàng Lan

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ HUYỆN THIỆU HÓA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, CẬP NHẬT KIẾN THỨC MỚI

Học tập lý luận chính trị (LLCT) không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là nghĩa vụ, giải pháp nâng cao năng lực, đạo đức, phẩm chất cán bộ, đảng viên. Với tầm quan trọng đó, nhiều năm qua Trung tâm Chính trị (TTCT) huyện Thiệu Hóa đã chú trọng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên, trong đó đặc biệt quan tâm đổi mới tư duy của các chủ thể tham gia đào tạo, bao gồm cả giảng viên và học viên; đổi mới phương pháp dạy và học; cập nhật kiến thức mới; gắn lý thuyết với thực hành...

Năm 2023, TTCT huyện Thiệu hóa phối hợp tổ chức 10 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, với 707 học viên; 02 lớp bồi dưỡng Lý luận chính trị dành cho đảng viên mới với 176 đồng chí; 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho các đồng chí phó bí thư chi bộ với 167 đồng chí,…

Quý I/2024, trung tâm đã mở được 3 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng với 230 học viên, 1 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho 105 đảng viên; 2 lớp chuyên đề và các lớp kiểm tra nhận thức về Đảng. TTCT Thiệu Hóa luôn giữ vững danh hiệu đạt chuẩn và được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh giá, xếp loại là một trong những đơn vị đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm đề ra; chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng đều được nâng lên, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện

Đạt được kết quả trên, trước hết, Trung tâm Chính trị đã chú trọng thực hiện nghiêm túc nội dung giảng dạy theo giáo trình và đề cương hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và quan tâm đến chất lượng đội ngũ giảng viên. Trung tâm có 2 giảng viên chuyên trách, 4 giảng viên kiêm chức là trưởng, phó các Ban xây dựng Đảng của Huyện ủy, có bề dày thực tiễn, nhiệt tình, tích cực và có phương pháp giảng dạy tốt, trách nhiệm với công việc, luôn dành thời gian nghiên cứu tài liệu, cập nhật thông tin mới vào bài giảng. Hàng năm Trung tâm tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy cử người dự thi các hội thi giảng viên LLCT giỏi do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức; tạo điều kiện cho giảng viên tham gia đầy đủ tập huấn nghiệp vụ giảng dạy LLCT; các giảng viên chủ động bổ sung kiến thức mới trong giáo án, đồng thời mỗi chương trình bồi dưỡng đều phải soạn thành ngân hàng đề.

Một trong những yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng LLCT của Trung tâm Chính trị còn là việc đổi mới phương pháp dạy, lấy người học làm trung tâm, gợi mở các vấn đề để học viên thảo luận, nâng cao kiến thức, kỹ năng. Đối với học viên là cán bộ, công chức chọn phương pháp phát vấn. Đối với học sinh THPT chọn phương pháp gợi mở, thảo luận, thuyết trình nhằm phát huy tối đa tính tự giác, sáng tạo và bồi dưỡng thêm kỹ năng cho từng học viên. Qua đó, mỗi cán bộ, đảng viên thấm nhuần Tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần học tập suốt đời, học đi đôi với hành.

Cùng với đó, trong quá trình giảng dạy, giảng viên luôn gắn lý luận với thực tiễn bằng việc tổ chức cho một số lớp đi nghiên cứu thực tế, như: thường xuyên tổ chức cho các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng dâng hương tại khu di tích lịch sử cách mạng nhà thờ họ Vương - nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện, một trong ba chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiêu của Tỉnh; khu di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc của cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa, thời kỳ 1967-1973, xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa; Khu di tích lịch sử Lam Kinh...Sau mỗi chuyến đi thực tế, học viên được nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị vững vàng, vận dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng đơn vị, địa phương.

Để nội dung bài giảng không khô cứng, việc cập nhật kiến thức mới và giới thiệu lịch sử Đảng bộ huyện, thông tin tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong huyện; tình hình thời sự trong nước, trong tỉnh và thế giới luôn được Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Ban Giám đốc đưa vào giảng dạy, nói chuyện chuyên đề; thường xuyên cập nhật các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong các chỉ thị, nghị quyết mới ban hành, những gương điển hình tập thể, cá nhân, những cách làm hay, sáng tạo của cơ quan, đơn vị trong thực hiện các phong trào thi đua, nhiệm vụ chuyên môn... giúp học viên nắm bắt kịp thời, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm.

Với sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, sự phối hợp chặt chẽ của Trường Chính trị tỉnh và chủ động làm việc với các phòng, ban, đoàn thể chính trị xã hội của huyện và các đảng ủy, chi ủy trực thuộc Huyện ủy trong đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và quần chúng ưu tú... Trung tâm đã chú trọng đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng LLCT gắn lý luận và thực tiễn; học theo hướng chủ động. Do đó, số lượng lớp và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm Chính trị được nâng lên, góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu phát triển Đảng theo tinh thần Nghị quyết của huyện đề ra.

Nguyễn Thị Hà

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thiệu Hóa

ĐẢNG BỘ HUYỆN THIỆU HÓA QUAN TÂM PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG HỌC

Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường THPT trên địa bàn huyện Thiệu Hóa luôn quan tâm đến công tác tạo nguồn phát triển đảng viên trong học sinh. Từ đó tạo động lực cho mỗi học sinh luôn nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành, tiếp tục khẳng định bản thân trong những chặng đường tiếp theo.

Trường THPT Thiệu Hóa được xem là lá cờ đầu trong công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên. Thời gian qua, cùng với nâng cao chất lượng dạy và học, Đảng bộ nhà trường đã tổ chức nhiều phong trào thi đua, tạo môi trường tích cực để học sinh được tham gia, cống hiến và khẳng định bản thân. Đây cũng là cách làm hiệu quả giúp nhà trường tìm được những nhân tố điển hình trong việc tạo nguồn, giới thiệu phát triển đảng viên. Vì vậy, số lượng học sinh được tham gia các lớp cảm tình Đảng và được kết nạp Đảng trong nhà trường tăng rõ rệt qua các năm. Năm 2022, nhà trường đã bồi dưỡng và kết nạp 7 quần chúng ưu tú vào Đảng; năm 2023 kết nạp 26 đảng viên; từ đầu năm 2024 đến nay kết nạp được 34 đảng viên. Ban giám hiệu nhà trường xác định công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong học sinh là nhiệm vụ quan trọng, Đảng ủy nhà trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên, học sinh về quy định, điều kiện kết nạp Đảng. Bên cạnh đó, đội ngũ thầy, cô giáo sinh hoạt tại các chi bộ là những người sâu sát với học sinh, từ đó quan tâm, theo dõi, giới thiệu tạo nguồn để phát triển đảng viên là những học sinh có ý chí phấn đấu vươn lên, có thành tích trong học tập cũng như tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của lớp, của trường. Vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng khi vừa tròn 18 tuổi, em Trịnh Thị Thu Hà, học sinh lớp 12C3 xúc động nói: “Đây là ngày đáng nhớ nhất trong cuộc đời em, cũng là động lực để em luôn nỗ lực phấn đấu rèn luyện, học tập tốt hơn”. Trường THPT Lê Văn Hưu cũng là đơn vị tiên phong trong công tác phát triển đảng viên là học sinh. Ban giám hiệu nhà trường cũng xác định: Để tạo nguồn và phát triển đảng viên trong trường học, căn cứ vào chỉ tiêu huyện giao, hằng năm Đảng bộ nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên. Trong đó, giải pháp được thực hiện có hiệu quả là Đảng ủy giao cho các chi bộ, Đoàn trường cùng với thầy, cô giáo chủ nhiệm phát hiện những học sinh tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của lớp, của trường để có lộ trình hướng dẫn, bồi dưỡng xuyên suốt quá trình từ lớp 10 đến lớp 12. Do đó, số lượng học sinh được kết nạp Đảng không ngừng tăng về số lượng và bảođảmchất lượng. Với những giải pháp trên, từ năm học 2021-2022 đến nay nhà trường đã kết nạp được 55 quần chúng ưu tú vào Đảng; riêng năm học 2023-2024, trong dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn (26-3-1931 - 26-3-2024) nhà trường đã kết nạp được 22 học sinh là đảng viên và sẽ kết nạp đảng viên đợt 2 vào tháng 5 này. Những đảng viên là học sinh đã được kết nạp, qua theo dõi, nhà trường nhận thấy các em đều phát huy được vai trò, trách nhiệm của người đảng viên trong môi trường mới, luôn nỗ lực phấn đấu, đạt nhiều thành tích trong học tập cũng như phong trào. Xác định công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức cơ sở đảng, những năm qua, Đảng bộ huyện Thiệu Hóa đã có nhiều giải pháp tạo nguồn, nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên, trong đó quan tâm đến đối tượng là học sinh tại các trường THPT. Từ đó không chỉ tăng số lượng đảng viên trẻ, bảođảmsự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng, mà còn tạo môi trường thi đua, động lực để cho học sinh nỗ lực rèn luyện, phấn đấu... Với những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, từ năm 2021 đến nay Đảng bộ huyện Thiệu Hóa đã kết nạp được 186 đảng viên là học sinh, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của huyện.

Trung Hiếu

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

DI TÍCH HẦM CHỈ HUY CỦA TỈNH ĐỘI THANH HÓA THỜI KỲ (1965 - 1973)

Tại địa phận núi Đồng Chài (còn gọi là núi Đồng Mồ), thôn Thọ Sơn (tên Nôm là làng Núi), xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa đến nay vẫn còn bảo tồn được căn hầm làm việc của chỉ huy Tỉnh đội Thanh Hóa thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ra miền Bắc, từ năm 1965 đến năm 1973.

Cuối năm 1964, đầu năm 1965, chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam và dùng không quân, hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Trước sự thay đổi về chiến lược của cuộc chiến tranh và những diễn biến phức tạp của tình hình, ngày 25 tháng 3 năm 1965, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III)đã tiến hành Hội nghị lần thứ 11. Hội nghị đã nhận định "Nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền Bắc lúc này là kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng cho hợp với tình hình mới”

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã kịp thời chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân củng cố thế trận chiến tranh Nhân dân sẵn sàng đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chuyển hướng phát triển kinh tế, xã hội, giao thông vận tải sang thời chiến, chuyển hướng công tác tư tưởng và tổ chức đáp ứng yêu cầu mới.

Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nưởc là địa bàn chiến lược trọng yếu, chiếc giáp sắt bảo vệ thủ đô Hà Nội, kho dự trữ chiến lược, chiếc cầu nối giữa miền Bắc với miền Nam. Vì vậy, đế quốc Mỹ luôn coi Thanh Hóa là trọng điểm đánh phá trong chiến tranh phá hoại. Được sự chỉ đạo của quân khu về công tác chuẩn bị chiến đấu của lực lượng vũ trang và tổ chức công tác phòng không Nhân dân đối phó với âm mưu dùng không quân ném bom bắn phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, Ban cán sự Đảng Tỉnh đội đã đề xuất với Ban Thưởng vụ Tinh ủy, chỉ thị cho các ngành, các cấp các địa phương tăng cường lãnh đạo nâng cao cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và tổ chức công tác phòng không Nhân dân trong địa phương, đơn vị mình như: Triển khai công tác báo động phòng không, xây dựng hầm hào phòng tránh, tổ chức hệ thống cấp cứu phòng không, phòng cháy chữa cháy; lập kế hoạch phân tán, sơ tán, di dân, nhất là người già, trẻ em ra khỏi khu vực trọng điểm đánh phá của đế quốc Mỹ và chyển toàn bộ sinh hoạt, sản xuất, công tác, học tập của cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, hợp tác xã vào trạng thái chiến tranh. Các cơ quan quân sự huyện, thị xã trực tiếp hướng dẫn các xí nghiệp, hợp tác xã có lực lượng chiến đấu, xây dựng trận địa, làm hầm ẩn nấp, tổ chức báo động để thực hiện vừa sản xuất vừa chiến đấu, nhất là khu vực Hàm Rồng, Nam Ngạn, Đông Sơn, Yên Vực, Nam Bắc đò Lèn, Nam Bắc bến phà Ghép; đồng thời hướng dẫn việc triển khai thực hiện kế hoạch phân tán, sơ tán và chuyển sang trạng thái thời chiến cho tất cả các địa phương trong tỉnh, trước hết lả các khu vực thị xã, Hàm Rồng, Đò Lèn, Phà Ghép, Sầm Sơn, Bái Thượng, Thọ Xuân,...; thưởng xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, kịp thời báo cho Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh.

Từ chủ trương trên, năm 1966 góp phần cùng cả nước quyết tâm đánh tháng giặc Mỹ xâm lược, Nhân dân xã Tân Châu đã đóng góp hàng vạn ngày công và nhiều vật liệu để xây hầm hào, đảm bảo việc sơ tán của Tỉnh ủy và bộ chỉ huy quân sự tỉnh về Tân Châu. Đồng chí Ngô Thuyền, Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Trịnh Tố Phan, Tỉnh đội trưởng là những người trực tiếp làm việc và chỉ huy trong những căn hầm này.

Năm 1966, Nhân dân xã Tân Châu cùng với các chiến sĩ công binh đã không quản ngày đêm mưa phùn, gió bấc, đường sá trơn trượt vận chuyển hàng chục mét khối đá, sắt, thép, xi măng vừa xây dựng căn hầm, vừa chống trả lại những đợt oanh tạc của quân địch. Căn hầm là nơi làm việc và chỉ huy của tỉnh đội trong hai lần giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, trong đó Thanh Hóa là một trọng điếm đánh phá của quân giặc.

Hầm được thiết kế theo kiểu chữ Chi, có hai cửa: Cửa phía Tây Bắc cao l,7m, rộng 80cm, âm so với mặt đất hiện nay 60cm. Cửa phía Đông Bắc có kích thước giống cửa phía Tây Bắc, âm so với mặt đất 150cm. Đường hầm dài khoảng 10m, chia thành bốn nhánh chữ Chi, trung bình mỗi nhánh hầm có độ dài khoảng 2,5m. Phần tường hầm cao l,4m, xây bằng 17 hàng gạch, kích thước mỗi viên gạch rộng 10cm, dày 6cm, dài 12cm. Phía trên xây theo kiểu mái vòm, chất liệu bằng bê tông, xi măng và sắt thép. Phần giáp ranh giữa mỗi hai nhánh hầm được thiết kế một lỗ thông hơi có đường kính 15cm. Nền hầm lát gạch, dưới nền được xây những bệ gạch để làm chỗ ngồi làm việc và hội họp bàn phương án tác chiến. Bệ gạch rộng 40cm, cao 33cm. Phần bệ gạch này được xây bằng gạch có độ rộng 2m, và dày 50cm nhằm mục đích tạo thêm sự chịu lực cho căn hầm, bảo đảm sự an toàn cho các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh đội.

Hầm chỉ huy của Tỉnh đội Thanh Hóa (thời kỳ 1965 - 1973) đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh năm 2013. Tuy nhiên, hiện tại căn hầm đã xuống cấp, cần thiết phải trùng tu, tồn tạo nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử trong việc giáo dục truyền thống yêu nước đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Nguồn: Di tích Lịch sử cách mạng tỉnh Thanh Hóa

GỬI NGƯỜI LÀM BÁO

Tay cầm bút viết lên điều thực tế

Những phận đời và sự việc quanh ta

Luôn làm cho nghề nhà báo nở hoa

Dẫu đối mặt gian truân và tiêu cực

Từ hải đảo xa xôi đều kịp lúc

Gửi thông tin nóng về đến đất liền

Hay vùng miền chịu lũ lụt luân phiên

Cả biên giới, rẻo cao đều có mặt

Ngòi bút em nêu thông tin chân thật

Khiến kẻ tham ô có tật giật mình

Người có công thì xứng đáng quang vinh

Tất cả vì nước nhà đang phát triển

Không ít lần đương đầu cùng hung hiểm

Bởi dấn thân vào tệ nạn công khai

Cùng ban ngành gỡ vướng mắc sửa sai

Rất xứng đáng vai trò người làm báo

Em cũng góp phần đăng bài khuyên bảo

Mỗi cá nhân chưa biết lỗi quay đầu

Đừng vì đồng tiền phạm pháp lún sâu

Hãy thức tỉnh hoàn lương xây đời mới

Nay báo chí đang trên đà vươn tới

Chúc mừng em với tất cả phóng viên

Và những người đồng tâm huyết hữu duyên

Lập thành tích rạng ngời trên mọi mặt

Bút danh:Nghi Lâm





Từ khóa bài viết:

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT