BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 9

Đăng lúc: 26/10/2022 (GMT+7)
100%

1.jpg
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

Trích

Kế hoạch số 97-KH/HU ngày 18/8/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về Vận động kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn huyện năm 2022

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 21/3/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 94-KH/HU Ngày 18/7/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa về “Vận động kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 -2025”; Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch thực hiện năm 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Nhằm cụ thể hóa nội dung Kế hoạch triển khai vận động kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025 đã được ban hành tại Kế hoạch số 94-KH/HU, ngày 18/7/2022; từng bước giải quyết nhu cầu khó khăn về nhà ở cho hộ nghèo, đặc biệt là các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao mức sống, giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

- Xác định mục tiêu, cách thức, giao chỉ tiêu và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động kinh phí làm nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn năm 2022.

2. Yêu cầu:

- Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc huy động toàn thể xã hội đối với các hộ nghèo khó khăn về nhà ở; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, các đơn vị liên quan trong việc huy động kinh phí từ nguồn xã hội hóa để hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo.

- Việc hỗ trợ phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng; đúng nguyên tắc, điều kiện, đối tượng được hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên; đảm bảo tiến độ, chất lượng nhà ở theo quy định.

II. NỘI DUNG

1. Đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian thực hiện:

-Đối tượng hỗ trợ: Dự kiến là 54/187 hộ (đạt 29/% giai đoạn 2022 - 2025), thuộc nhóm các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật), nhà ở có nguy cơ sụp đổ, mất an toàn; có khả năng huy động được gia đình, anh em dòng họ và có đăng ký làm trong năm 2022.

- Kinh phí thực hiện:Từ nguồn xã hội hóa.

- Mức hỗ trợ:tối đa 50 triệu đồng/hộ.

- Thời gian thực hiện:Từ tháng 8 đến 31/12/2022

2. Phát động Cuộc vận động ủng hộ kinh phí làm nhà cho người nghèo:

Ủy ban MTTQ huyện tổ chức phát động các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn huyện đóng góp, ủng hộ kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo.

3. Giao chỉ tiêuvà phân công trách nhiệm kêu gọi, vận động:

Giao chỉ tiêu cho các cơ quan, đơn vị, đoàn thể cấp huyện chủ trì vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí làm nhà cho người nghèo theo mục tiêu đã đề ra; đồng thời, phân công trách nhiệm cho các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Ủy viên BTV Huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện trực tiếp chỉ đạo công tác vận động.

(Có phụ lục chi tiết kèm theo)

- UBND các xã, thị trấn: Kiểm tra, rà soát, tổng hợp, chụp ảnh hiện trạng nhà cần hỗ trợ gửi về Ủy ban MTTQ huyện danh sách hộ nghèo thuộc diện nhóm có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để Ủy ban MTTQ huyện tổng hợp, làm căn cứ triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ; gửi Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện thẩm định danh sách hộ nghèo; báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy trong quá trình thực hiện.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân huyện:

Chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thẩm định danh sách các hộ được hỗ trợ do UBND các xã, thị trấn báo cáo, theo nguyên tắc đảm bảo các nhóm được hỗ trợ ưu tiên trong năm 2022. Chỉ đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng và các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.

2. Ủy ban MTTQ huyện:

- Tổ chức Hội nghị phát động các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn huyện đóng góp, ủng hộ kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo.

- Chủ trì, phối hợp vận động các tổ chức thành viên, các đơn vị liên quan tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy tích cực, chủ động đề xuất với Ban Thường trực ủy ban MTTQ tỉnh, các nhà tài trợ, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện ủng hộ và tổ chức tiếp nhận, phân bổ kinh phí hỗ trợ làm nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo tại các xã, thị trấn.

- Theo dõi, đôn đốc kiểm tra, giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện với Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy theo quy định. Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ thanh, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định.

3. Các tổ chức chính trị - xã hội huyện:

Trên cơ sở kế hoạch này, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực ủy ban MTTQ huyện, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và đề nghị với tổ chức cấp trên quan tâm hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho hộ nghèo. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao.

4. Đảng ủy các xã, thị trấn:

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về cơ chế hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo; công bố công khai các tiêu chuấn, đối tượng và chỉ đạo bình xét, đăng kỷ danh sách các hộ nghèo được hồ trợ kinh phí, xếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ theo quy định, gửi về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện.

- Hướng dẫn, hỗ trợ hộ dân chuẩn bị hồ sơ. Theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng nhà ở theo quy định.

- Vận động các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các đoàn thể, dòng họ, Nhân dân hỗ trợ kinh phí, vật tư, ngày công. Huy động lực lượng, giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự xây dựng được nhà ở (cao tuổi, neo đơn, khuyết tật). Hằng tháng báo cáo tiến độ thực hiện về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện.

3. Ngân hàng Chính sách xã hội:Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục để các hộ được tiếp cận vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Tiếp tục thực hiện chính sách cho vay ưu đãi theo quy định đối với các hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ nhưng chưa xây dựng nhà và có nhu cầu vay để xây dựng nhà.

PHỤ LỤC GỬI KÈM KẾ HOẠCH SỐ 97-KH/HU NGÀY 18/8/2022

(Giao chỉ tiêu và phân công nhiệm vụ chỉ đạo vận động kinh phí làm nhà ở cho các hộ nghèo năm 2022)

STT

Đối tượng vận động

Đơn vị chủ trì

Chỉ tiêu

Phụ trách lãnh đạo, chỉ đạo

1.

Vận động nhân dân trên địa bàn huyện ủng hộ kinh phí

Ủy ban MTTQ huyện

10 nhà

Đ/c Lương Thị Hoa

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy

2.

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; ngân hàng, các nhà hảo tâm trong, ngoài tỉnh

Ủy ban MTTQ huyện

05 nhà

Đ/c Nguyễn Văn Biện Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện

3.

Hiệp hội doanh nghiệp Thiệu Hóa; Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện

Ủy ban MTTQ huyện

05 nhà

Đ/c Nguyễn Thế Anh PBT, Chủ tịch UBND huyện

4.

Từ nguồn kinh phí vận động làm nhà ở cho người nghèo của MTTQ tỉnh

Ủy ban MTTQ huyện

20 nhà

Đ/c Lương Thị Hoa

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy

5.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh và các nguồn khác

Liên đoàn lao động huyện

02 nhà

6.

Vận động hội viên, doanh nghiệp hoặc nhà hảo tâm

Hội nông dân huyện

01 nhà

7.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các nguồn khác

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện

02 nhà

8.

Hội Cựu Chiến binh tỉnh và các nguồn khác

Hội Cựu Chiến binh huyện

02 nhà

9.

Tỉnh Đoàn và các nguồn khác

Huyện Đoàn

02 nhà

10.

Từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ từ thiện nhân đạo

Hội Chữ thập đỏ huyện

01 nhà

Đ/c Hoàng Văn Lực

Phó Chủ tịch UBND huyện

11.

Các Hội đồng hương Thiệu Hóa tại HN, TP HCM; doanh nghiệp đồng hương tại các tỉnh

Ủy ban MTTQ huyện

05 nhà

Đ/c Nguyễn Thế Anh PBT, Chủ tịch UBND huyện

Tổng số

54 nhà

Ban Biên tập

TIN TỨC -SỰ KIỆN NỔI BẬT

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 9 THÁNG NĂM 2022

Về kinh tế - xã hội:Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt15,76%, thấp hơn 0,74% so với kế hoạch và cao hơn 2,74% so với cùng kỳ (CK). Trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,58% cao hơn 0,37% kế hoạch và thấp hơn 0,3% so với CK; công nghiệp - xây dựng tăng 21,37% thấp hơn 1,14% kế hoạch và cao hơn 4,1% so với CK; dịch vụ tăng 14,26% cao hơn 0,14% kế hoạch và cao hơn 1,4% so với CK.

- Sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới:Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.297 tỷ đồng, tăng 4,58% so với CK. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 109.176 tấn, vượt 1,1% so với kế hoạch, giảm 3,6% so với CK, (năng suất lúa vụ Chiêm Xuân đạt 70,6 tạ/ha; vụ Mùa đạt 60 tạ/ha). Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 20.004 ha, đạt 98,8% so với kế hoạch, giảm 1,8% so với CK. Xây dựng vùng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lúa đạt 996,5 ha; tích tụ tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao lũy kế được 540 ha, riêng 9 tháng năm 2022 đạt 121,6ha, bằng 93,5% KH giao; mô hình sản xuất rau an toàn tập trung đạt quy mô 36ha, tăng 03ha so với cùng kỳ; duy trì ổn định diện tích nhà màng và nhà lưới sản xuất hoa, rau củ, quả an toàn là 106.122m2. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm lúa với Công ty CP mía đường Lam Sơn. Công tác phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi, tái đàn lợn, chăn nuôi an toàn sinh học được quan tâm, toàn huyện có 17 trang trại chăn nuôi đạt theo quy định. Tổ chức tốt các đợt tiêm phòng cho gia súc, gia cầm(Toàn huyện tiêm phòng được: 4.525 con trâu bò đạt 66% kế hoạch, 6.622 con lợn đạt 69% kế hoạch, đàn chó 16.030 con đạt 83,2% kế hoạch, 53.800 con gia cầm đạt 20,3% kế hoạch, thực hiện tiêu độc khử trùng tại các xã, thị trấn)

Sản xuất nuôi trồng, khai thác thuỷ sản tăng khá, ước đạt 63,7 tỷ đồng, tăng 7,2% CK. Công tác thi công các công trình thủy lợi, đê điều, nạo vét, khơi thông dòng chảy các tuyến kênh phục vụ tiêu úng mùa mưa bão, phòng chống thiên tai, được quan tâm thực hiện.

Tổ chức Lễ công bố quyết định huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020 và đón nhận Huân chương lao động hạng Ba thành công tốt đẹp. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Đã chỉ đạo 06 xã hoàn thành hồ sơ trình thẩm tra xã đạt NTM nâng cao; 01 xã và 21 thôn đang xây dựng hồ sơ xã NTM kiểu mẫu, thôn NTM kiểu mẫu theo tiêu chí mới; đã công nhận thêm 21 thôn, nâng tỷ lệ thôn đạt chuẩn NTM toàn huyện đạt 100%. Phong trào vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông, chỉnh trang cảnh quan nông thôn, đô thị đạt nhiều kết quả quan trọng, thu hút được sự hưởng ứng tham gia của đông đảo nhân dân. Có thêm 07 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng, nâng tổng số sản phẩm toàn huyện được công nhận là 10 sản phẩm (7 sản phẩm đạt 4 sao và 3 sản phẩm 3 sao); ngoài ra, có 9 sản phẩm đã hoàn thiện hồ sơ chờ Hội đồng OCOP cấp tỉnh chấm và 3 sản phẩm chuẩn bị trình với Hội đồng cấp tỉnh.

- Sản xuất công nghiệp - xây dựng duy trì tăng trưởng khá;giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.495 tỷ đồng, tăng 16,97% CK. Lĩnh vực xây dựng tăng cao, ước đạt 25,48% so với CK. Trong 9 tháng, chuẩn bị đầu tư, thi công 78 dự án; trong đó đã bàn giao đưa vào sử dụng 7 dự án; thi công hoàn thành chuẩn bị bàn giao 8 dự án; đẩy nhanh tiến độ 4 dự án đang thi công; triển khai thủ tục đầu tư 12 dự án, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 12 dự án; triển khai 35 quy hoạch. Tập trung đôn đốc tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án: nhà máy giày cao cấp của Tập đoàn Huali, trường liên cấp Nobel, dự án Siêu thị BC Smart, A&S Mart, khu dịch vụ thương mại Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, Nhà máy nước sạch sông Chu…Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 2.496 tỷ đồng đạt 62,4% KH, tăng 23,5% CK. Tổng số nguồn vốn đầu tư công đã được giải ngân là 220,73 tỷ đồng, đạt 37,4%, trong đó: vốn đầu tư công từ ngân sách tỉnh quản lý giải ngân được 15,7 tỷ đồng, đạt 13%; vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư giải ngân 26,5 tỷ đồng, đạt 26%; vốn đầu tư ngân sách huyện, giải ngân 178,6 tỷ đồng, đạt 49%.

Tổ chức thành công Triển lãm sản phẩm đúc đồng truyền thống của làng Trà Đông, xã Thiệu Trung và một số sản phẩm truyền thống đặc trưng, sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện. Trình tỉnh thành lập thêm 3 cụm công nghiệp: cụm công nghiệp Hậu Hiền (17 ha giai đoạn 1), cụm công nghiệp Ngọc Vũ (50 ha), giai đoạn 2 cụm công nghiệp Vạn Hà (23 ha). Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết các khu dân cư đô thị, nông thôn; trình tỉnh thẩm định phê duyệt quy hoạch chung đô thị Giang Quang và đô thị Ngọc Vũ, quy hoạch chi tiết khu đô thị trung tâm Hành chính huyện (143 ha), quy hoạch chi tiết khu đô thị Đông Đô (84 ha). Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ Đề án mở rộng thị trấn Thiệu Hóa trên cơ sở sáp nhập xã Thiệu Phú và thành lập mới thị trấn Hậu Hiền; dự kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập, sáp nhập trong năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa nâng lên gần 30%, vượt xa mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra (20%). Đã phê duyệt quy hoạch xây dựng chung 8/15 xã.

-Thương mại, dịch vụ, tín dụng và phát triển doanh nghiệp: Tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của nhân dân trên địa bàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 3.529 tỷ đồng, tăng 15,2% CK. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt 7,2 triệu USD, tăng 7,6% CK. Tăng cường công tác kiểm tra phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng góp phần giữ vững ổn định thị trường. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã huy động vốn lũy kế đạt 2.000 tỷ đồng, dư nợ đạt 2.200 tỷ đồng. Công tác phát triển doanh nghiệp được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, trong 9 tháng đầu năm 2022, đã thành lập mới 49 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 89% chỉ tiêu tỉnh giao, đạt 98 KH năm, nâng tổng số doanh nghiệp được thành lập đến nay là 635 (trong đó 310 doanh nghiệp đang duy trì hoạt động thường xuyên).

-Công tác quản lý ngân sách nhà nướcước đạt 509,9 tỷ đồng, đạt 146% dự toán huyện giao, gấp 2,24 lần dự toán tỉnh giao và cao hơn 1,8 lần so với cùng kỳ (Khu vực thuế Công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh 23,8 tỷ đồng, đạt 98% dự toán huyện, tỉnh giao; lệ phí trước bạ ước thu 22,3 tỷ đồng, đạt 91% dự toán huyện, tỉnh giao; tiền sử dụng đất 399,4 tỷ đồng, đạt 145% dự toán huyện giao, gấp 2,59 lần dự toán tỉnh giao; thuế thu nhập cá nhân 11,1 tỷ đồng, gấp 2,11 dự toán huyện, tỉnh giao; các khoản thu khác (thuế SDĐ phi NN; cấp quyền khai thác khoáng sản; phí, lệ phí; tiền thuê đất; thu tại xã; thu khác ngấn sách cấp huyện) 53,24 tỷ đồng) . Chi ngân sách ước thực hiện 691,85 tỷ đồng, đạt 93% dự toán tỉnh giao, 80% dự toán huyện giao, trong đó chi đầu tư phát triển ước thực hiện 287,5 tỷ đồng, gấp 1,87 lần tỉnh giao, đạt 104% dự toán huyện giao; chi thường xuyên ước thực hiện 394,7 tỷ đồng, bằng 69% dự toán đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ.

-Công tác quản lýnhà nước về tài nguyên, môi trường: Triển khai thực hiện Quy hoạch sử dụng đất huyện thời kỳ 2021-2030; Hoàn thành việc lập, thẩm định, trình phê duyệt và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022; đăng ký nhu cầu sử dụng đất làm cơ sở điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất huyện Thiệu Hóa đến năm 2030; đăng ký nhu cầu sử dụng đất khu công nghiệp đến 2030. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động trên địa bàn 08 xã của huyện. Công tác giải phóng mặt bằng các dự án Nhà nước thu hồi đất được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt với 23 dự án, tổng diện tích triển khai GPMB là 71,34 ha(Trong đó: hoàn thành công tác thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường 08 dự án (5,9ha); 15 dự án còn lại đang tiếp tục triển khai hoàn thành trong quý IV năm 2022.). Đã cấp 825 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, (trong đó diện tồn đọng 193 giấy); đấu tranh xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm, yếu kém trong công tác quản lý khai thác cát lòng sông. Tổ chức đấu giá thành công 283 lô đất tại 06 xã, thị trấn với giá trị đạt 388,4 tỷ đồng. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, liên quan đến đất đai tại các địa phương. Tăng cường chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại trên địa bàn.

- Giáo dục và đào tạo: Đạt được nhiều thành tích đáng phấn khởi, chất lượng giáo dục của huyện đạt tốp 10 của tỉnh. Công nhận lại cho 9 trường đạt chuẩn Quốc gia nâng tổng số trường đạt chuẩn toàn huyện lên 78/82 trường (đạt 95,1%). Tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong năm học 2021-2022 và trao học bổng cho học sinh lớp chất lượng cao của huyện. Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được quan tâm củng cố nâng cấp theo hướng đạt chuẩn.

- Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao:Tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, nổi bật là: Cuộc thi tìm hiểu thân thế sự nghiệp nhà sử học Lê Văn Hưu; Hội thảo khoa học quốc gia “Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký”; Hội chợ, triển lãm, trưng bày tư liệu, hiện vật, các sản phẩm làng nghề đúc đồng Trà Đông; Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất và khánh thành Đền thờ Lê Văn Hưu; nhiều hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng chào mừng huyện Thiệu Hóa đạt chuẩn NTM và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.... Tổ chức thành công Đại hội TDTT huyện Thiệu Hóa lần thứ 6; tham gia Đại hội TDTT tỉnh lần thứ IX đạt 01 huy chương vàng, 05 huy chương bạc và 15 huy chương đồng. Phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản lịch sử Quốc gia, Cục di sản và xã Thiệu Quang hoàn thiện hồ sơ di sản "Múa đèn xếp chữ, hát chèo chải cổ" làng Nhân Cao xã Thiệu Quang, trình Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch kiểm tra, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp QG; hoàn thiện phương án điều chỉnh dự án tu bổ tôn tạo Di tích Đền thờ Lê Văn Hưu, Đền Trà Đông xã Thiệu Trung và Lăng mộ Hoàng đế Lê Ý Tông xã Thiệu Nguyên. Đã phát hành 06 chương trình truyền hình Thiệu Hóa phát trên nền tảng mạng xã hội.

-Ytế:Tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, đã khám cho 82.500 lượt người, tăng 19% so với CK. Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 được chỉ đạo quyết liệt, đến nay tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện được kiểm soát ổn định; quan tâm chỉ đạo các điều kiện cần thiết và tổ chức tốt đợt cao điểm tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng.

-Lao động - TBXH:Công tácgiải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm lãnh đạo, thực hiện tốt; tổ chức chu đáo các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho người có công, hộ nghèo, gia đình chính sách nhân dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần và ngày Thương binh liệt sỹ 27/7.Tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm ngày thương binh liệt sỹ và biểu dương người có công trên địa bàn huyện (27/7/1947 - 27/7/2022). Kịp thời hỗ trợ 4.211 lượt người chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 với tổng kinh phí hỗ trợ 1,42 tỷ đồng. Đã giải quyết việc làm cho 2.178 lao động, đạt 87% kế hoạch, trong đó có 389 lao động đi làm việc có thời hạn ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…đạt 155% kế hoạch năm. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 90,01%.

Về Quốc phòng - An ninh: Tổ chức thành công Lễ giao nhận quân năm 2022, giao đủ 189 công dân lên đường nhập ngũ; đón nhận 180 công dân xuất ngũ trở về địa phương. Tổ chức Hội thi dân quân cơ động toàn huyện với 728 vận động viên; tham gia hội thi doanh trại chính quy xanh sạch đẹp do Quân khu 4 tổ chức; ủng hộ 60 triệu đồng cho 06 thôn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, Ban Chỉ huy quân sự huyện đã chủ trì, phối hợp tham mưu tổ chức thành công diễn tập PCLB-TKCN cấp huyện với thực binh tình huống chống tràn đê và thực binh cứu hộ, cứu nạn; diễn tập chiến đấu xã trong khu vực phòng thủ cấp xã (Tân Châu, Thiệu Trung, Thiệu Giao, Thiệu Ngọc, Thiệu Thành, Thiệu Công, Thiệu Tiến) năm 2022.

Lực lượng công an đã chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu và tổ chức thực hiện pháp luật, các giải pháp phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, qua đó tình hình an ninh trật tự cơ bản ổn định, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, hạn chế đẩy lùi hoạt động băng nhóm tội phạm. Tổ chức thành công Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2022.

Các cơ quan thuộc khối nội chính, tư pháp đã phối hợp thực hiện công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo được quan tâm giải quyết cơ bản kịp thời.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị:Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủyluôn giữ vững đoàn kết thống nhất, bám sát Quy chế làm việc, phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, sát cơ sở để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực. Ban Thường vụ Huyện ủy đã cho ý kiến thống nhất thông qua 12/14 chương trình, đề án trọng tâm đạt 85,7% chương trình công tác năm 2022; ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trên các mặt công tác của Đảng bộ để cụ thể hóa các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của trung ương, của tỉnh, đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo mới, đột phá, tập trung phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, củng cố kiện toàn hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; các đồng chí Thường trực Huyện ủy đã có 48 lượt đi cơ sở làm việc, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, đơn vị.

Công tác chính trị tư tưởng: Đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, quê hương. Tổ chức triển khai, quán triệt nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh và huyện. Tổ chức thành công cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp và chuỗi các hoạt động kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu. Chỉ đạo, nâng cao chất lượng hoạt động của BCĐ35 về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đẩy mạnh công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ huyện và truyền thống các ngành, cơ quan. Triển khai, tổ chức các giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Kết luận 01-KL/TW, gắn với thực hiện Nghị quyết TW4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW (khóa XIII) của Bộ Chính trị. Phối hợp tổ chức tốt các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhất kiến thức theo kế hoạch.

Công tác tổ chức bộ máy và cán bộ: Ban Thường vụ Huyện ủy đã bổ nhiệm mới 04 đồng chí, bổ nhiệm lại 55 đồng chí, giới thiệu ứng cử, chỉ định 61 đồng chí, điều động, luân chuyển 16 đồng chí và giải quyết dôi dư 12 đồng chí. Hoàn thành việc rà soát, khắc phục những sai phạm đối với 525 nhân sự thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý; phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031 đối với cán bộ lãnh đạo thuộc quản lý cấp xã, cấp huyện; trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt đối với quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội Hội Cựu chiến binh; Đại hội Đoàn thanh niên cấp cơ sở và cấp huyện nhiệm kỳ 2022-2027; hoàn thành Đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2022-2025. Công tác phát triển đảng viên có chuyển biến rất tích cực; đến ngày 02/9/2022 toàn huyện kết nạp được 112 quần chúng ưu tú vào Đảng (vượt 12% KH, trong đó có 22 đảng viên là học sinh).

Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng:Cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp chủ động triển khai nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng và chương trình kiểm tra, giám sát năm 2022; tiến hành kiểm tra 04 cuộc đối với tổ chức đảng cơ sở và tổ chức chính trị xã hội cấp huyện trong tổ chức triển khai, thực hiện các nghị quyết của đảng và trách nhiệm người đứng đầu. Công tác kiểm tra giám sát được thực hiện quyết liệt, nghiêm minh, góp phần giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng. Trong 9 tháng đã thi hành kỷ luật 92 trường hợp, trong đó có 23 cán bộ, đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ huyện uỷ quản lý.

Công tác dân vận:Tập trung bám nắm tình hình Nhân dân; tình hình tôn giáo ở các địa phương trên địa bàn; thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”; tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp nâng cấp mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh. Tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác giữa UBND huyện với Ban Dân vận Huyện ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội huyện, giai đoạn 2022-2026. Triển khai Kế hoạch hỗ trợ nhà ở và ổn định đời sống cho đồng bào nghèo sinh sống trên sông; Kế hoạch vận động kinh phí hỗ trợ làm nhà cho người nghèo giai đoạn 2022-2025 (còn 187 hộ) và năm 2022.

Hoạt động của HĐNDhuyện: Tổ chức thành công 05 kỳ họp của HĐND huyện bàn và quyết định chủ trương đầu tư,quyết định hỗ trợ đầu tư một số công trình, dự án trên địa bàn huyện, thông qua các Đề án về chương trình phát triển đô thị, phân loại đô thị, thành lập đơn vị hành chính và nhiều nội dung quan trọng khác. Phối hợp với UBND huyện, Ủy ban MTTQ huyện tổ chức các Hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất xây dựng nông thôn mới nâng cao, NTM kiểu mẫu; Tính đến ngày 15/9/2022 toàn huyện có 22/25 xã, thị trấn vận động nhân dân hiến được 17.153 m2đất, xây dựng 57.066 mét tường rào, xây dựng được 425 nhà sạch vườn đẹp, 25,8km đường điện sáng, đổ đường bê tông 34,4km, Asphalt 9,2km đường, có 10/24 xã đã hoàn thành việc đặt tên đường, gắn biển số nhà... tạo khí thế thi đua sôi nổi trên địa bàn toàn huyện; 9 tháng toàn huyện đã vận động, hỗ trợ kinh phí cho 54 hộ nghèo xây dựng nhà với tổng số tiền là 1,86 tỷ đồng; tổ chức phát động cán bộ, đảng viên và nhân dân hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo; thăm hỏi, tặng quà cho hội viên, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn và nhiều các hoạt động có ý nghĩa thiết thực khác.Đoàn thanh niênphát động thực hiện có hiệu quả phong trào“ngày thứ bảy tình nguyện", "ngày chủ nhật xanh", con đường bích họa, công trình cột điện nở hoa, hoàn thành lắp đặt 12 điểm vui chơi công cộng ngoài trời...; tổ chức thành công đại hội cấp cơ sở nhiệm kỳ 2022-2027, kết nạp mới 1.650 đoàn viên.Hội Liên hiệp phụ nữtập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Phụ nữ tham gia phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình“; vận động 13.700 hội viên, phụ nữ và Nhân dân tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện; nhận đỡ đầu 22 trẻ em mồ côi từ mô hình“Mẹ đỡ đầu”tại các cấp hội cơ sở; trao 08 bê vàng cho hội viên gặp khó khăn trị giá 104 triệu đồng, thu hút 111 hội viên mới.Liên đoàn Lao động huyệntổ chức “Tết sum vầy-Xuân bình an”; chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao động, hỗ trợ 4 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn trị giá 165 triệu đồng; kiện toàn bổ sung BCH, BTV, chức danh Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện nhiệm kỳ 2018-2023; thành lập mới 2 tổ chức công đoàn cơ sở, kết nạp mới 40 đoàn viên.Hội Nông dân huyệntổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân; xây dựng các mô hình kinh tế kết hợp thành lập hợp tác xã; triển khai mô hình “nông dân phát triển chăn nuôi trâu, bò gắn với bảo vệ môi trường”; “Thu, gom rác thải kênh mương và ngoài đồng ruộng”; hướng dẫn tổ chức Đại hội Chi hội nông dân NK 2022-2027...; kết nạp mới 310 hội viên.Hội Cựu chiến binh huyệntập trung chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Cựu chiến binh cấp huyện và cơ sở; tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu", vận động, hỗ trợ xây mới 3 nhà “Nghĩa tình đồng đội” với số tiền 160 triệu đồng, kết nạp mới 58 hội viên.

Trịnh Văn Đệ

Chánh Văn phòng Huyện ủy

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI GIỮA HỘI KHUYẾN HỌC VỚI MTTQ, CÁC CƠ QUAN,ĐOÀN THỂ HUYỆN

Nhằm tiếp tục làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, tăng cường sự phối hợp giữa Hội Khuyến học và Uỷ ban MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội, các LLVT, các Hội đặc thù, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch…từ huyện đến cơ sở trong việc đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; gắn nhiệm vụ công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập với thực hiện và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, chiến sỹ, người lao động góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thiệu Hóa lần thứ XX, phấn đấu đến năm 2025, trở thành huyện khá, đến năm 2030 trong nhóm các huyện dẫn đầu của tỉnh.

Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, Chương trình phối hợp đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như sau:

1. Tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng, Nhà nước; Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cho cán bộ, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, chiến sĩ ,người lao động và nhân dân. Tuyên truyền rộng rãi phong trào xây dựng các mô hình học tập; các mô hình, điển hình, tấm gương tiêu biểu của tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến học, khuyến tài, phát huy sáng kiến kinh nghiệm, đạt thành tích cao trong lĩnh vực công tác.v.v.

2. Phát triển rộng khắp, củng cố và nâng cao chất lượng tổ chức Hội, hội viên và Ban Khuyến học đơn vị, nhằm thực hiện tốt công tác tham mưu, tư vấn cho cấp ủy và lãnh đạo, làm nòng cốt trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của đơn vị.

3. Gắn phong trào khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập với thực hiện nhiệm vụ chính trị của đoàn thể mình; đẩy mạnh phong trào học tập thường xuyện, học tập suốt đời, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho cán bộ, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động được tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều phương thức, mô hình, nội dung học tập phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển giai đoạn mới.

Đẩy mạnh phong trào xây dựng mô hình “Đơn vị học tập” theo Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mô hình “Công dân học tập” và tham gia tích cực xây dựng mô hinh học tập trong gia đình, dòng họ, công đồng, đơn vị trực thuộc xã theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; mô hình “cộng đồng học tập” cấp xã theo Thông tư 44 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; mô hình “huyện, thị xã, thành phố học tập” theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, đạt được mục tiêu đề ra của từng năm và cả giai đoạn

4. Tích cực tham gia xây dựng và nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng; tham gia làm giáo viên, báo cáo viên, cộng tác viên, biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn, triển khai các dự án các chuyên đề về phát triền kinh tế, xã hội; các hoạt động theo chủ đề trong từng năm học tại Trung tâm học tập cộng đồng.

Tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong trường học; tổ chức các hoạt động hỗ trợ học tập cho học sinh tại nhà, đảm bảo “thích ứng, an toàn, linh hoạt, hiệu quả” phù hợp với từng đối tượng học sinh, đáp ứng yêu cầu dạy học trong thời kỳ công nghệ số; tổ chức các hoạt động phối hợp giáo dục giữa gia đình, xã hội và nhà trường; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

5. Động viên cán bộ, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động xây dựng Quỹ khuyến học, khuyến tài của đơn vị và của tỉnh; nhằm động viên kịp thời cán bộ, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động; con cán bộ công chức, viên chức, người lao động có thành tích cao trong học tập và làm công tác khuyến học; học sinh, sinh viên, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi, dạy giỏi; tập thể và cá nhân đạt thành tích cao trong nghiên cứu khoa học, sáng chế, phát minh, thi tay nghề giỏi. trong hoạt động thể thao, văn hóa, nghệ thuật,v.v. Vận động và huy động các nguồn lực xã hội đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học nhất là những nơi khó khăn.

Căn cứ vào chương trình phối hợp đã ký kết, các đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện, chỉ đạo các đoàn thể cấp xã, thị trấn tổ chức ký kết Chương trình phối hợp với Hội Khuyến học cùng cấp, triển khai thực hiện sát hợp với từng điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị; triển khai xong trong tháng 7/2022. Hằng năm xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chung của tỉnh, huyện và cơ sở. Thường trực Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chủ động, đảm bảo các điều kiện để tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện; có kế hoạch dự toán kinh phí thực hiện chương trình và khen thưởng cho cá nhân và đơn vị có thành tích xuất sắc trong dịp tổng kết cả giai đoạn vào năm 2026.

Nguyễn Bá Huệ

Chủ tịch Hội Khuyến học huyện

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNGCỦAĐẢNG,ĐẤU TRANH PHẢN BÁCCÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH

NHẬN DIỆN, ĐẤU TRANH HIỆU QUẢ VỚI CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những biến động to lớn, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, tác động đến mọi lĩnh vực và mọi quốc gia, dân tộc. Triệt để lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự bùng nổ của internet-mạng xã hộivà những khó khăn, thách thức của đất nước ta, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội phản động ráo riết, đẩy mạnh hoạt động chống ĐảngvàNhà nướcta.

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trịkhẳng định: “Bảo vệvững chắcnền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản báccó hiệu quảcác quan điểm sai trái, thù địchlà một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân...”.

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch

Để đấu tranh hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệvững chắcnền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới,trước hết chúng ta cần nhận diện thấu đáonhữngâm mưu, thủ đoạnchống phá.

Thứ nhất,nội dung,phươngthức, thủ đoạnhoạt độngchống phá của các thế lực thù địchngày càngtinh vi,thâm độc,xảo quyệt.

Nhằmkích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong và tạo dựng “ngọn cờ”xây dựng, quy tụ lực lượng, các thế lực phản động, thù địch luôn tìm mọi “mưu ma chước quỷ” móc nối, xâm nhập vào nội bộ của ta, tìm cách phân hóa tổ chức,lôi kéo, mua chuộc cácphần tử thoái hóa biến chất, bất mãn, cơ hội chính trị. Trong tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, để tăng thêm hiệu ứng củacácthông tinsai trái, chúng chú trọng tập hợp,tríchdẫn các ý kiến trái chiều, đi ngược chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước với những “nhãn mác tự phong” như“nhân sĩ, trí thức yêu nước”, “tâm huyết, trách nhiệm vìnhândân”... Đây là chiêu bài chống phá từ bên trong kết hợp với bên ngoài nhằm từng bước làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Chúngtriệt để lợi dụng internet,mạng xã hội, nhất là vào nhữngthời điểm diễn ra các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước đểphát tán thông tin xuyên tạc, chống phá, bằng nhiềuchiêuthứcmới vớiphương châm “hư hư, thực thực”, “mưa dầm thấm lâu”, “nói nhiều rồi sẽ tin”..., núp dướinhững chiêu bài “góp ý”, “kiến nghị, đề nghị”, “thư ngỏ”...

Cùng vớiphủ nhận, hạ bệchủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạcchủ trương, đường lối, chính sách, pháp luậtcủa Đảng vàNhà nướcta,chúng còntrắng trợn bịa đặt, vu cáoĐảng, Nhà nướcvà các cơ quan pháp luật“vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền”; kích độnggây dư luận xấu, tạomâu thuẫn xã hội;gửi thư kiến nghị đến các tổ chức nhân quyền thế giớiyêu cầucan thiệp vào tình hình nội bộ Việt Nam; triệt để tán dương, cổ vũcác hành động, hành vitrái pháp luật củanhữngphần tử chống đối; tạo dựng các video clip, phóng sự có giao diện giống của Đài Truyền hình Việt Nam và một số báo, đàiđịa phươngđể “dẫn dụ” tâm lý tò mò của nhiều người...

Dưới sự hậu thuẫncủa một số tổ chức, cá nhânởnước ngoài, các thế lực thù địch lập ra các hội, nhóm, tổ chức tự xưng, xây dựng kế hoạch, đầu tư kinh phí cho tổ chức, bộ máy, trang thiết bị và hệ thống “chấn rết” hòng kêu gọi, phát động những “phong trào” chống phá toàn diện, mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện.Chúng đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức “xã hội dân sự” và “phản biện xã hội”, liên thông, kết nối với các “hội”, “đoàn”, “nhóm” nhằm thúc đẩy “đấu tranh bất bạo động” theo xu hướng cách mạng màu...

Bằng những hình thức tinh vi, chúng triệt để lồng ghép những quan điểm sai chống phá thông qua tổ chức các “hội thảo khoa học”, diễn đàn,sinh hoạt hội, nhóm; cài cắm lực lượng - núp bóng các tổ chức phi chính phủ và dưới danh nghĩa “hỗ trợ nhân đạo” đi đến vùngsâu, vùng xa,vùngđồng bào dân tộc thiểu sốđể tuyên truyền mị dân, kích động, lôi kéo người dân vào nhữngmưu đồđen tối; truyền đạo, lập đạo trái phép, tuyên truyền mê tín dị đoan; dùng các “mồi nhử” kinh tế; giả danh cán bộ để lừa dối, tán phát các luận điệu sai trái, phản động.

Thứ hai,chúngtập trung,quyết liệtchống phátrênmặt trận chính trị, tư tưởng; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Chúng tìm mọi cáchphủ nhận bản chất cách mạng khoa học, nội dung cơ bản và giá trị bền vững củachủ nghĩa Mác-Lênin, coitư tưởng Hồ Chí Minhkhông phải là kết quả của sự vận dụng sáng tạochủ nghĩa Mác - Lêninvào Việt nam,đối lậptư tưởng Hồ Chí Minhvớichủ nghĩa Mác - Lênin.Bịa đặt, vu cáoĐảng, Nhà nước ta “du nhậpchủ nghĩa Mác - Lêninvào Việt Nam gây ra chiến tranh,nội chiến tương tàn”,“trung thành quá lâu vớichủ nghĩa Mác - Lênin”,“tư tưởng Hồ Chí Minhlàm cho đất nước chậm phát triển, nhân dân nghèo đói”.Chúng xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời, sự nghiệp, cống hiếnvĩ đạicủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, rêu rao rằng “Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải nhà tư tưởng mà chỉ là nhà hoạt động thực tiễn nên không có tư tưởng Hồ Chí Minh”...

Hòng phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chúng tập trung xuyên tạc những đặc điểm, đặc trưng, mô hình xã hội mà chúng ta đang xây dựng; phủ nhận thành quả qua hơn 35 năm đổi mới của đất nước; xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng và thành tựu phát triển kinh tế đất nước ta; cổ súy, tung hô việc phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa...

Đặc biệt, lợi dụng sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ các cấp bị xử lý theoĐiều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước,chúngquy chụp bản chất chung của cán bộ, đảng viên là tham nhũng, tha hóa, biến chất, “bán nước, hại dân”,hòngtạo dựng nhận thức sai lệch, hoài nghi, dao động, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Từ đó, gieo rắc ngờ vực, chia rẽ nội bộ,làmxói mòn lòng tin củanhân dânđối với uy tín, vai trò lãnh đạoĐảng và sự quản lý của Nhà nước;ca tụng, khuếch đại chủ nghĩa tư bản mà chúng cho là “thiên đường của tự do, dân chủ, nhân quyền”.

Việc Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực bị chúng “vin” vào để thổi phồng sai lầm, khuyết điểm; bịa đặt, vu cáoĐảng ta “đấu đá,thanh trừng nội bộ”;đơmđặt,bôi nhọ danh dự, uy tín của các lãnh đạo cấp cao...

Đấu trang, phản bác có hiệu quả

Để bảo vệvững chắcnền tảng tư tưởng của Đảng;đấu tranh, phản báccó hiệu quảvới các quan điểm sai trái,thù địch;làm thất bạimọiâm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phátrong tình hình mới, chúng tacần tiếp tục chú trọngthực hiệnđồng bộnhữnggiải phápcơ bảnsau:

Một là,không ngừnggiáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Cấp ủy, tổ chứcđảngcác cấp và từng cán bộ,đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cáccơ quan,ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và cáctổ chứcchính trị - xã hộitiếp tụcquán triệt và triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện có hiệu quảNghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018của Bộ Chính trịvềtăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Thường xuyên giáo dục, quán triệt cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục tiêu, quan điểm và các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai tròcủa hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, trước hết là cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chủ độngđấu tranhphản bác có hiệu quả quan điểm sai trái, thù địch; tăng cường niềm tin vàochủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mớivàcác nguyên tắc xây dựng Đảng...

Hailà,đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dụcchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

c chính trị, tư tưởng để không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc cho cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ. Theo đó, đẩy mạnh tuyên truyền đồng bộ trên hệ thống truyền thông, báo chí, internet, mạng xã hội vềnhững nội dung cơ bản, giá trị to lớn củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;làm chochủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảngtinh thần của toànxã hội;xây dựng niềm tin khoa học vàođường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcvà thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước...Đổi mới mạnh mẽ, khoa học, hiệu quả nội dung, chương trìnhgiáo dụcchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhtrong hệ thống giáo dục quốc dân,phù hợp với từng đối tượng, bậc học; hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên.Cung cấp kịp thời những thông tin nhằm nhận diệnđúng cácâm mưu,hoạt độngchống phá của các thế lực thù địchtrong tình hình mới,qua đótăng cường sức đề kháng, nâng cao cảnh giác và tinh thần chủ động trong đấu tranh...

Việcđổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡngphảigắn với công tác tổ chức, cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ, xây dựng tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh; nói và làm đúng theoquan điểm, đường lối,chính sách, pháp luật củaĐảng và Nhà nước;tôn trọng và phát huylịch sử, truyền thống củadân tộc, của Đảng vàcủađịa phương;bồi đắpphẩm chất đạo đức, lối sống,tri thức-năng lực,kiến thức văn hóa - xã hội...

Ba là,tăng cường nghiên cứu, dự báo, nắm chắc âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những phần tử cơ hội, phản động chống Đảng, Nhà nước.

Chú trọng xây dựng, phát triểncác trang mạng, báo chí có nội dung đấu tranh phù hợp, sát thực tiễn. Tuyên truyền sâu rộng vềnhữngthành tựutrong công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các định hướng, nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương...Nghiên cứu ban hànhsâu rộng, thường xuyêncác văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và các quy định cụ thể hóa việc tuyên truyền, quán triệt, học tập lý luận chính trị, lịch sử truyền thống, phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống mới xã hội chủ nghĩa, gương người tốt, việc tốt… Thường xuyên đặt hàng nghiên cứu các đề án, đề tài, chuyên đề về đấu tranh phòng, chống“diễn biến hòa bình”và những biểu hiện suy thoái,“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...

Chú trọng thôngtin, đăng tải vềngười tốt, việc tốt; các chuyên trang, chuyên mục về đấu tranh phòng,chống “diễn biến hòa bình”, vạch trần bản chất phản động, phản khoa học các quan điểm sai trái, thù địch,chống phá,phản động...

Bốnlà,phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trịvà toàn dântrongđấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu.Phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất làlãnh đạo, quản lý trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết - quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, vềhọc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Ngăn chặn, đẩy lùi và kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, đảng viênsuy thoái chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...Tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh của cấp trên đối với cấp dưới.Thực hiện tốtcông tácsơkết, tổng kết,đánh giá -rút kinh nghiệm,đề ra các giải pháp hiệu quả, sát thực tiễn; kịp thời khen thưởng, động viên, nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình, gương người tốt, việc tốt.

Phát huy tốt vai trò của Ban Chỉ đạo35, cơ quan giúp việc của cấp ủy các cấp, lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệmlàm công tác tư tưởng, lý luậnvàđội ngũ chuyên gia đầu ngành.

Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức có đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Ban hành các cơ chế quản lý quyền lực hiệu quả và quan tâm chế độ đãi ngộ để cán bộ, đảng viên, công chức toàn tâm, toàn ý thực hiện nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

Nguồn:Đại tá, ThsPhạm Anh Tuấn

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ - GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh chứng kiến nhiều cảnh phụ nữ ở các nước, nhất là các thuộc địa, bị đối xử bất công, bị bóc lột, chà đạp một cách tàn nhẫn. Hồ Chí Minh nung nấu hoài bão làm sao để phụ nữ nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng thoát khỏi áp bức, bất công của chế độ thuộc địa. Chỉ có giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người triệt để mới mang lại quyền tự do thật sự cho con người, tạo tiền đề thực hiện bình đẳng nam nữ và mang lại sự tiến bộ cho phụ nữ. Vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh mang đậm tính nhân văn sâu sắc.

Hồ Chí Minh cho rằng, phụ nữ có quyền tham gia mọi hoạt động chính trị một cách bình đẳng như nam giới, có quyền bầu cử, ứng cử, có quyền tự do ngôn luận, đi lại, cư trú và quyền bình đẳng trước pháp luật. Điều 6 Hiến pháp năm 1946 do Người là Trưởng Ban soạn thảo ghi rõ: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa”. Cụ thể hơn về quyền lợi, Điều 9 ghi: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Phát biểu tại phiên họp bế mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập… phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân”. Bình đẳng với nam giới về mọi phương diện, Hiến pháp năm 1946 mở ra cho phụ nữ một thời đại mới - thời đại người phụ nữ được làm chủ cuộc sống của mình, được tham gia các hoạt động xây dựng và kiến thiết đất nước - những quyền và nghĩa vụ mà người phụ nữ chưa từng được thừa hưởng trong các chế độ xã hội trước. Những quyền bình đẳng đó tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1959. Song song với việc ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ trên các mặt của đời sống xã hội, Hiến pháp năm 1959 đã quy định các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện quyền bình đẳng trên thực tế và nhấn mạnh đến quyền bình đẳng về việc hưởng thụ các thành quả của phát triển. Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ Việt Nam được pháp luật thừa nhận và bảo đảm có những quyền bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh vực. Từ đây, người phụ nữ có cơ sở pháp lý để đấu tranh đòi bảo đảm những quyền bình đẳng này trong cuộc sống của mình.

Để xóa bỏ sự lệ thuộc của phụ nữ về kinh tế cần giải phóng sức lao động cho họ, đưa họ tham gia vào các ngành nghề khác nhau như công nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế… Hồ Chí Minh chỉ rõ: Muốn có nhiều sức lao động thì phải giải phóng sức lao động của phụ nữ. Đồng thời, Người yêu cầu các sở, ban, ngành phải lập nhà trẻ, nhà ăn để phụ nữ yên tâm công tác, yên tâm lao động sản xuất. Bởi lẽ, muốn cho người mẹ sản xuất tốt thì cần tổ chức tốt những nơi gửi trẻ và những lớp mẫu giáo; kinh tế của ta càng phát triển, nhà ăn công cộng càng thêm nhiều, phụ nữ sẽ rảnh rang để tham gia lao động. Như vậy phụ nữ mới được giải phóng, nam nữ mới thật là bình quyền. Thực tiễn cho thấy, thực hiện bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực kinh tế không chỉ tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội phát triển tài năng, trí tuệ mà còn đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhận xét về khả năng làm kinh tế của phụ nữ, Hồ Chí Minh khẳng định: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng”, là đội quân chủ lực tạo ra của cải vật chất, làm giàu cho đất nước. Từ đó Người kết luận: Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ.

Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới những nét đặc thù riêng của phụ nữ, đề ra những chính sách ưu đãi đối với phụ nữ để họ có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội như nam giới, giải phóng họ khỏi gánh nặng công việc gia đình. Đồng thời, Người còn tuyên truyền, giác ngộ để mọi người nhận thức rõ hơn vai trò của phụ nữ trong xã hội, vận động mọi người cùng nhau giúp đỡ để phụ nữ vươn lên khẳng định địa vị của mình, tạo cơ sở cho việc thực hiện bình đẳng nam nữ trong xã hội. Người lên án, phê phán các hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ, nạn bạo lực gia đình, cho đó là một điều đáng xấu hổ: “Như thế thì còn gì là tình nghĩa vợ chồng? Như thế là phạm pháp, là cực kỳ dã man”, vì vậy mà “Chi bộ đảng phải giáo dục đảng viên và nhân dân về quyền bình đẳng giữa vợ chồng. Đoàn thể phụ nữ và thanh niên phải bảo ban nhau cách cư xử hòa thuận trong gia đình”. Bình đẳng nam nữ trong gia đình chính là cơ sở cho bình đẳng nam nữ ngoài xã hội. Bởi khi được quan tâm, chia sẻ công việc trong gia đình và được tạo điều kiện thuận lợi, người phụ nữ sẽ có điều kiện tham gia công tác xã hội để phát huy hết tài năng, trí tuệ của mình.

Để được giải phóng, phụ nữ cần phải học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, phải gắng học tập chính trị, học tập văn hóa, kỹ thuật, bản thân phụ nữ phải đấu tranh, tự cường, tự lập để giữ lấy quyền lợi của mình. Đó là chìa khóa của sự nghiệp tranh quyền cho phụ nữ. Bởi không có kiến thức, không nhận biết được pháp luật và quyền lợi của giới mình thì sẽ không tự giải phóng và phát huy được quyền của mình trong các hoạt động, cũng như trong cuộc sống. Chỉ có nỗ lực, cố gắng, phụ nữ mới tạo ra động lực để vươn lên khẳng định vai trò, vị trí của mình trong xã hội.

Thực hiện bình đẳng nam nữ, giải phóng phụ nữ là một cuộc cách mạng khó. Vì vậy, trong “Di chúc”, Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”.

Thực hiện căn dặn của Người, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách với những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm quyền của phụ nữ được ra đời, trong đó Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2006 đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Điều 4 của Luật Bình đẳng giới ghi rõ: “Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”. Đặc biệt, tại điều 26 Hiến pháp năm 2013 xác định: “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”. Việc cụ thể hóa quyền bình đẳng nam nữ bằng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia lao động sản xuất, bảo hộ sức khỏe, giảm nhẹ gánh nặng gia đình. Đánh giá tầm quan trọng của bình đẳng giới trong phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam khẳng định bình đẳng giới là yếu tố tiền đề để xây dựng một nguồn nhân lực vững mạnh, cũng như đẩy mạnh chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội. Đồng thời, Chính phủ xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi. Giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư. Bảo đảm sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và cơ hội bình đẳng tham gia lãnh đạo của phụ nữ ở tất cả các cấp hoạch định chính sách trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội… Để thực hiện kế hoạch đó cần phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ, trong đó có sự đồng tình, tham gia, ủng hộ của nam giới. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. Kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em.

Trong Nghị quyết về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chính phủ xác định mục tiêu cụ thể trong các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% lãnh đạo chủ chốt là nữ. Trong lĩnh vực kinh tế, lao động, tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030. Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030. Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Trong đời sống gia đình, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: Giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ xuống còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới… Đây chính là sự tiếp nối, phát triển quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ và công tác phụ nữ. Đồng thời, cũng khẳng định sự quan tâm, trách nhiệm cũng như những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đặt ra để giải quyết các vấn đề về công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.

Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên của lịch sử Việt Nam đặt vị thế, vai trò của phụ nữ ngang với nam giới và Người cũng là một trong những lãnh tụ tiêu biểu của thế giới đề cao sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ. Điều đó đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền bình đẳng giới, tạo ra một bước chuyển biến mới trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ ở Việt Nam. Đó chính là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới.

Ban biên tập

XÃ THIỆU TRUNG PHÁT HUY PHONG TRÀO TỰ QUẢN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Trong những năm qua, đảng bộ và nhân dân xã Thiệu Trung đã tranh thủ thời cơ, khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội và là đơn vị đi đầu trong phong trào xây dựng xã Nông thôn mớinâng cao, kiểu mẫu của huyện Thiệu Hóa.

Để đạt được kết quả, Đảng ủy, UBND xã Thiệu Trung đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, quan tâm công tác quy hoạch tập trung, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được đầu tư để đưa cơ giới hóa đồng bộ vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ban hành nhiều chính sách cụ thể, vận dụng sáng tạo để phù hợp với thực tế địa phương. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, theo phương châm: Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức triển khai thực hiện, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể tham gia tích cực tham gia tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân hưởng ứng, thực hiện. Đặc biệt, trong quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện theo quan điểm, phương châm: “lấy sức dân để lo cho dân”, “dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng thụ”. Xã đã quy hoạch làng nghề đúc đồng truyền thống, thủ công mỹ nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghành nghề, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Bên cạnh đó, công tác giữ gìn an ninh trật tự luôn được quan tâm lãnh đạo, thực hiện tốt; các tổ chức trong hệ thống chính trị của xã trong sạch, vững mạnh, phấn đấu quyết tâm cuối năm 2022, Thiệu Trung là xã đi đầu hoàn thành tiêu chí xã Nông thôn mới kiểu mẫu.

Để đạt được những kết quả về xây dựng nông thôn mới thời gian qua, Ủy ban MTTQ xã đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ,đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, qua đó góp phần tạo nên khí thế mới, sức mạnh mới, tạo sự gắn kết, đồng thuận của nhân dân trong quá trình thực hiện. Thực hiện mô hình “Đoạn đường phụ nữ tự quản”, các tuyến đường được Hội Phụ nữ xã nhận quản lý đã trở nên thông thoáng, sạch sẽ. Theo đó, các chi hội phụ nữ nhận trách nhiệm tự quản vệ sinh môi trường, an ninh trật tự thôn nơi mình sinh sống, ngoài việc quét dọn vệ sinh thường xuyên, các chi hội phụ nữ tổ chức chị em thu gom rác thải, xử lý đúng nơi quy định, vì vậy công tác vệ sinh môi trường ở các thôn được cải thiện rõ rệt. Cùng với Hội Liên hiệp phụ nữ, xác định rõ công tác bảo vệ, giữ gìn môi trường là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, Hội Nông dân xã đã tập trung chỉ đạo, xây dựng, triển khai phong trào nông dân làm sạch đồng ruộng; đưa nội dung tuyên truyền, bảo vệ, giữ gìn môi trường vào chương trình công tác Hội; xác định những việc làm cụ thể, thiết thực, để mọi người dân đều có ý thức giữ gìn môi trường sống; không đổ, vứt rác thải, xác gia súc, gia cầm xuống các ao hồ, kênh mương, không gây ô nhiễm môi trường…nhiều chi hội nông dân nhận đảm nhiệm các tuyến đường tự quản của nông dân; định kỳ tổ chức cho cán bộ, hội viên nông dân tham gia quét dọn, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu lăng mộ Nhà Sử Học Lê Văn Hưu, khơi thông kênh Nhà Lê, cống rãnh, mương máng, hệ thống thoát nước các thôn, xóm; tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước hợp vệ sinh. Thường xuyên giám sát công tác bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đến nay, 100% các chi hội nông dân xã đã phát động và triển khai mô hình “Cánh đồng không bao bì thuốc bảo vệ thực vật”. Thường xuyên tổ chức ra quân thu gom vỏ bao gói thuốc BVTV qua sử dụng và rác thải nhựa tại các đồng ruộng.Thấm nhuần truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, hằng năm,Đoàn xã Thiệu Trungđều tổ chức nhiều hoạt động tri ân, hướng về cội nguồn, nhằm bày tỏ lòng biết ơn với thế hệ cha anh đi trước đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vào dịp 27/7 háng năm, Đoàn xã tổ chức thắp nến tri ân, quét dọn vệ sinh quanh khu vực nghĩa trang, nhà bia tưởng niệm liệt sỹ.Phát huy bản chất và truyền thống tốt đẹp của người lính Cụ Hồ, thời gian qua, các hội viên Cựu chiến binh xã Thiệu Trung luôn tích cựctham gia các phong trào thi đua yêu nước do huyện Hội phát động và tích cực góp phần phát triền kinh tế - xã hội của xã. Nổi bật nhất là mô hình “Hàng cây Cựu Chiến binh tự quản”. Kết quả đã cóhàng ngàn cây cảnh được trồng hai bên các tuyến đường trong xã luôn xanh tươi, nở hoa rực rỡ, góp phần tạo cảnh quan xanh - sạch- đẹp cho quê hương.

Công an xã Thiệu Trung đã chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền xã có nhiều giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn an ninh trật tự; đã phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến trong công tác giữ gìn ANTT. Một trong những mô hình tiêu biểu nhất đó là mô hình“Camera giám sát đảm bảo ANTT”. Đến nay, xã đã lắp đặt và quản lý tổng số 20 mắt camera, được đặt tại các điểm nút giao thông chính, trụ sở UBND xã và tại nhà các hộ dân trên địa bàn, góp phần tích cực đảm bảo ANTT trên địa bàn, đồng thời nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và tệ nạn xã hội; công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra tình hình phức tạp về an ninh trật tự.

Để phong trào “tự quản” ở xã Thiệu Trung tiếp tục phát huy thời gian tới, bên cạnh sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền, rất cần sự chung tay, chung sức của các tổ chức trong hệ thống chính trị và mọi người dân. Phát huy thành tích kết quả đã đạt được thời gian qua, xã Thiệu Trung sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, làm tốt phong trào tự quản, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân, xây dựng thành công xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Nguyễn Thị Hà

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ XÂYDỰNG TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG, GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, THÔN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU

Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2021, phòng Tài nguyên và môi trường huyện đã tham mưu cho Ban chỉ đạo huyện có văn bản chỉ đạo điều hành về xây dựng tiêu chí cảnh quan môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên cơ sở bám sát bộ tiêu chí Quốc gia và các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Kết quả trong năm 2021, đã hoàn thành tiêu chí môi trường huyện nông thôn mới, 01 xã nông thôn mới nâng cao và 36 thôn nông thôn mới, 6 thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Đồng thời tham mưu cho Ban Chỉ đạo huyện hỗ trợ hóa chất xử lý môi trường tại các bãi rác, mua thùng đựng rác thải tại các xã dọc QL 45 và đường Kênh Nam, phát quang bụi rậm tại các trục đường Quốc lộ, tỉnh lộ, hợp đồng thu gom xử lý rác thải nguy hại trên đồng ruộng…

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được trên, việc thực hiện tiêu chí môi trường tại các xã trong huyện đang còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể:

- Công tác tuyên truyền, triển khai, hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường ở cấp xã hiệu quả còn thấp, chưa đến được người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hình thức tuyên truyền chưa hiệu quả, không thường xuyên.

- Công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại nhiều cơ sở, cơ quan, đơn vị đã được quan tâm và tổ chức thực hiện xong chất lượng chưa cao; nhiều khu dân cư trên địa bàn huyện chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; công tác kiểm tra, đôn đốc chưa được thường xuyên, ý thức của một bộ phận người dân về bảo vệ môi trường, đặc biệt là thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt chưa cao; tình trạng rác sinh hoạt, chất thải rắn ở một số xã còn xả bừa bãi; việc xây dựng các bể chứa vỏ bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu tại các cánh đồng đã triển khai, xong một số bể đã bị mất nắp, một số hệ thống cống rãnh, kênh mương chưa được nạo vét thường xuyên vv...

- Trong việc tổ chức thực hiện tiêu chí về môi trường, nhiều cơ sở còn xem nhẹ, chưa duy trì thường xuyên, mới tập trung quan tâm thực hiện trong thời điểm đăng ký về đích, chưa lôi cuốn được sự tham gia của cộng đồng; sau khi đã về đích NTM, nhiều xã đã không quan tâm duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải, chất thải lại tiếp tục xảy ra ở một số xã đã về đích NTM.

- Một số UBND xã tuy đã có sự quan tâm, cố gắng nhưng vẫn chưa vào cuộc quyết liệt; cá biệt còn một số cơ sở thờ ờ, buôn lõng, thiếu quan tâm chỉ đạo.

- Sự phối hợp giữa Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ, hiệu quả còn thấp.

- Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Để đạt tiêu chí cảnh quan môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và duy trì thường xuyên tiêu chí môi trường tại các xã đã về đích nông thôn mới, Ban Chỉ đạo Chương trình nông thôn mới huyện và Ban Chỉ đạo xã cần quan tâm thực hiện một số nội dung sau đây:

- Các xã tăng cường và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng nhân dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại địa phương nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ý thức tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất kinh doanh tại làng nghề, phát động phong trào về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức các hoạt động cụ thể về bảo vệ môi trường, đặc biệt là tổ chức thực hiện và duy trì tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn các xã, trồng hoa, cây xanh.

- Chỉ đạo các xã thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1988/2017/QĐ-UBND ngày 12/6/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về quy định vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Xây dựng kế hoạch nhiệm vụ cụ thể hàng năm để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm.

- UBND huyện, các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường.

- UBND các xã phải quan tâm hơn nữa và chỉ đạo thực hiện quyết liệt trong công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn; kiểm tra, rà soát cụ thể những nội dung chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt theo tiêu chí môi trường và phải xây dựng kế hoạch, có giải pháp khắc phục, hoàn thiện cụ thể để thực hiện.

- Trên cơ sở yêu cầu của chỉ tiêu tại bộ tiêu chí và các quyết định quy định tiêu chí, các văn bản chỉ đạo điều hành và hướng dẫn của các sở, ban, ngành và các phòng chuyên môn, các xã xây dựng lộ trình thực hiện để đạt hiệu quả theo quy định.

Lê Thế Ái

Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

ĐỂN THỜ BÌNH VƯƠNG DƯƠNG TAM KHA

Đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha, thuộc làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Theo tài liệu của TS Nguyễn Minh Tường cho biết: Dương Tam Kha còn gọi là Dương chủ tướng, là con trai của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, quê ở làng Dương Xá (tên Nôm là làng Giàng), huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hỏa. Dương Tam Kha nối tiếp sự nghiệp của Tiền Ngô Vương (Ngô Quyền 939 - 944) xưng Vương, sử cũ gọi là Dương Bình Vương, làm chủ nước ta trong khoảng thời gian 6 năm (945- 950)

Sau khi Dương Đình Nghệ mất, Dương Tam Kha đã tập hợp lực lượng, phối hợp với Ngô Quyền, trước khí thế mạnh mẽ của Ngô Quyền cùng với Dương Tam Kha, Kiều Công Tiễn vô cùng khiếp sợ đã cho người sang cầu cứu quân Nam Hán. Chớp lấy thời cơ, vua Nam Hán sai con trai là Hoàng Thao đưa thủy quân sang xâm lược nước ta. Chính vua Nam Hán cũng tự cầm quân đóng sát biên giới để sẵn sàng tiếp ứng. Ngô Quyền nghe tin đã tức tốc kéo quân ra Bắc và khi quân Nam Hán đang còn ngấp nghé ngoài bờ cõi, thì ông được nhân dân và quân sỹ ủng hộ hạ được thành Đại La, giết chết tên bán nước Kiều Công Tiễn, trừ mối họa bên trong, ổn định tình hình trong nước rồi gấp rút tổ chức kháng chiến.

Tháng 10 năm 938, Ngô Quyền cùng các danh tướng khác, như: Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Tất Tố, Dương Tam Kha (con trai của Dương Đình Nghệ) được giao chỉ huy một đạo quân đóng bên phía tả ngạn và Ngô Xương Ngập (con trai của Ngô Quyền) và Đỗ cảnh Thạc chỉ huy một đạo quân đóng bên hữu ngạn sông Bạch Đằng. Hai đạo quân này ém sẵn làm nhiệm vụ mai phục để phối hợp với thủy quân đánh vào hai bên sườn đường tiến của quân giặc và tiêu diệt chúng khi tháo chạy lên bờ. Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy một đạo thủy quân tinh nhuệ phục sẵn tại cửa sông Bạch Đằng để sẵn sàng phản công tiêu diệt quân giặc khi nước thủy triều rút xuống. Công việc chuẩn bị cho một trận đánh vừa hoàn tất, thì cũng là lúc đoàn chiến thuyền quân Nam Hán kéo đến, nước triều từ từ dâng, quân giặc ồ ạt kéo vào sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho một đội thuyền binh nhẹ do Ncuyễn Tất Tố chỉ huy làm nhiệm vụ nhử địch vào trận địa phục kích. Khi quân giặc tiến sâu vào trận địa cũng là lúc nước sông bắt đầu rút, Ngô Quyền chỉ huy đại quân từ ba phía (thủy bộ) đổ ra đánh. Quân Nam Hán không còn lối thoát, phía trước bị chặn đứng bởi các hàng cọc, phía sau và hai bên bờ sông bị quân ta tấn công dữ dội. Cả đoàn chiến thuyền giặc trong một thời gian giao chiến đã tan tành, hàng vạn quân giặc bị tiêu diệt, chủ tướng Hoàng Thao bị Dương Tam Kha chém chết tại trận. Chiến thắng Bạch Đằng đã mở ra một thời kỳ phát triển của quốc gia phong kiến độc lập tự chủ của dân tộc.

Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc và tự xưng Vương, đóng đô ở cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc, từ đó Dương Tam Kha càng dốc lòng giúp Ngô Quyền lập nghiệp. Năm 944, Ngô Quyền mắc bệnh nặng qua đời, trước khi mất có di chúc giao cho Dương Tam Kha giúp đỡ con mình, sau khi ông mất Dương Tam Kha đã tự xưng Vương lấy hiệu là Bình Vương để trị vì đất nước.

Năm 950, Bình Vương Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn (Thái Bình), Ngô Xương Văn trở về đánh úp Dương Tam Kha lấy lại nước, xưng là Nam Tấn Vương. Xét thấy Dương Tam Kha là một dũng tướng có nhiều công lao trong trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, phò tá Ngô Quyền lên ngôi vua, đối với mình lại có tình nghĩa phụ nên Nam Tấn Vương chỉ giáng Dương Tam Kha xuống làm Trương Dương Công và ban cho bổng lộc ở phía Nam thành cổ Loa, tại đây Dương Tam Kha đã dày công cải tạo vùng đất hoang hóa thành một vùng quê sầm uất, rộng lớn đặt tên là Chương Dương (nay là xã Chương Dương, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội), nhân dân nơi đây đã lập đền thờ suy tôn ông là thành hoàng làng, trong đền còn lưu giữ được cuốn thần phả và 30 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam

Thần tích tại đền cổ Lễ, tỉnh Nam Định có đoạn viết:Tam Kha công khiễn Dương Thục Phi, Dương Cát Lợi phạt mộc tam thiên châu tháp nhập lưu trung, lịch cận tam lý trường, đãi thủy trướng, tương quân khiêu chiến dẫn tặc việt quá thung trận, thủy thoái Ngô Quyền công suất chư tướng tự giang khẩu lực công. Tam Kha xuất bản quân đại bại.Nghĩa là:ông Tam Kha sai Dương Thục Phi, Dương Cát Lợi chặt 3000 cây gổ xuống dòng sông trên một khoảng dài 3 dặm (hơn 1,5km). Đợi đến lúc nước lên đem quân khêu chiến khiến giặc vượt qua bãi cọc, khi nước xuống Ngô Quyền đem quân từ cửa sông hết sức đánh tập hậu. Dương Tam Kha cho quân bản bộ dùng mũi tên dài ở hai bờ bắn xả vào quân giặc, chém được Hoằng Thao, làm cho quân Hán đại bại.

Để dấu tung tích nhằm tránh sự truy quét của các thế lực phong kiến nên ông đã di chuyển về Châu Ái (Thanh Hóa) xây dựng lực lượng, căn cứ vào địa hình để phòng thủ lâu dài. Ông đã dời về căn cứ Lỗ Mau, nay là làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, đây là địa hình phòng thủ có rất nhiều thuận lợi. Ngày nay tại xã Thiệu Long còn lại rất nhiều dấu tích về tên gọi như Đồng Kho (là nơi để kho lương); Đồng Bến là nơi đậu thuyền bè của thủy quân); Đồng Cầu (là nơi quân binh chấn giữ cầu qua sông Mạo Khê); Đồng Yên (là nơi tập trung chăn nuôi để cung cấp thực phẩm cho quân lính); Đồng Trại (là nơi đại quân đóng giữ)

Theo G.S Đinh Xuân Lâm:Tổng kết đánh giá cuộc đời của Dương Tam Kha, trước tiên phải xác nhận những công lao thành tích đóng góp của ông vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Thời kỳ dưới quyền Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ và Ngô Tương Quyền, với tư cách một vị tướng giỏi đã cùng cha và anh rể lần lượt diệt trừ xâm lược nhà Đường và nhà Nam Hán. Có thể nói rằng Bình vương Dương Tam Kha là một nhân vật lỗi lạc hồi thế kỷ X trong lịch sử nước ta. Ông là một tướng giỏi, một người cai trị dân và tổ chức nhân dân sản xuất có tài, ông xứng đáng có một vị trí cao quý trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đã đến lúc cần khôi phục lại vai trò của ông trong lịch sử dân tộc. Đó là mong muốn tha thiết của tôi đối với nhân vật lịch sử này.

Có thể nói, Bình vương Dương Tam Kha là một tướng của Ngô Quyền, người đã có công lớn trong trận chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Bình Vương là người cai quản đất nước, giữ vững bờ cõi đất nước và ổn định đất nước trong 6 năm, thật xứng là một nhân vật lịch sử lớn có tầm cỡ trong lịch sử Việt Nam.

Đền thờ được xây dựng sau khi cụ qua đời, song do thời gian, biến cố của lịch sử, năm 2010, con, cháu dòng họ Dương và nhân dân làng Thành Đạt, xã, Thiệu Long đã phục dựng lại nơi tưởng niệm Bình Vương làm nơi cúng giỗ cụ cùng các vị tiên hiền dòng họ Dương vào các ngày lễ tết trong năm, đây là nét đẹp truyền thống tiêu biểu của dòng họ Dương làng Thành Đạt, cũng như họ Dương cả nước.

Trần Ngọc Tùng

Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung

TỰ HÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM

Tự hào Phụ nữ Việt Nam,

Chuyên tâm việc Nước,việc nhà đảm đang.

Xứng danh với tám chữ vàng,

Bác Hồ khen tặng vẻ vang rạng ngời.

“Anh hùng bất khuất” bao đời,

“Đảm đang” “trung hậu” đó lời Bác trao.

Thật là hạnh phúc tự hào,

Việt Nam ta có biết bao Anh hùng.

Những người Phụ Nữ kiên trung,

Mưa bom lửa đạn bão bùng xong pha.

Hy sinh vì Đất nước nhà,

Mỗi người làmột bông hoa dâng đời!

Ban Biên tập

2.jpg

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 9

Đăng lúc: 26/10/2022 (GMT+7)
100%

1.jpg
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

Trích

Kế hoạch số 97-KH/HU ngày 18/8/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về Vận động kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn huyện năm 2022

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 21/3/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 94-KH/HU Ngày 18/7/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa về “Vận động kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 -2025”; Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch thực hiện năm 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Nhằm cụ thể hóa nội dung Kế hoạch triển khai vận động kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025 đã được ban hành tại Kế hoạch số 94-KH/HU, ngày 18/7/2022; từng bước giải quyết nhu cầu khó khăn về nhà ở cho hộ nghèo, đặc biệt là các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao mức sống, giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

- Xác định mục tiêu, cách thức, giao chỉ tiêu và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động kinh phí làm nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn năm 2022.

2. Yêu cầu:

- Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc huy động toàn thể xã hội đối với các hộ nghèo khó khăn về nhà ở; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, các đơn vị liên quan trong việc huy động kinh phí từ nguồn xã hội hóa để hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo.

- Việc hỗ trợ phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng; đúng nguyên tắc, điều kiện, đối tượng được hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên; đảm bảo tiến độ, chất lượng nhà ở theo quy định.

II. NỘI DUNG

1. Đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian thực hiện:

-Đối tượng hỗ trợ: Dự kiến là 54/187 hộ (đạt 29/% giai đoạn 2022 - 2025), thuộc nhóm các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật), nhà ở có nguy cơ sụp đổ, mất an toàn; có khả năng huy động được gia đình, anh em dòng họ và có đăng ký làm trong năm 2022.

- Kinh phí thực hiện:Từ nguồn xã hội hóa.

- Mức hỗ trợ:tối đa 50 triệu đồng/hộ.

- Thời gian thực hiện:Từ tháng 8 đến 31/12/2022

2. Phát động Cuộc vận động ủng hộ kinh phí làm nhà cho người nghèo:

Ủy ban MTTQ huyện tổ chức phát động các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn huyện đóng góp, ủng hộ kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo.

3. Giao chỉ tiêuvà phân công trách nhiệm kêu gọi, vận động:

Giao chỉ tiêu cho các cơ quan, đơn vị, đoàn thể cấp huyện chủ trì vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí làm nhà cho người nghèo theo mục tiêu đã đề ra; đồng thời, phân công trách nhiệm cho các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Ủy viên BTV Huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện trực tiếp chỉ đạo công tác vận động.

(Có phụ lục chi tiết kèm theo)

- UBND các xã, thị trấn: Kiểm tra, rà soát, tổng hợp, chụp ảnh hiện trạng nhà cần hỗ trợ gửi về Ủy ban MTTQ huyện danh sách hộ nghèo thuộc diện nhóm có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để Ủy ban MTTQ huyện tổng hợp, làm căn cứ triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ; gửi Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện thẩm định danh sách hộ nghèo; báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy trong quá trình thực hiện.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân huyện:

Chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thẩm định danh sách các hộ được hỗ trợ do UBND các xã, thị trấn báo cáo, theo nguyên tắc đảm bảo các nhóm được hỗ trợ ưu tiên trong năm 2022. Chỉ đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng và các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.

2. Ủy ban MTTQ huyện:

- Tổ chức Hội nghị phát động các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn huyện đóng góp, ủng hộ kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo.

- Chủ trì, phối hợp vận động các tổ chức thành viên, các đơn vị liên quan tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy tích cực, chủ động đề xuất với Ban Thường trực ủy ban MTTQ tỉnh, các nhà tài trợ, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện ủng hộ và tổ chức tiếp nhận, phân bổ kinh phí hỗ trợ làm nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo tại các xã, thị trấn.

- Theo dõi, đôn đốc kiểm tra, giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện với Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy theo quy định. Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ thanh, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định.

3. Các tổ chức chính trị - xã hội huyện:

Trên cơ sở kế hoạch này, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực ủy ban MTTQ huyện, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và đề nghị với tổ chức cấp trên quan tâm hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho hộ nghèo. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao.

4. Đảng ủy các xã, thị trấn:

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về cơ chế hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo; công bố công khai các tiêu chuấn, đối tượng và chỉ đạo bình xét, đăng kỷ danh sách các hộ nghèo được hồ trợ kinh phí, xếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ theo quy định, gửi về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện.

- Hướng dẫn, hỗ trợ hộ dân chuẩn bị hồ sơ. Theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng nhà ở theo quy định.

- Vận động các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các đoàn thể, dòng họ, Nhân dân hỗ trợ kinh phí, vật tư, ngày công. Huy động lực lượng, giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự xây dựng được nhà ở (cao tuổi, neo đơn, khuyết tật). Hằng tháng báo cáo tiến độ thực hiện về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện.

3. Ngân hàng Chính sách xã hội:Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục để các hộ được tiếp cận vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Tiếp tục thực hiện chính sách cho vay ưu đãi theo quy định đối với các hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ nhưng chưa xây dựng nhà và có nhu cầu vay để xây dựng nhà.

PHỤ LỤC GỬI KÈM KẾ HOẠCH SỐ 97-KH/HU NGÀY 18/8/2022

(Giao chỉ tiêu và phân công nhiệm vụ chỉ đạo vận động kinh phí làm nhà ở cho các hộ nghèo năm 2022)

STT

Đối tượng vận động

Đơn vị chủ trì

Chỉ tiêu

Phụ trách lãnh đạo, chỉ đạo

1.

Vận động nhân dân trên địa bàn huyện ủng hộ kinh phí

Ủy ban MTTQ huyện

10 nhà

Đ/c Lương Thị Hoa

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy

2.

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; ngân hàng, các nhà hảo tâm trong, ngoài tỉnh

Ủy ban MTTQ huyện

05 nhà

Đ/c Nguyễn Văn Biện Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện

3.

Hiệp hội doanh nghiệp Thiệu Hóa; Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện

Ủy ban MTTQ huyện

05 nhà

Đ/c Nguyễn Thế Anh PBT, Chủ tịch UBND huyện

4.

Từ nguồn kinh phí vận động làm nhà ở cho người nghèo của MTTQ tỉnh

Ủy ban MTTQ huyện

20 nhà

Đ/c Lương Thị Hoa

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy

5.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh và các nguồn khác

Liên đoàn lao động huyện

02 nhà

6.

Vận động hội viên, doanh nghiệp hoặc nhà hảo tâm

Hội nông dân huyện

01 nhà

7.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các nguồn khác

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện

02 nhà

8.

Hội Cựu Chiến binh tỉnh và các nguồn khác

Hội Cựu Chiến binh huyện

02 nhà

9.

Tỉnh Đoàn và các nguồn khác

Huyện Đoàn

02 nhà

10.

Từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ từ thiện nhân đạo

Hội Chữ thập đỏ huyện

01 nhà

Đ/c Hoàng Văn Lực

Phó Chủ tịch UBND huyện

11.

Các Hội đồng hương Thiệu Hóa tại HN, TP HCM; doanh nghiệp đồng hương tại các tỉnh

Ủy ban MTTQ huyện

05 nhà

Đ/c Nguyễn Thế Anh PBT, Chủ tịch UBND huyện

Tổng số

54 nhà

Ban Biên tập

TIN TỨC -SỰ KIỆN NỔI BẬT

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 9 THÁNG NĂM 2022

Về kinh tế - xã hội:Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt15,76%, thấp hơn 0,74% so với kế hoạch và cao hơn 2,74% so với cùng kỳ (CK). Trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,58% cao hơn 0,37% kế hoạch và thấp hơn 0,3% so với CK; công nghiệp - xây dựng tăng 21,37% thấp hơn 1,14% kế hoạch và cao hơn 4,1% so với CK; dịch vụ tăng 14,26% cao hơn 0,14% kế hoạch và cao hơn 1,4% so với CK.

- Sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới:Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.297 tỷ đồng, tăng 4,58% so với CK. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 109.176 tấn, vượt 1,1% so với kế hoạch, giảm 3,6% so với CK, (năng suất lúa vụ Chiêm Xuân đạt 70,6 tạ/ha; vụ Mùa đạt 60 tạ/ha). Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 20.004 ha, đạt 98,8% so với kế hoạch, giảm 1,8% so với CK. Xây dựng vùng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lúa đạt 996,5 ha; tích tụ tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao lũy kế được 540 ha, riêng 9 tháng năm 2022 đạt 121,6ha, bằng 93,5% KH giao; mô hình sản xuất rau an toàn tập trung đạt quy mô 36ha, tăng 03ha so với cùng kỳ; duy trì ổn định diện tích nhà màng và nhà lưới sản xuất hoa, rau củ, quả an toàn là 106.122m2. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm lúa với Công ty CP mía đường Lam Sơn. Công tác phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi, tái đàn lợn, chăn nuôi an toàn sinh học được quan tâm, toàn huyện có 17 trang trại chăn nuôi đạt theo quy định. Tổ chức tốt các đợt tiêm phòng cho gia súc, gia cầm(Toàn huyện tiêm phòng được: 4.525 con trâu bò đạt 66% kế hoạch, 6.622 con lợn đạt 69% kế hoạch, đàn chó 16.030 con đạt 83,2% kế hoạch, 53.800 con gia cầm đạt 20,3% kế hoạch, thực hiện tiêu độc khử trùng tại các xã, thị trấn)

Sản xuất nuôi trồng, khai thác thuỷ sản tăng khá, ước đạt 63,7 tỷ đồng, tăng 7,2% CK. Công tác thi công các công trình thủy lợi, đê điều, nạo vét, khơi thông dòng chảy các tuyến kênh phục vụ tiêu úng mùa mưa bão, phòng chống thiên tai, được quan tâm thực hiện.

Tổ chức Lễ công bố quyết định huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020 và đón nhận Huân chương lao động hạng Ba thành công tốt đẹp. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Đã chỉ đạo 06 xã hoàn thành hồ sơ trình thẩm tra xã đạt NTM nâng cao; 01 xã và 21 thôn đang xây dựng hồ sơ xã NTM kiểu mẫu, thôn NTM kiểu mẫu theo tiêu chí mới; đã công nhận thêm 21 thôn, nâng tỷ lệ thôn đạt chuẩn NTM toàn huyện đạt 100%. Phong trào vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông, chỉnh trang cảnh quan nông thôn, đô thị đạt nhiều kết quả quan trọng, thu hút được sự hưởng ứng tham gia của đông đảo nhân dân. Có thêm 07 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng, nâng tổng số sản phẩm toàn huyện được công nhận là 10 sản phẩm (7 sản phẩm đạt 4 sao và 3 sản phẩm 3 sao); ngoài ra, có 9 sản phẩm đã hoàn thiện hồ sơ chờ Hội đồng OCOP cấp tỉnh chấm và 3 sản phẩm chuẩn bị trình với Hội đồng cấp tỉnh.

- Sản xuất công nghiệp - xây dựng duy trì tăng trưởng khá;giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.495 tỷ đồng, tăng 16,97% CK. Lĩnh vực xây dựng tăng cao, ước đạt 25,48% so với CK. Trong 9 tháng, chuẩn bị đầu tư, thi công 78 dự án; trong đó đã bàn giao đưa vào sử dụng 7 dự án; thi công hoàn thành chuẩn bị bàn giao 8 dự án; đẩy nhanh tiến độ 4 dự án đang thi công; triển khai thủ tục đầu tư 12 dự án, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 12 dự án; triển khai 35 quy hoạch. Tập trung đôn đốc tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án: nhà máy giày cao cấp của Tập đoàn Huali, trường liên cấp Nobel, dự án Siêu thị BC Smart, A&S Mart, khu dịch vụ thương mại Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, Nhà máy nước sạch sông Chu…Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 2.496 tỷ đồng đạt 62,4% KH, tăng 23,5% CK. Tổng số nguồn vốn đầu tư công đã được giải ngân là 220,73 tỷ đồng, đạt 37,4%, trong đó: vốn đầu tư công từ ngân sách tỉnh quản lý giải ngân được 15,7 tỷ đồng, đạt 13%; vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư giải ngân 26,5 tỷ đồng, đạt 26%; vốn đầu tư ngân sách huyện, giải ngân 178,6 tỷ đồng, đạt 49%.

Tổ chức thành công Triển lãm sản phẩm đúc đồng truyền thống của làng Trà Đông, xã Thiệu Trung và một số sản phẩm truyền thống đặc trưng, sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện. Trình tỉnh thành lập thêm 3 cụm công nghiệp: cụm công nghiệp Hậu Hiền (17 ha giai đoạn 1), cụm công nghiệp Ngọc Vũ (50 ha), giai đoạn 2 cụm công nghiệp Vạn Hà (23 ha). Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết các khu dân cư đô thị, nông thôn; trình tỉnh thẩm định phê duyệt quy hoạch chung đô thị Giang Quang và đô thị Ngọc Vũ, quy hoạch chi tiết khu đô thị trung tâm Hành chính huyện (143 ha), quy hoạch chi tiết khu đô thị Đông Đô (84 ha). Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ Đề án mở rộng thị trấn Thiệu Hóa trên cơ sở sáp nhập xã Thiệu Phú và thành lập mới thị trấn Hậu Hiền; dự kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập, sáp nhập trong năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa nâng lên gần 30%, vượt xa mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra (20%). Đã phê duyệt quy hoạch xây dựng chung 8/15 xã.

-Thương mại, dịch vụ, tín dụng và phát triển doanh nghiệp: Tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của nhân dân trên địa bàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 3.529 tỷ đồng, tăng 15,2% CK. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt 7,2 triệu USD, tăng 7,6% CK. Tăng cường công tác kiểm tra phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng góp phần giữ vững ổn định thị trường. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã huy động vốn lũy kế đạt 2.000 tỷ đồng, dư nợ đạt 2.200 tỷ đồng. Công tác phát triển doanh nghiệp được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, trong 9 tháng đầu năm 2022, đã thành lập mới 49 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 89% chỉ tiêu tỉnh giao, đạt 98 KH năm, nâng tổng số doanh nghiệp được thành lập đến nay là 635 (trong đó 310 doanh nghiệp đang duy trì hoạt động thường xuyên).

-Công tác quản lý ngân sách nhà nướcước đạt 509,9 tỷ đồng, đạt 146% dự toán huyện giao, gấp 2,24 lần dự toán tỉnh giao và cao hơn 1,8 lần so với cùng kỳ (Khu vực thuế Công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh 23,8 tỷ đồng, đạt 98% dự toán huyện, tỉnh giao; lệ phí trước bạ ước thu 22,3 tỷ đồng, đạt 91% dự toán huyện, tỉnh giao; tiền sử dụng đất 399,4 tỷ đồng, đạt 145% dự toán huyện giao, gấp 2,59 lần dự toán tỉnh giao; thuế thu nhập cá nhân 11,1 tỷ đồng, gấp 2,11 dự toán huyện, tỉnh giao; các khoản thu khác (thuế SDĐ phi NN; cấp quyền khai thác khoáng sản; phí, lệ phí; tiền thuê đất; thu tại xã; thu khác ngấn sách cấp huyện) 53,24 tỷ đồng) . Chi ngân sách ước thực hiện 691,85 tỷ đồng, đạt 93% dự toán tỉnh giao, 80% dự toán huyện giao, trong đó chi đầu tư phát triển ước thực hiện 287,5 tỷ đồng, gấp 1,87 lần tỉnh giao, đạt 104% dự toán huyện giao; chi thường xuyên ước thực hiện 394,7 tỷ đồng, bằng 69% dự toán đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ.

-Công tác quản lýnhà nước về tài nguyên, môi trường: Triển khai thực hiện Quy hoạch sử dụng đất huyện thời kỳ 2021-2030; Hoàn thành việc lập, thẩm định, trình phê duyệt và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022; đăng ký nhu cầu sử dụng đất làm cơ sở điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất huyện Thiệu Hóa đến năm 2030; đăng ký nhu cầu sử dụng đất khu công nghiệp đến 2030. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động trên địa bàn 08 xã của huyện. Công tác giải phóng mặt bằng các dự án Nhà nước thu hồi đất được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt với 23 dự án, tổng diện tích triển khai GPMB là 71,34 ha(Trong đó: hoàn thành công tác thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường 08 dự án (5,9ha); 15 dự án còn lại đang tiếp tục triển khai hoàn thành trong quý IV năm 2022.). Đã cấp 825 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, (trong đó diện tồn đọng 193 giấy); đấu tranh xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm, yếu kém trong công tác quản lý khai thác cát lòng sông. Tổ chức đấu giá thành công 283 lô đất tại 06 xã, thị trấn với giá trị đạt 388,4 tỷ đồng. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, liên quan đến đất đai tại các địa phương. Tăng cường chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại trên địa bàn.

- Giáo dục và đào tạo: Đạt được nhiều thành tích đáng phấn khởi, chất lượng giáo dục của huyện đạt tốp 10 của tỉnh. Công nhận lại cho 9 trường đạt chuẩn Quốc gia nâng tổng số trường đạt chuẩn toàn huyện lên 78/82 trường (đạt 95,1%). Tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong năm học 2021-2022 và trao học bổng cho học sinh lớp chất lượng cao của huyện. Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được quan tâm củng cố nâng cấp theo hướng đạt chuẩn.

- Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao:Tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, nổi bật là: Cuộc thi tìm hiểu thân thế sự nghiệp nhà sử học Lê Văn Hưu; Hội thảo khoa học quốc gia “Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký”; Hội chợ, triển lãm, trưng bày tư liệu, hiện vật, các sản phẩm làng nghề đúc đồng Trà Đông; Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất và khánh thành Đền thờ Lê Văn Hưu; nhiều hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng chào mừng huyện Thiệu Hóa đạt chuẩn NTM và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.... Tổ chức thành công Đại hội TDTT huyện Thiệu Hóa lần thứ 6; tham gia Đại hội TDTT tỉnh lần thứ IX đạt 01 huy chương vàng, 05 huy chương bạc và 15 huy chương đồng. Phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản lịch sử Quốc gia, Cục di sản và xã Thiệu Quang hoàn thiện hồ sơ di sản "Múa đèn xếp chữ, hát chèo chải cổ" làng Nhân Cao xã Thiệu Quang, trình Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch kiểm tra, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp QG; hoàn thiện phương án điều chỉnh dự án tu bổ tôn tạo Di tích Đền thờ Lê Văn Hưu, Đền Trà Đông xã Thiệu Trung và Lăng mộ Hoàng đế Lê Ý Tông xã Thiệu Nguyên. Đã phát hành 06 chương trình truyền hình Thiệu Hóa phát trên nền tảng mạng xã hội.

-Ytế:Tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, đã khám cho 82.500 lượt người, tăng 19% so với CK. Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 được chỉ đạo quyết liệt, đến nay tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện được kiểm soát ổn định; quan tâm chỉ đạo các điều kiện cần thiết và tổ chức tốt đợt cao điểm tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng.

-Lao động - TBXH:Công tácgiải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm lãnh đạo, thực hiện tốt; tổ chức chu đáo các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho người có công, hộ nghèo, gia đình chính sách nhân dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần và ngày Thương binh liệt sỹ 27/7.Tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm ngày thương binh liệt sỹ và biểu dương người có công trên địa bàn huyện (27/7/1947 - 27/7/2022). Kịp thời hỗ trợ 4.211 lượt người chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 với tổng kinh phí hỗ trợ 1,42 tỷ đồng. Đã giải quyết việc làm cho 2.178 lao động, đạt 87% kế hoạch, trong đó có 389 lao động đi làm việc có thời hạn ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…đạt 155% kế hoạch năm. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 90,01%.

Về Quốc phòng - An ninh: Tổ chức thành công Lễ giao nhận quân năm 2022, giao đủ 189 công dân lên đường nhập ngũ; đón nhận 180 công dân xuất ngũ trở về địa phương. Tổ chức Hội thi dân quân cơ động toàn huyện với 728 vận động viên; tham gia hội thi doanh trại chính quy xanh sạch đẹp do Quân khu 4 tổ chức; ủng hộ 60 triệu đồng cho 06 thôn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, Ban Chỉ huy quân sự huyện đã chủ trì, phối hợp tham mưu tổ chức thành công diễn tập PCLB-TKCN cấp huyện với thực binh tình huống chống tràn đê và thực binh cứu hộ, cứu nạn; diễn tập chiến đấu xã trong khu vực phòng thủ cấp xã (Tân Châu, Thiệu Trung, Thiệu Giao, Thiệu Ngọc, Thiệu Thành, Thiệu Công, Thiệu Tiến) năm 2022.

Lực lượng công an đã chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu và tổ chức thực hiện pháp luật, các giải pháp phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, qua đó tình hình an ninh trật tự cơ bản ổn định, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, hạn chế đẩy lùi hoạt động băng nhóm tội phạm. Tổ chức thành công Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2022.

Các cơ quan thuộc khối nội chính, tư pháp đã phối hợp thực hiện công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo được quan tâm giải quyết cơ bản kịp thời.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị:Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủyluôn giữ vững đoàn kết thống nhất, bám sát Quy chế làm việc, phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, sát cơ sở để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực. Ban Thường vụ Huyện ủy đã cho ý kiến thống nhất thông qua 12/14 chương trình, đề án trọng tâm đạt 85,7% chương trình công tác năm 2022; ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trên các mặt công tác của Đảng bộ để cụ thể hóa các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của trung ương, của tỉnh, đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo mới, đột phá, tập trung phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, củng cố kiện toàn hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; các đồng chí Thường trực Huyện ủy đã có 48 lượt đi cơ sở làm việc, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, đơn vị.

Công tác chính trị tư tưởng: Đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, quê hương. Tổ chức triển khai, quán triệt nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh và huyện. Tổ chức thành công cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp và chuỗi các hoạt động kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu. Chỉ đạo, nâng cao chất lượng hoạt động của BCĐ35 về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đẩy mạnh công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ huyện và truyền thống các ngành, cơ quan. Triển khai, tổ chức các giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Kết luận 01-KL/TW, gắn với thực hiện Nghị quyết TW4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW (khóa XIII) của Bộ Chính trị. Phối hợp tổ chức tốt các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhất kiến thức theo kế hoạch.

Công tác tổ chức bộ máy và cán bộ: Ban Thường vụ Huyện ủy đã bổ nhiệm mới 04 đồng chí, bổ nhiệm lại 55 đồng chí, giới thiệu ứng cử, chỉ định 61 đồng chí, điều động, luân chuyển 16 đồng chí và giải quyết dôi dư 12 đồng chí. Hoàn thành việc rà soát, khắc phục những sai phạm đối với 525 nhân sự thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý; phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031 đối với cán bộ lãnh đạo thuộc quản lý cấp xã, cấp huyện; trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt đối với quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội Hội Cựu chiến binh; Đại hội Đoàn thanh niên cấp cơ sở và cấp huyện nhiệm kỳ 2022-2027; hoàn thành Đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2022-2025. Công tác phát triển đảng viên có chuyển biến rất tích cực; đến ngày 02/9/2022 toàn huyện kết nạp được 112 quần chúng ưu tú vào Đảng (vượt 12% KH, trong đó có 22 đảng viên là học sinh).

Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng:Cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp chủ động triển khai nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng và chương trình kiểm tra, giám sát năm 2022; tiến hành kiểm tra 04 cuộc đối với tổ chức đảng cơ sở và tổ chức chính trị xã hội cấp huyện trong tổ chức triển khai, thực hiện các nghị quyết của đảng và trách nhiệm người đứng đầu. Công tác kiểm tra giám sát được thực hiện quyết liệt, nghiêm minh, góp phần giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng. Trong 9 tháng đã thi hành kỷ luật 92 trường hợp, trong đó có 23 cán bộ, đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ huyện uỷ quản lý.

Công tác dân vận:Tập trung bám nắm tình hình Nhân dân; tình hình tôn giáo ở các địa phương trên địa bàn; thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”; tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp nâng cấp mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh. Tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác giữa UBND huyện với Ban Dân vận Huyện ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội huyện, giai đoạn 2022-2026. Triển khai Kế hoạch hỗ trợ nhà ở và ổn định đời sống cho đồng bào nghèo sinh sống trên sông; Kế hoạch vận động kinh phí hỗ trợ làm nhà cho người nghèo giai đoạn 2022-2025 (còn 187 hộ) và năm 2022.

Hoạt động của HĐNDhuyện: Tổ chức thành công 05 kỳ họp của HĐND huyện bàn và quyết định chủ trương đầu tư,quyết định hỗ trợ đầu tư một số công trình, dự án trên địa bàn huyện, thông qua các Đề án về chương trình phát triển đô thị, phân loại đô thị, thành lập đơn vị hành chính và nhiều nội dung quan trọng khác. Phối hợp với UBND huyện, Ủy ban MTTQ huyện tổ chức các Hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất xây dựng nông thôn mới nâng cao, NTM kiểu mẫu; Tính đến ngày 15/9/2022 toàn huyện có 22/25 xã, thị trấn vận động nhân dân hiến được 17.153 m2đất, xây dựng 57.066 mét tường rào, xây dựng được 425 nhà sạch vườn đẹp, 25,8km đường điện sáng, đổ đường bê tông 34,4km, Asphalt 9,2km đường, có 10/24 xã đã hoàn thành việc đặt tên đường, gắn biển số nhà... tạo khí thế thi đua sôi nổi trên địa bàn toàn huyện; 9 tháng toàn huyện đã vận động, hỗ trợ kinh phí cho 54 hộ nghèo xây dựng nhà với tổng số tiền là 1,86 tỷ đồng; tổ chức phát động cán bộ, đảng viên và nhân dân hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo; thăm hỏi, tặng quà cho hội viên, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn và nhiều các hoạt động có ý nghĩa thiết thực khác.Đoàn thanh niênphát động thực hiện có hiệu quả phong trào“ngày thứ bảy tình nguyện", "ngày chủ nhật xanh", con đường bích họa, công trình cột điện nở hoa, hoàn thành lắp đặt 12 điểm vui chơi công cộng ngoài trời...; tổ chức thành công đại hội cấp cơ sở nhiệm kỳ 2022-2027, kết nạp mới 1.650 đoàn viên.Hội Liên hiệp phụ nữtập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Phụ nữ tham gia phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình“; vận động 13.700 hội viên, phụ nữ và Nhân dân tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện; nhận đỡ đầu 22 trẻ em mồ côi từ mô hình“Mẹ đỡ đầu”tại các cấp hội cơ sở; trao 08 bê vàng cho hội viên gặp khó khăn trị giá 104 triệu đồng, thu hút 111 hội viên mới.Liên đoàn Lao động huyệntổ chức “Tết sum vầy-Xuân bình an”; chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao động, hỗ trợ 4 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn trị giá 165 triệu đồng; kiện toàn bổ sung BCH, BTV, chức danh Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện nhiệm kỳ 2018-2023; thành lập mới 2 tổ chức công đoàn cơ sở, kết nạp mới 40 đoàn viên.Hội Nông dân huyệntổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân; xây dựng các mô hình kinh tế kết hợp thành lập hợp tác xã; triển khai mô hình “nông dân phát triển chăn nuôi trâu, bò gắn với bảo vệ môi trường”; “Thu, gom rác thải kênh mương và ngoài đồng ruộng”; hướng dẫn tổ chức Đại hội Chi hội nông dân NK 2022-2027...; kết nạp mới 310 hội viên.Hội Cựu chiến binh huyệntập trung chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Cựu chiến binh cấp huyện và cơ sở; tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu", vận động, hỗ trợ xây mới 3 nhà “Nghĩa tình đồng đội” với số tiền 160 triệu đồng, kết nạp mới 58 hội viên.

Trịnh Văn Đệ

Chánh Văn phòng Huyện ủy

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI GIỮA HỘI KHUYẾN HỌC VỚI MTTQ, CÁC CƠ QUAN,ĐOÀN THỂ HUYỆN

Nhằm tiếp tục làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, tăng cường sự phối hợp giữa Hội Khuyến học và Uỷ ban MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội, các LLVT, các Hội đặc thù, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch…từ huyện đến cơ sở trong việc đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; gắn nhiệm vụ công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập với thực hiện và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, chiến sỹ, người lao động góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thiệu Hóa lần thứ XX, phấn đấu đến năm 2025, trở thành huyện khá, đến năm 2030 trong nhóm các huyện dẫn đầu của tỉnh.

Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, Chương trình phối hợp đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như sau:

1. Tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng, Nhà nước; Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cho cán bộ, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, chiến sĩ ,người lao động và nhân dân. Tuyên truyền rộng rãi phong trào xây dựng các mô hình học tập; các mô hình, điển hình, tấm gương tiêu biểu của tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến học, khuyến tài, phát huy sáng kiến kinh nghiệm, đạt thành tích cao trong lĩnh vực công tác.v.v.

2. Phát triển rộng khắp, củng cố và nâng cao chất lượng tổ chức Hội, hội viên và Ban Khuyến học đơn vị, nhằm thực hiện tốt công tác tham mưu, tư vấn cho cấp ủy và lãnh đạo, làm nòng cốt trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của đơn vị.

3. Gắn phong trào khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập với thực hiện nhiệm vụ chính trị của đoàn thể mình; đẩy mạnh phong trào học tập thường xuyện, học tập suốt đời, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho cán bộ, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động được tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều phương thức, mô hình, nội dung học tập phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển giai đoạn mới.

Đẩy mạnh phong trào xây dựng mô hình “Đơn vị học tập” theo Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mô hình “Công dân học tập” và tham gia tích cực xây dựng mô hinh học tập trong gia đình, dòng họ, công đồng, đơn vị trực thuộc xã theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; mô hình “cộng đồng học tập” cấp xã theo Thông tư 44 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; mô hình “huyện, thị xã, thành phố học tập” theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, đạt được mục tiêu đề ra của từng năm và cả giai đoạn

4. Tích cực tham gia xây dựng và nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng; tham gia làm giáo viên, báo cáo viên, cộng tác viên, biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn, triển khai các dự án các chuyên đề về phát triền kinh tế, xã hội; các hoạt động theo chủ đề trong từng năm học tại Trung tâm học tập cộng đồng.

Tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong trường học; tổ chức các hoạt động hỗ trợ học tập cho học sinh tại nhà, đảm bảo “thích ứng, an toàn, linh hoạt, hiệu quả” phù hợp với từng đối tượng học sinh, đáp ứng yêu cầu dạy học trong thời kỳ công nghệ số; tổ chức các hoạt động phối hợp giáo dục giữa gia đình, xã hội và nhà trường; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

5. Động viên cán bộ, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động xây dựng Quỹ khuyến học, khuyến tài của đơn vị và của tỉnh; nhằm động viên kịp thời cán bộ, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động; con cán bộ công chức, viên chức, người lao động có thành tích cao trong học tập và làm công tác khuyến học; học sinh, sinh viên, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi, dạy giỏi; tập thể và cá nhân đạt thành tích cao trong nghiên cứu khoa học, sáng chế, phát minh, thi tay nghề giỏi. trong hoạt động thể thao, văn hóa, nghệ thuật,v.v. Vận động và huy động các nguồn lực xã hội đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học nhất là những nơi khó khăn.

Căn cứ vào chương trình phối hợp đã ký kết, các đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện, chỉ đạo các đoàn thể cấp xã, thị trấn tổ chức ký kết Chương trình phối hợp với Hội Khuyến học cùng cấp, triển khai thực hiện sát hợp với từng điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị; triển khai xong trong tháng 7/2022. Hằng năm xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chung của tỉnh, huyện và cơ sở. Thường trực Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chủ động, đảm bảo các điều kiện để tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện; có kế hoạch dự toán kinh phí thực hiện chương trình và khen thưởng cho cá nhân và đơn vị có thành tích xuất sắc trong dịp tổng kết cả giai đoạn vào năm 2026.

Nguyễn Bá Huệ

Chủ tịch Hội Khuyến học huyện

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNGCỦAĐẢNG,ĐẤU TRANH PHẢN BÁCCÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH

NHẬN DIỆN, ĐẤU TRANH HIỆU QUẢ VỚI CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những biến động to lớn, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, tác động đến mọi lĩnh vực và mọi quốc gia, dân tộc. Triệt để lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự bùng nổ của internet-mạng xã hộivà những khó khăn, thách thức của đất nước ta, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội phản động ráo riết, đẩy mạnh hoạt động chống ĐảngvàNhà nướcta.

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trịkhẳng định: “Bảo vệvững chắcnền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản báccó hiệu quảcác quan điểm sai trái, thù địchlà một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân...”.

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch

Để đấu tranh hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệvững chắcnền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới,trước hết chúng ta cần nhận diện thấu đáonhữngâm mưu, thủ đoạnchống phá.

Thứ nhất,nội dung,phươngthức, thủ đoạnhoạt độngchống phá của các thế lực thù địchngày càngtinh vi,thâm độc,xảo quyệt.

Nhằmkích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong và tạo dựng “ngọn cờ”xây dựng, quy tụ lực lượng, các thế lực phản động, thù địch luôn tìm mọi “mưu ma chước quỷ” móc nối, xâm nhập vào nội bộ của ta, tìm cách phân hóa tổ chức,lôi kéo, mua chuộc cácphần tử thoái hóa biến chất, bất mãn, cơ hội chính trị. Trong tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, để tăng thêm hiệu ứng củacácthông tinsai trái, chúng chú trọng tập hợp,tríchdẫn các ý kiến trái chiều, đi ngược chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước với những “nhãn mác tự phong” như“nhân sĩ, trí thức yêu nước”, “tâm huyết, trách nhiệm vìnhândân”... Đây là chiêu bài chống phá từ bên trong kết hợp với bên ngoài nhằm từng bước làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Chúngtriệt để lợi dụng internet,mạng xã hội, nhất là vào nhữngthời điểm diễn ra các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước đểphát tán thông tin xuyên tạc, chống phá, bằng nhiềuchiêuthứcmới vớiphương châm “hư hư, thực thực”, “mưa dầm thấm lâu”, “nói nhiều rồi sẽ tin”..., núp dướinhững chiêu bài “góp ý”, “kiến nghị, đề nghị”, “thư ngỏ”...

Cùng vớiphủ nhận, hạ bệchủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạcchủ trương, đường lối, chính sách, pháp luậtcủa Đảng vàNhà nướcta,chúng còntrắng trợn bịa đặt, vu cáoĐảng, Nhà nướcvà các cơ quan pháp luật“vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền”; kích độnggây dư luận xấu, tạomâu thuẫn xã hội;gửi thư kiến nghị đến các tổ chức nhân quyền thế giớiyêu cầucan thiệp vào tình hình nội bộ Việt Nam; triệt để tán dương, cổ vũcác hành động, hành vitrái pháp luật củanhữngphần tử chống đối; tạo dựng các video clip, phóng sự có giao diện giống của Đài Truyền hình Việt Nam và một số báo, đàiđịa phươngđể “dẫn dụ” tâm lý tò mò của nhiều người...

Dưới sự hậu thuẫncủa một số tổ chức, cá nhânởnước ngoài, các thế lực thù địch lập ra các hội, nhóm, tổ chức tự xưng, xây dựng kế hoạch, đầu tư kinh phí cho tổ chức, bộ máy, trang thiết bị và hệ thống “chấn rết” hòng kêu gọi, phát động những “phong trào” chống phá toàn diện, mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện.Chúng đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức “xã hội dân sự” và “phản biện xã hội”, liên thông, kết nối với các “hội”, “đoàn”, “nhóm” nhằm thúc đẩy “đấu tranh bất bạo động” theo xu hướng cách mạng màu...

Bằng những hình thức tinh vi, chúng triệt để lồng ghép những quan điểm sai chống phá thông qua tổ chức các “hội thảo khoa học”, diễn đàn,sinh hoạt hội, nhóm; cài cắm lực lượng - núp bóng các tổ chức phi chính phủ và dưới danh nghĩa “hỗ trợ nhân đạo” đi đến vùngsâu, vùng xa,vùngđồng bào dân tộc thiểu sốđể tuyên truyền mị dân, kích động, lôi kéo người dân vào nhữngmưu đồđen tối; truyền đạo, lập đạo trái phép, tuyên truyền mê tín dị đoan; dùng các “mồi nhử” kinh tế; giả danh cán bộ để lừa dối, tán phát các luận điệu sai trái, phản động.

Thứ hai,chúngtập trung,quyết liệtchống phátrênmặt trận chính trị, tư tưởng; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Chúng tìm mọi cáchphủ nhận bản chất cách mạng khoa học, nội dung cơ bản và giá trị bền vững củachủ nghĩa Mác-Lênin, coitư tưởng Hồ Chí Minhkhông phải là kết quả của sự vận dụng sáng tạochủ nghĩa Mác - Lêninvào Việt nam,đối lậptư tưởng Hồ Chí Minhvớichủ nghĩa Mác - Lênin.Bịa đặt, vu cáoĐảng, Nhà nước ta “du nhậpchủ nghĩa Mác - Lêninvào Việt Nam gây ra chiến tranh,nội chiến tương tàn”,“trung thành quá lâu vớichủ nghĩa Mác - Lênin”,“tư tưởng Hồ Chí Minhlàm cho đất nước chậm phát triển, nhân dân nghèo đói”.Chúng xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời, sự nghiệp, cống hiếnvĩ đạicủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, rêu rao rằng “Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải nhà tư tưởng mà chỉ là nhà hoạt động thực tiễn nên không có tư tưởng Hồ Chí Minh”...

Hòng phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chúng tập trung xuyên tạc những đặc điểm, đặc trưng, mô hình xã hội mà chúng ta đang xây dựng; phủ nhận thành quả qua hơn 35 năm đổi mới của đất nước; xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng và thành tựu phát triển kinh tế đất nước ta; cổ súy, tung hô việc phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa...

Đặc biệt, lợi dụng sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ các cấp bị xử lý theoĐiều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước,chúngquy chụp bản chất chung của cán bộ, đảng viên là tham nhũng, tha hóa, biến chất, “bán nước, hại dân”,hòngtạo dựng nhận thức sai lệch, hoài nghi, dao động, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Từ đó, gieo rắc ngờ vực, chia rẽ nội bộ,làmxói mòn lòng tin củanhân dânđối với uy tín, vai trò lãnh đạoĐảng và sự quản lý của Nhà nước;ca tụng, khuếch đại chủ nghĩa tư bản mà chúng cho là “thiên đường của tự do, dân chủ, nhân quyền”.

Việc Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực bị chúng “vin” vào để thổi phồng sai lầm, khuyết điểm; bịa đặt, vu cáoĐảng ta “đấu đá,thanh trừng nội bộ”;đơmđặt,bôi nhọ danh dự, uy tín của các lãnh đạo cấp cao...

Đấu trang, phản bác có hiệu quả

Để bảo vệvững chắcnền tảng tư tưởng của Đảng;đấu tranh, phản báccó hiệu quảvới các quan điểm sai trái,thù địch;làm thất bạimọiâm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phátrong tình hình mới, chúng tacần tiếp tục chú trọngthực hiệnđồng bộnhữnggiải phápcơ bảnsau:

Một là,không ngừnggiáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Cấp ủy, tổ chứcđảngcác cấp và từng cán bộ,đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cáccơ quan,ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và cáctổ chứcchính trị - xã hộitiếp tụcquán triệt và triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện có hiệu quảNghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018của Bộ Chính trịvềtăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Thường xuyên giáo dục, quán triệt cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục tiêu, quan điểm và các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai tròcủa hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, trước hết là cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chủ độngđấu tranhphản bác có hiệu quả quan điểm sai trái, thù địch; tăng cường niềm tin vàochủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mớivàcác nguyên tắc xây dựng Đảng...

Hailà,đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dụcchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

c chính trị, tư tưởng để không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc cho cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ. Theo đó, đẩy mạnh tuyên truyền đồng bộ trên hệ thống truyền thông, báo chí, internet, mạng xã hội vềnhững nội dung cơ bản, giá trị to lớn củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;làm chochủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảngtinh thần của toànxã hội;xây dựng niềm tin khoa học vàođường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcvà thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước...Đổi mới mạnh mẽ, khoa học, hiệu quả nội dung, chương trìnhgiáo dụcchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhtrong hệ thống giáo dục quốc dân,phù hợp với từng đối tượng, bậc học; hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên.Cung cấp kịp thời những thông tin nhằm nhận diệnđúng cácâm mưu,hoạt độngchống phá của các thế lực thù địchtrong tình hình mới,qua đótăng cường sức đề kháng, nâng cao cảnh giác và tinh thần chủ động trong đấu tranh...

Việcđổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡngphảigắn với công tác tổ chức, cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ, xây dựng tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh; nói và làm đúng theoquan điểm, đường lối,chính sách, pháp luật củaĐảng và Nhà nước;tôn trọng và phát huylịch sử, truyền thống củadân tộc, của Đảng vàcủađịa phương;bồi đắpphẩm chất đạo đức, lối sống,tri thức-năng lực,kiến thức văn hóa - xã hội...

Ba là,tăng cường nghiên cứu, dự báo, nắm chắc âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những phần tử cơ hội, phản động chống Đảng, Nhà nước.

Chú trọng xây dựng, phát triểncác trang mạng, báo chí có nội dung đấu tranh phù hợp, sát thực tiễn. Tuyên truyền sâu rộng vềnhữngthành tựutrong công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các định hướng, nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương...Nghiên cứu ban hànhsâu rộng, thường xuyêncác văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và các quy định cụ thể hóa việc tuyên truyền, quán triệt, học tập lý luận chính trị, lịch sử truyền thống, phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống mới xã hội chủ nghĩa, gương người tốt, việc tốt… Thường xuyên đặt hàng nghiên cứu các đề án, đề tài, chuyên đề về đấu tranh phòng, chống“diễn biến hòa bình”và những biểu hiện suy thoái,“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...

Chú trọng thôngtin, đăng tải vềngười tốt, việc tốt; các chuyên trang, chuyên mục về đấu tranh phòng,chống “diễn biến hòa bình”, vạch trần bản chất phản động, phản khoa học các quan điểm sai trái, thù địch,chống phá,phản động...

Bốnlà,phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trịvà toàn dântrongđấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu.Phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất làlãnh đạo, quản lý trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết - quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, vềhọc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Ngăn chặn, đẩy lùi và kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, đảng viênsuy thoái chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...Tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh của cấp trên đối với cấp dưới.Thực hiện tốtcông tácsơkết, tổng kết,đánh giá -rút kinh nghiệm,đề ra các giải pháp hiệu quả, sát thực tiễn; kịp thời khen thưởng, động viên, nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình, gương người tốt, việc tốt.

Phát huy tốt vai trò của Ban Chỉ đạo35, cơ quan giúp việc của cấp ủy các cấp, lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệmlàm công tác tư tưởng, lý luậnvàđội ngũ chuyên gia đầu ngành.

Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức có đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Ban hành các cơ chế quản lý quyền lực hiệu quả và quan tâm chế độ đãi ngộ để cán bộ, đảng viên, công chức toàn tâm, toàn ý thực hiện nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

Nguồn:Đại tá, ThsPhạm Anh Tuấn

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ - GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh chứng kiến nhiều cảnh phụ nữ ở các nước, nhất là các thuộc địa, bị đối xử bất công, bị bóc lột, chà đạp một cách tàn nhẫn. Hồ Chí Minh nung nấu hoài bão làm sao để phụ nữ nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng thoát khỏi áp bức, bất công của chế độ thuộc địa. Chỉ có giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người triệt để mới mang lại quyền tự do thật sự cho con người, tạo tiền đề thực hiện bình đẳng nam nữ và mang lại sự tiến bộ cho phụ nữ. Vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh mang đậm tính nhân văn sâu sắc.

Hồ Chí Minh cho rằng, phụ nữ có quyền tham gia mọi hoạt động chính trị một cách bình đẳng như nam giới, có quyền bầu cử, ứng cử, có quyền tự do ngôn luận, đi lại, cư trú và quyền bình đẳng trước pháp luật. Điều 6 Hiến pháp năm 1946 do Người là Trưởng Ban soạn thảo ghi rõ: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa”. Cụ thể hơn về quyền lợi, Điều 9 ghi: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Phát biểu tại phiên họp bế mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập… phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân”. Bình đẳng với nam giới về mọi phương diện, Hiến pháp năm 1946 mở ra cho phụ nữ một thời đại mới - thời đại người phụ nữ được làm chủ cuộc sống của mình, được tham gia các hoạt động xây dựng và kiến thiết đất nước - những quyền và nghĩa vụ mà người phụ nữ chưa từng được thừa hưởng trong các chế độ xã hội trước. Những quyền bình đẳng đó tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1959. Song song với việc ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ trên các mặt của đời sống xã hội, Hiến pháp năm 1959 đã quy định các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện quyền bình đẳng trên thực tế và nhấn mạnh đến quyền bình đẳng về việc hưởng thụ các thành quả của phát triển. Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ Việt Nam được pháp luật thừa nhận và bảo đảm có những quyền bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh vực. Từ đây, người phụ nữ có cơ sở pháp lý để đấu tranh đòi bảo đảm những quyền bình đẳng này trong cuộc sống của mình.

Để xóa bỏ sự lệ thuộc của phụ nữ về kinh tế cần giải phóng sức lao động cho họ, đưa họ tham gia vào các ngành nghề khác nhau như công nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế… Hồ Chí Minh chỉ rõ: Muốn có nhiều sức lao động thì phải giải phóng sức lao động của phụ nữ. Đồng thời, Người yêu cầu các sở, ban, ngành phải lập nhà trẻ, nhà ăn để phụ nữ yên tâm công tác, yên tâm lao động sản xuất. Bởi lẽ, muốn cho người mẹ sản xuất tốt thì cần tổ chức tốt những nơi gửi trẻ và những lớp mẫu giáo; kinh tế của ta càng phát triển, nhà ăn công cộng càng thêm nhiều, phụ nữ sẽ rảnh rang để tham gia lao động. Như vậy phụ nữ mới được giải phóng, nam nữ mới thật là bình quyền. Thực tiễn cho thấy, thực hiện bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực kinh tế không chỉ tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội phát triển tài năng, trí tuệ mà còn đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhận xét về khả năng làm kinh tế của phụ nữ, Hồ Chí Minh khẳng định: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng”, là đội quân chủ lực tạo ra của cải vật chất, làm giàu cho đất nước. Từ đó Người kết luận: Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ.

Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới những nét đặc thù riêng của phụ nữ, đề ra những chính sách ưu đãi đối với phụ nữ để họ có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội như nam giới, giải phóng họ khỏi gánh nặng công việc gia đình. Đồng thời, Người còn tuyên truyền, giác ngộ để mọi người nhận thức rõ hơn vai trò của phụ nữ trong xã hội, vận động mọi người cùng nhau giúp đỡ để phụ nữ vươn lên khẳng định địa vị của mình, tạo cơ sở cho việc thực hiện bình đẳng nam nữ trong xã hội. Người lên án, phê phán các hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ, nạn bạo lực gia đình, cho đó là một điều đáng xấu hổ: “Như thế thì còn gì là tình nghĩa vợ chồng? Như thế là phạm pháp, là cực kỳ dã man”, vì vậy mà “Chi bộ đảng phải giáo dục đảng viên và nhân dân về quyền bình đẳng giữa vợ chồng. Đoàn thể phụ nữ và thanh niên phải bảo ban nhau cách cư xử hòa thuận trong gia đình”. Bình đẳng nam nữ trong gia đình chính là cơ sở cho bình đẳng nam nữ ngoài xã hội. Bởi khi được quan tâm, chia sẻ công việc trong gia đình và được tạo điều kiện thuận lợi, người phụ nữ sẽ có điều kiện tham gia công tác xã hội để phát huy hết tài năng, trí tuệ của mình.

Để được giải phóng, phụ nữ cần phải học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, phải gắng học tập chính trị, học tập văn hóa, kỹ thuật, bản thân phụ nữ phải đấu tranh, tự cường, tự lập để giữ lấy quyền lợi của mình. Đó là chìa khóa của sự nghiệp tranh quyền cho phụ nữ. Bởi không có kiến thức, không nhận biết được pháp luật và quyền lợi của giới mình thì sẽ không tự giải phóng và phát huy được quyền của mình trong các hoạt động, cũng như trong cuộc sống. Chỉ có nỗ lực, cố gắng, phụ nữ mới tạo ra động lực để vươn lên khẳng định vai trò, vị trí của mình trong xã hội.

Thực hiện bình đẳng nam nữ, giải phóng phụ nữ là một cuộc cách mạng khó. Vì vậy, trong “Di chúc”, Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”.

Thực hiện căn dặn của Người, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách với những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm quyền của phụ nữ được ra đời, trong đó Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2006 đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Điều 4 của Luật Bình đẳng giới ghi rõ: “Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”. Đặc biệt, tại điều 26 Hiến pháp năm 2013 xác định: “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”. Việc cụ thể hóa quyền bình đẳng nam nữ bằng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia lao động sản xuất, bảo hộ sức khỏe, giảm nhẹ gánh nặng gia đình. Đánh giá tầm quan trọng của bình đẳng giới trong phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam khẳng định bình đẳng giới là yếu tố tiền đề để xây dựng một nguồn nhân lực vững mạnh, cũng như đẩy mạnh chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội. Đồng thời, Chính phủ xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi. Giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư. Bảo đảm sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và cơ hội bình đẳng tham gia lãnh đạo của phụ nữ ở tất cả các cấp hoạch định chính sách trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội… Để thực hiện kế hoạch đó cần phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ, trong đó có sự đồng tình, tham gia, ủng hộ của nam giới. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. Kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em.

Trong Nghị quyết về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chính phủ xác định mục tiêu cụ thể trong các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% lãnh đạo chủ chốt là nữ. Trong lĩnh vực kinh tế, lao động, tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030. Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030. Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Trong đời sống gia đình, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: Giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ xuống còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới… Đây chính là sự tiếp nối, phát triển quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ và công tác phụ nữ. Đồng thời, cũng khẳng định sự quan tâm, trách nhiệm cũng như những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đặt ra để giải quyết các vấn đề về công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.

Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên của lịch sử Việt Nam đặt vị thế, vai trò của phụ nữ ngang với nam giới và Người cũng là một trong những lãnh tụ tiêu biểu của thế giới đề cao sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ. Điều đó đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền bình đẳng giới, tạo ra một bước chuyển biến mới trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ ở Việt Nam. Đó chính là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới.

Ban biên tập

XÃ THIỆU TRUNG PHÁT HUY PHONG TRÀO TỰ QUẢN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Trong những năm qua, đảng bộ và nhân dân xã Thiệu Trung đã tranh thủ thời cơ, khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội và là đơn vị đi đầu trong phong trào xây dựng xã Nông thôn mớinâng cao, kiểu mẫu của huyện Thiệu Hóa.

Để đạt được kết quả, Đảng ủy, UBND xã Thiệu Trung đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, quan tâm công tác quy hoạch tập trung, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được đầu tư để đưa cơ giới hóa đồng bộ vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ban hành nhiều chính sách cụ thể, vận dụng sáng tạo để phù hợp với thực tế địa phương. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, theo phương châm: Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức triển khai thực hiện, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể tham gia tích cực tham gia tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân hưởng ứng, thực hiện. Đặc biệt, trong quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện theo quan điểm, phương châm: “lấy sức dân để lo cho dân”, “dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng thụ”. Xã đã quy hoạch làng nghề đúc đồng truyền thống, thủ công mỹ nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghành nghề, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Bên cạnh đó, công tác giữ gìn an ninh trật tự luôn được quan tâm lãnh đạo, thực hiện tốt; các tổ chức trong hệ thống chính trị của xã trong sạch, vững mạnh, phấn đấu quyết tâm cuối năm 2022, Thiệu Trung là xã đi đầu hoàn thành tiêu chí xã Nông thôn mới kiểu mẫu.

Để đạt được những kết quả về xây dựng nông thôn mới thời gian qua, Ủy ban MTTQ xã đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ,đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, qua đó góp phần tạo nên khí thế mới, sức mạnh mới, tạo sự gắn kết, đồng thuận của nhân dân trong quá trình thực hiện. Thực hiện mô hình “Đoạn đường phụ nữ tự quản”, các tuyến đường được Hội Phụ nữ xã nhận quản lý đã trở nên thông thoáng, sạch sẽ. Theo đó, các chi hội phụ nữ nhận trách nhiệm tự quản vệ sinh môi trường, an ninh trật tự thôn nơi mình sinh sống, ngoài việc quét dọn vệ sinh thường xuyên, các chi hội phụ nữ tổ chức chị em thu gom rác thải, xử lý đúng nơi quy định, vì vậy công tác vệ sinh môi trường ở các thôn được cải thiện rõ rệt. Cùng với Hội Liên hiệp phụ nữ, xác định rõ công tác bảo vệ, giữ gìn môi trường là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, Hội Nông dân xã đã tập trung chỉ đạo, xây dựng, triển khai phong trào nông dân làm sạch đồng ruộng; đưa nội dung tuyên truyền, bảo vệ, giữ gìn môi trường vào chương trình công tác Hội; xác định những việc làm cụ thể, thiết thực, để mọi người dân đều có ý thức giữ gìn môi trường sống; không đổ, vứt rác thải, xác gia súc, gia cầm xuống các ao hồ, kênh mương, không gây ô nhiễm môi trường…nhiều chi hội nông dân nhận đảm nhiệm các tuyến đường tự quản của nông dân; định kỳ tổ chức cho cán bộ, hội viên nông dân tham gia quét dọn, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu lăng mộ Nhà Sử Học Lê Văn Hưu, khơi thông kênh Nhà Lê, cống rãnh, mương máng, hệ thống thoát nước các thôn, xóm; tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước hợp vệ sinh. Thường xuyên giám sát công tác bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đến nay, 100% các chi hội nông dân xã đã phát động và triển khai mô hình “Cánh đồng không bao bì thuốc bảo vệ thực vật”. Thường xuyên tổ chức ra quân thu gom vỏ bao gói thuốc BVTV qua sử dụng và rác thải nhựa tại các đồng ruộng.Thấm nhuần truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, hằng năm,Đoàn xã Thiệu Trungđều tổ chức nhiều hoạt động tri ân, hướng về cội nguồn, nhằm bày tỏ lòng biết ơn với thế hệ cha anh đi trước đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vào dịp 27/7 háng năm, Đoàn xã tổ chức thắp nến tri ân, quét dọn vệ sinh quanh khu vực nghĩa trang, nhà bia tưởng niệm liệt sỹ.Phát huy bản chất và truyền thống tốt đẹp của người lính Cụ Hồ, thời gian qua, các hội viên Cựu chiến binh xã Thiệu Trung luôn tích cựctham gia các phong trào thi đua yêu nước do huyện Hội phát động và tích cực góp phần phát triền kinh tế - xã hội của xã. Nổi bật nhất là mô hình “Hàng cây Cựu Chiến binh tự quản”. Kết quả đã cóhàng ngàn cây cảnh được trồng hai bên các tuyến đường trong xã luôn xanh tươi, nở hoa rực rỡ, góp phần tạo cảnh quan xanh - sạch- đẹp cho quê hương.

Công an xã Thiệu Trung đã chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền xã có nhiều giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn an ninh trật tự; đã phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến trong công tác giữ gìn ANTT. Một trong những mô hình tiêu biểu nhất đó là mô hình“Camera giám sát đảm bảo ANTT”. Đến nay, xã đã lắp đặt và quản lý tổng số 20 mắt camera, được đặt tại các điểm nút giao thông chính, trụ sở UBND xã và tại nhà các hộ dân trên địa bàn, góp phần tích cực đảm bảo ANTT trên địa bàn, đồng thời nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và tệ nạn xã hội; công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra tình hình phức tạp về an ninh trật tự.

Để phong trào “tự quản” ở xã Thiệu Trung tiếp tục phát huy thời gian tới, bên cạnh sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền, rất cần sự chung tay, chung sức của các tổ chức trong hệ thống chính trị và mọi người dân. Phát huy thành tích kết quả đã đạt được thời gian qua, xã Thiệu Trung sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, làm tốt phong trào tự quản, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân, xây dựng thành công xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Nguyễn Thị Hà

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ XÂYDỰNG TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG, GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, THÔN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU

Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2021, phòng Tài nguyên và môi trường huyện đã tham mưu cho Ban chỉ đạo huyện có văn bản chỉ đạo điều hành về xây dựng tiêu chí cảnh quan môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên cơ sở bám sát bộ tiêu chí Quốc gia và các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Kết quả trong năm 2021, đã hoàn thành tiêu chí môi trường huyện nông thôn mới, 01 xã nông thôn mới nâng cao và 36 thôn nông thôn mới, 6 thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Đồng thời tham mưu cho Ban Chỉ đạo huyện hỗ trợ hóa chất xử lý môi trường tại các bãi rác, mua thùng đựng rác thải tại các xã dọc QL 45 và đường Kênh Nam, phát quang bụi rậm tại các trục đường Quốc lộ, tỉnh lộ, hợp đồng thu gom xử lý rác thải nguy hại trên đồng ruộng…

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được trên, việc thực hiện tiêu chí môi trường tại các xã trong huyện đang còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể:

- Công tác tuyên truyền, triển khai, hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường ở cấp xã hiệu quả còn thấp, chưa đến được người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hình thức tuyên truyền chưa hiệu quả, không thường xuyên.

- Công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại nhiều cơ sở, cơ quan, đơn vị đã được quan tâm và tổ chức thực hiện xong chất lượng chưa cao; nhiều khu dân cư trên địa bàn huyện chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; công tác kiểm tra, đôn đốc chưa được thường xuyên, ý thức của một bộ phận người dân về bảo vệ môi trường, đặc biệt là thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt chưa cao; tình trạng rác sinh hoạt, chất thải rắn ở một số xã còn xả bừa bãi; việc xây dựng các bể chứa vỏ bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu tại các cánh đồng đã triển khai, xong một số bể đã bị mất nắp, một số hệ thống cống rãnh, kênh mương chưa được nạo vét thường xuyên vv...

- Trong việc tổ chức thực hiện tiêu chí về môi trường, nhiều cơ sở còn xem nhẹ, chưa duy trì thường xuyên, mới tập trung quan tâm thực hiện trong thời điểm đăng ký về đích, chưa lôi cuốn được sự tham gia của cộng đồng; sau khi đã về đích NTM, nhiều xã đã không quan tâm duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải, chất thải lại tiếp tục xảy ra ở một số xã đã về đích NTM.

- Một số UBND xã tuy đã có sự quan tâm, cố gắng nhưng vẫn chưa vào cuộc quyết liệt; cá biệt còn một số cơ sở thờ ờ, buôn lõng, thiếu quan tâm chỉ đạo.

- Sự phối hợp giữa Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ, hiệu quả còn thấp.

- Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Để đạt tiêu chí cảnh quan môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và duy trì thường xuyên tiêu chí môi trường tại các xã đã về đích nông thôn mới, Ban Chỉ đạo Chương trình nông thôn mới huyện và Ban Chỉ đạo xã cần quan tâm thực hiện một số nội dung sau đây:

- Các xã tăng cường và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng nhân dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại địa phương nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ý thức tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất kinh doanh tại làng nghề, phát động phong trào về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức các hoạt động cụ thể về bảo vệ môi trường, đặc biệt là tổ chức thực hiện và duy trì tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn các xã, trồng hoa, cây xanh.

- Chỉ đạo các xã thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1988/2017/QĐ-UBND ngày 12/6/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về quy định vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Xây dựng kế hoạch nhiệm vụ cụ thể hàng năm để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm.

- UBND huyện, các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường.

- UBND các xã phải quan tâm hơn nữa và chỉ đạo thực hiện quyết liệt trong công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn; kiểm tra, rà soát cụ thể những nội dung chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt theo tiêu chí môi trường và phải xây dựng kế hoạch, có giải pháp khắc phục, hoàn thiện cụ thể để thực hiện.

- Trên cơ sở yêu cầu của chỉ tiêu tại bộ tiêu chí và các quyết định quy định tiêu chí, các văn bản chỉ đạo điều hành và hướng dẫn của các sở, ban, ngành và các phòng chuyên môn, các xã xây dựng lộ trình thực hiện để đạt hiệu quả theo quy định.

Lê Thế Ái

Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

ĐỂN THỜ BÌNH VƯƠNG DƯƠNG TAM KHA

Đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha, thuộc làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Theo tài liệu của TS Nguyễn Minh Tường cho biết: Dương Tam Kha còn gọi là Dương chủ tướng, là con trai của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, quê ở làng Dương Xá (tên Nôm là làng Giàng), huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hỏa. Dương Tam Kha nối tiếp sự nghiệp của Tiền Ngô Vương (Ngô Quyền 939 - 944) xưng Vương, sử cũ gọi là Dương Bình Vương, làm chủ nước ta trong khoảng thời gian 6 năm (945- 950)

Sau khi Dương Đình Nghệ mất, Dương Tam Kha đã tập hợp lực lượng, phối hợp với Ngô Quyền, trước khí thế mạnh mẽ của Ngô Quyền cùng với Dương Tam Kha, Kiều Công Tiễn vô cùng khiếp sợ đã cho người sang cầu cứu quân Nam Hán. Chớp lấy thời cơ, vua Nam Hán sai con trai là Hoàng Thao đưa thủy quân sang xâm lược nước ta. Chính vua Nam Hán cũng tự cầm quân đóng sát biên giới để sẵn sàng tiếp ứng. Ngô Quyền nghe tin đã tức tốc kéo quân ra Bắc và khi quân Nam Hán đang còn ngấp nghé ngoài bờ cõi, thì ông được nhân dân và quân sỹ ủng hộ hạ được thành Đại La, giết chết tên bán nước Kiều Công Tiễn, trừ mối họa bên trong, ổn định tình hình trong nước rồi gấp rút tổ chức kháng chiến.

Tháng 10 năm 938, Ngô Quyền cùng các danh tướng khác, như: Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Tất Tố, Dương Tam Kha (con trai của Dương Đình Nghệ) được giao chỉ huy một đạo quân đóng bên phía tả ngạn và Ngô Xương Ngập (con trai của Ngô Quyền) và Đỗ cảnh Thạc chỉ huy một đạo quân đóng bên hữu ngạn sông Bạch Đằng. Hai đạo quân này ém sẵn làm nhiệm vụ mai phục để phối hợp với thủy quân đánh vào hai bên sườn đường tiến của quân giặc và tiêu diệt chúng khi tháo chạy lên bờ. Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy một đạo thủy quân tinh nhuệ phục sẵn tại cửa sông Bạch Đằng để sẵn sàng phản công tiêu diệt quân giặc khi nước thủy triều rút xuống. Công việc chuẩn bị cho một trận đánh vừa hoàn tất, thì cũng là lúc đoàn chiến thuyền quân Nam Hán kéo đến, nước triều từ từ dâng, quân giặc ồ ạt kéo vào sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho một đội thuyền binh nhẹ do Ncuyễn Tất Tố chỉ huy làm nhiệm vụ nhử địch vào trận địa phục kích. Khi quân giặc tiến sâu vào trận địa cũng là lúc nước sông bắt đầu rút, Ngô Quyền chỉ huy đại quân từ ba phía (thủy bộ) đổ ra đánh. Quân Nam Hán không còn lối thoát, phía trước bị chặn đứng bởi các hàng cọc, phía sau và hai bên bờ sông bị quân ta tấn công dữ dội. Cả đoàn chiến thuyền giặc trong một thời gian giao chiến đã tan tành, hàng vạn quân giặc bị tiêu diệt, chủ tướng Hoàng Thao bị Dương Tam Kha chém chết tại trận. Chiến thắng Bạch Đằng đã mở ra một thời kỳ phát triển của quốc gia phong kiến độc lập tự chủ của dân tộc.

Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc và tự xưng Vương, đóng đô ở cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc, từ đó Dương Tam Kha càng dốc lòng giúp Ngô Quyền lập nghiệp. Năm 944, Ngô Quyền mắc bệnh nặng qua đời, trước khi mất có di chúc giao cho Dương Tam Kha giúp đỡ con mình, sau khi ông mất Dương Tam Kha đã tự xưng Vương lấy hiệu là Bình Vương để trị vì đất nước.

Năm 950, Bình Vương Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn (Thái Bình), Ngô Xương Văn trở về đánh úp Dương Tam Kha lấy lại nước, xưng là Nam Tấn Vương. Xét thấy Dương Tam Kha là một dũng tướng có nhiều công lao trong trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, phò tá Ngô Quyền lên ngôi vua, đối với mình lại có tình nghĩa phụ nên Nam Tấn Vương chỉ giáng Dương Tam Kha xuống làm Trương Dương Công và ban cho bổng lộc ở phía Nam thành cổ Loa, tại đây Dương Tam Kha đã dày công cải tạo vùng đất hoang hóa thành một vùng quê sầm uất, rộng lớn đặt tên là Chương Dương (nay là xã Chương Dương, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội), nhân dân nơi đây đã lập đền thờ suy tôn ông là thành hoàng làng, trong đền còn lưu giữ được cuốn thần phả và 30 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam

Thần tích tại đền cổ Lễ, tỉnh Nam Định có đoạn viết:Tam Kha công khiễn Dương Thục Phi, Dương Cát Lợi phạt mộc tam thiên châu tháp nhập lưu trung, lịch cận tam lý trường, đãi thủy trướng, tương quân khiêu chiến dẫn tặc việt quá thung trận, thủy thoái Ngô Quyền công suất chư tướng tự giang khẩu lực công. Tam Kha xuất bản quân đại bại.Nghĩa là:ông Tam Kha sai Dương Thục Phi, Dương Cát Lợi chặt 3000 cây gổ xuống dòng sông trên một khoảng dài 3 dặm (hơn 1,5km). Đợi đến lúc nước lên đem quân khêu chiến khiến giặc vượt qua bãi cọc, khi nước xuống Ngô Quyền đem quân từ cửa sông hết sức đánh tập hậu. Dương Tam Kha cho quân bản bộ dùng mũi tên dài ở hai bờ bắn xả vào quân giặc, chém được Hoằng Thao, làm cho quân Hán đại bại.

Để dấu tung tích nhằm tránh sự truy quét của các thế lực phong kiến nên ông đã di chuyển về Châu Ái (Thanh Hóa) xây dựng lực lượng, căn cứ vào địa hình để phòng thủ lâu dài. Ông đã dời về căn cứ Lỗ Mau, nay là làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, đây là địa hình phòng thủ có rất nhiều thuận lợi. Ngày nay tại xã Thiệu Long còn lại rất nhiều dấu tích về tên gọi như Đồng Kho (là nơi để kho lương); Đồng Bến là nơi đậu thuyền bè của thủy quân); Đồng Cầu (là nơi quân binh chấn giữ cầu qua sông Mạo Khê); Đồng Yên (là nơi tập trung chăn nuôi để cung cấp thực phẩm cho quân lính); Đồng Trại (là nơi đại quân đóng giữ)

Theo G.S Đinh Xuân Lâm:Tổng kết đánh giá cuộc đời của Dương Tam Kha, trước tiên phải xác nhận những công lao thành tích đóng góp của ông vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Thời kỳ dưới quyền Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ và Ngô Tương Quyền, với tư cách một vị tướng giỏi đã cùng cha và anh rể lần lượt diệt trừ xâm lược nhà Đường và nhà Nam Hán. Có thể nói rằng Bình vương Dương Tam Kha là một nhân vật lỗi lạc hồi thế kỷ X trong lịch sử nước ta. Ông là một tướng giỏi, một người cai trị dân và tổ chức nhân dân sản xuất có tài, ông xứng đáng có một vị trí cao quý trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đã đến lúc cần khôi phục lại vai trò của ông trong lịch sử dân tộc. Đó là mong muốn tha thiết của tôi đối với nhân vật lịch sử này.

Có thể nói, Bình vương Dương Tam Kha là một tướng của Ngô Quyền, người đã có công lớn trong trận chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Bình Vương là người cai quản đất nước, giữ vững bờ cõi đất nước và ổn định đất nước trong 6 năm, thật xứng là một nhân vật lịch sử lớn có tầm cỡ trong lịch sử Việt Nam.

Đền thờ được xây dựng sau khi cụ qua đời, song do thời gian, biến cố của lịch sử, năm 2010, con, cháu dòng họ Dương và nhân dân làng Thành Đạt, xã, Thiệu Long đã phục dựng lại nơi tưởng niệm Bình Vương làm nơi cúng giỗ cụ cùng các vị tiên hiền dòng họ Dương vào các ngày lễ tết trong năm, đây là nét đẹp truyền thống tiêu biểu của dòng họ Dương làng Thành Đạt, cũng như họ Dương cả nước.

Trần Ngọc Tùng

Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung

TỰ HÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM

Tự hào Phụ nữ Việt Nam,

Chuyên tâm việc Nước,việc nhà đảm đang.

Xứng danh với tám chữ vàng,

Bác Hồ khen tặng vẻ vang rạng ngời.

“Anh hùng bất khuất” bao đời,

“Đảm đang” “trung hậu” đó lời Bác trao.

Thật là hạnh phúc tự hào,

Việt Nam ta có biết bao Anh hùng.

Những người Phụ Nữ kiên trung,

Mưa bom lửa đạn bão bùng xong pha.

Hy sinh vì Đất nước nhà,

Mỗi người làmột bông hoa dâng đời!

Ban Biên tập

2.jpg

Từ khóa bài viết:

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT